Khái quát về vị trí địa lý, kinh tế xã hội và GD&ĐT của huyện Kim

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác xã hội hóa giáo dục tại các trung tâm học tập cộng đồng của huyện kim bảng, tỉnh hà nam (Trang 47)

2.1. Khái quát về vị trí địa lý, kinh tế - xã hội và GD&ĐT của huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam Bảng, tỉnh Hà Nam

2.1.1. Vị trí địa lý.

Huyện Kim Bảng là huyện nằm ở phía tây bắc thuộc tỉnh Hà Nam, Việt Nam. Huyện có diện tích:18.487,2 ha

Huyện Kim bảng gồm 2 thị trấn:Ba Sao và Thị trấn Quế (huyện lị) cùng với 16 xã: Đồng Hóa, Đại Cương, Lê Hồ, Hoàng Tây, Khả Phong, Ngọc Sơn, Liên Sơn, Nhật Tân, Nguyễn Úy, Tân Sơn, Nhật Tựu, Thi Sơn, Thanh Sơn, Tượng Lĩnh, Thụy Lôi, Văn Xá.

Huyện Kim Bảng cách Hà Nội khoảng 60 km, phía bắc Kim Bảng giáp với các huyện Ứng Hồ, Mỹ Đức, Hà Nội, phía tây Kim Bảng giáp với huyện Lạc Thủy tỉnh Hịa Bình, phía đơng Kim Bảng giáp với huyện Duy Tiên và tp Phủ Lý, phía nam Kim Bảng giáp với huyện Thanh Liêm.

2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội

Huyện Kim Bảng đang trong quá trình thực hiện chuyển địch cơ cấu kinh tế nhưng nông nghiệp - thủy sản vẫn có vai trị quan trọng, liên quan đến đời sống kinh tế của hơn 70% dân số toàn huyện.

Tốc độ phát triển giá trị sản xuất nông nghiệp hàng năm đạt 25 - 27 triệu đồng/ha, năng suất lúa bình quân đạt 104 tạ/ha. Cây chủ đạo trong sản xuất nông nghiệp vẫn là cây lúa với sản lượng ngày càng tăng, đảm bảo bình quân lương thực hơn 500 kg/năm. Ngoài ra, huyện đã chuyển một phần ruộng năng suất thấp và một số ao hồ sang sản xuất đa canh như nuôi trồng thủy sản (cá chim trắng, tôm càng xanh), kết hợp cấy lúa và trồng cây ăn quả, chăn nuôi gia cầm. Năm 2002, diện tích đất chuyển dịch đạt 262 ha. Đến nay đã có

115 hộ xây dựng được mơ hình trang trại, giá trị hàng hóa đạt 40 triệu đồng/ hộ/năm./

Mặc dù Hà Nam có 8 khu cơng nghiệp tập trung, nhưng huyện Kim Bảng khơng có KCN nào. Trong khi đó tỉnh Hà Nam đã và đang xây dựng 5 cụm công nghiệp - tiểu thủ cơng nghiệp thì huyện Kim Bảng có 1. Đó là Cụm cơng nghiệp Biên Hịa nằm dọc quốc lộ 21B có diện tích 8 ha. Ngồi ra Kim Bảng cịn có Cụm tiểu, thủ cơng nghiệp tại xã Nhật Tân có diện tích 17 ha gắn với nghề dệt, chế biến gỗ. Đây là 1 trong 4 cụm tiểu thủ công nghiệp của huyện Kim Bảng.

Hệ thống các làng nghề trong huyện cũng đa dạng.

Ngoài nhà máy xi măng Bút Sơn do Doanh nghiệp nhà nước quản lý. Dựa vào nguồn Tài ngun khống sản hiện có cho phép Kim Bảng tập trung khai thác và chế biến trên quy mơ cơng nghiệp khai khống. Với trữ lượng đá vơi có khoảng 162 triệu tấn, tập trung ở các mỏ Hồng Sơn và Bút Phong, là nguồn nguyên liệu dồi dào cho sản xuất xi măng và vật liệu xây dựng. Ngồi ra, ở Tân Sơn, Thanh Sơn cịn có mỏ đơlơmit, trữ lượng gần 100 triệu tấn. Ở Ba Sao có vùng than bùn với diện tích 2 km2 nằm dưới lớp sét dày 0,5 - 1,5m, mỏ sét Trầm Tích trữ lượng hơn 30 triệu m3, nguồn nước khoáng lạnh và vàng cám.

Mặc dù tỉnh Hà Nam có tới 163 làng nghề, trong đó có 30 làng nghề truyền thống, 22 làng nghề TTCN và 111 làng có nghề TTCN (Theo số liệu thống kê của Sở Công Thương tỉnh, Hà Nam), nhưng tại huyện Kim Bảng chỉ có 4 cụm CN – TTCN, số làng nghề khơng nhiều chỉ có khoảng 12 làng nghề và có nghề Tiểu thủ cơng nghiệp. Nơi nổi tiếng nhất huyện là làng đa nghề Nhật Tân.

Sản xuất gạch, đá, xi măng và khai thác đôlômit ở khu vực Tân Sơn – Tượng Lĩnh. Phát triển các ngành nghề, làng nghề tiểu thủ công nghiệp như làm gốm và gốm mỹ nghệ ở Thị Trấn Quế, gỗ – mây tre đan ở Ngọc Động

(Hồng Đơng), Hồng Tây, làm đồ sừng (Đơ Hai), dũa cưa (Đại Phu) và các nghề chế biến lương thực thực phẩm khác.

Tồn huyện có 16 chợ và và nhiều điểm kinh doanh thương mại với chủng loại hàng hóa phong phú, giá cả ổn định. Các chợ phiên nổi tiếng trong huyện là: chợ: Quế - ngày năm ngày mười, Chợ Sàng – ngày ba ngày bảy,. Kim Bảng có nhiều tiềm năng để phát triển các loại hình du lịch sinh thái, thám hiểm hang động, lễ hội... với tài nguyên du lịch tương đối độc đáo đa dạng, trong đó nổi bật là hệ thống hang động như Ngũ Động Sơn, Cô Đôi, động Thuỷ, động Bà Lê Chân, hồ Tam Trúc, cụm du lịch Đền Trúc - Ngũ Động Thi Sơn và tuyến du lịch trên sông Đáy... Ngồi ra cịn có chùa bà Đanh, núi Ngọc, đền thờ bà Lê Chân và đi tích lịch sử văn hóa Núi Cấm với nhiều huyền thoại hấp dẫn. Tỉnh Hà Nam xác định khu du lịch dịch vụ Tam Chúc – Ba Sao là điểm nhấn của trục văn hóa tâm linh: Chùa Hương Tích (Hà Nội) - Tam Chúc- Ba Sao (Kim Bảng Hà Nam) - Tam Cốc- Bích Động và Bái Đính - Hoa Lư (Ninh Bình ).

Trong xây dựng nông thôn mới, Kim Bảng sẽ tập trung huy động nguồn nội lực để xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội, trong đó ưu tiên đầu tư các cơng trình phục vụ trực tiếp cho sản xuất và đời sống dân sinh như: Kiên cố hố kênh mương nội đồng, cơng trình điện, nước sạch tập trung, hệ thống thoát nước, điểm thu gom xử lý rác thải và đường giao thơng thơn xóm. Tiếp tục nâng cao chất lượng cuộc vận động xây dựng đời sống văn hoá cơ sở, trọng tâm là xây dựng gia đình, làng xóm, đơn vị văn hố.

Kim Bảng là một huyện giầu truyền thống cách mạng và truyền thống hiếu học; Huyện Kim Bảng đang dịch chuyển cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển tiểu thủ công nghiệp và làng nghề, chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp và nông thôn, thực hiện đề án xây dựng kết cấu hạ tầng nơng nghiệp nơng thơn theo tiêu chí nơng thơn mới. Đây là một điều kiện thuận lợi để phát triển sự nghiệp giáo dục của địa phương.

2.1.3. Về Giáo dục và Đào tạo

Tính đến thời điểm tháng 11/2015 tồn huyện có 77 trường học, trong đó: Giáo dục mầm non có tổng số 18 trường; giáo dục tiểu học 18 trường; giáo dục THCS 18 trường ; giáo dục THPT 4 trường ; 01 Trung tâm GDTX; 18 TTHTCĐ ở các xã, thị trấn. Tỷ lệ trẻ trong độ tuổi nhà trẻ được huy động ra lớp đạt trên 37%, 100% số trẻ trong độ tuổi mẫu giáo được huy động ra lớp. Chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ được nâng lên, Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân và thể thấp còi đều giảm, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân còn 5,47 %, mẫu giáo còn 5,34; tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thể thấp còi ở nhà trẻ còn 5,9%, mẫu giáo còn 5,92%. Chất lượng học tập của học sinh Tiểu học và THCS được củng cố duy trì vững chắc. Học sinh tiếp thu kiến thức chủ động, sáng tạo nhờ phát huy tích cực phương pháp dạy học theo hướng đổi mới PPDH và kiểm tra đánh giá. Kết quả giáo dục tiểu học: Đánh giá về mức độ hình thành và phát triển năng lực: Loại đạt chiếm 99,79%; loại chưa đạt còn 0,21%; đánh giá về mức độ hình thành và phát triển phẩm chất: loại đạt chiếm 99,92%; loại chưa đạt còn 0,08 %; số học sinh được khen thưởng: 5241/9656 học sinh = 54,27%; số học sinh hồn thành chương trình lớp học có 9616/9656 học sinh đạt 99,59%. Bậc học THCS: Xếp loại học lực khá, giỏi đạt 60,86%. Tốt nghiệp THCS đỗ 98,94% (trong đó đỗ loại khá giỏi đạt 61,01%).

Bảng 2.1. Quy mô và mạng lưới trường, lớp trên địa bàn huyện Kim Bảng

STT Năm học MN Tiểu học THCS GDTX (1) (2) (1) (2) (1) (2) (1) (2) 1 2012-2013 18 8105 18 10146 18 7911 1 315 2 2013-2014 18 7629 18 9599 18 7433 1 323 3 2014-2015 18 7627 18 9657 18 7618 1 306 4 2015-2016 18 8250 18 9781 18 7579 1 289 Ghi chú: (1): Trƣờng; (2): Học sinh

2.2. Khái quát về hoạt động tại các Trung tâm học tập cộng đồng trên địa bàn huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam

2.2.1. Quá trình hình thành và phát triển các TTHTCĐ tại huyện Kim Bảng tỉnh Hà Nam

Xây dựng và phát triển các trung tâm học tập cộng đồng là một chủ trương lớn của Đảng và nhà nước ta, nhằm xây dựng xã hội học tập từ cơ sở. Thủ tướng chính phủ đã phê duyệt "Kế hoạch hành động quốc gia giáo dục cho mọi người giai đoạn 2003 - 2015" và phê duyệt đề án "Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2005 - 2010" trong đó đề ra kế hoạch quốc gia đến năm 2010 đạt tỷ lệ trên 80% và vào năm 2015 có 100% số xã, phường, thị trấn có trung tâm học tập cộng đồng. Đặc biệt Luật giáo dục 2005 đã quy định Trung tâm học tập cộng đồng là cơ sở giáo dục thường xuyên của hệ thống giáo dục quốc dân.

Quán triệt những nội dung trong Công văn số 2016/BGDĐT-GDTX ngày 18/3/2005 của Bộ GDĐT về việc dự thảo Quy chế tạm thời tổ chức và hoạt động của TTHTCĐ; Kế hoạch số 152KH-SGDĐT-GDTX ngày 15/10/2010 về việc phát triển TTHTCĐ xã, phường, thị trấn tỉnh Hà Nam từ năm 2010 – 2015; Chỉ đạo Thường trực huyện ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân huyện, Phòng Giáo dục và Đào tạo đã phối hợp với UBND các xã, thị trấn tham mưu UBND huyện xây dựng và phát triển các TTHTCĐ, kết quả:

Tính đến thời điểm tháng 5.2012, tồn huyện có 12 xã, thị trấn thành lập được TTHTCĐ; đến nay, 100% xã, thị trấn trong huyện đã thành lập được TTHTCĐ.

Số lượng các trung tâm học tập cộng đồng ở huyện Kim Bảng đã tăng lên đáng kể. Các trung tâm này đã đóng góp đáng kể vào sự nghiệp giáo dục ở cấp cơ sở, tạo cơ hội cho việc học thường xuyên, học suốt đời cho người dân và là tiền đề cho việc hình thành một xã hội học tập.

Bảng 2.2. Số trung tâm học tập cộng đồng phát triển qua các năm (từ năm 2012 - 2016)

Năm 2012 2013 2014 2015 2016

Số trung tâm học tập cộng đồng 12 15 17 18 18 Tỷ lệ % số xã có TTHTCĐ 66.67 83.33 94.44 100 100 Số người dân tham gia học tập 11.231 19.365 23.965 58.720 63.973

2.2.2. Cơ chế và mục tiêu hoạt động của các TTHTCĐ

Thực hiện chủ trương “đẩy mạnh xây dựng xã hội học tập, tạo cơ hội và điều kiện cho mọi công dân được học tập suốt đời”, những năm qua, tỉnh Hà Nam đã thực hiện đa dạng hóa các loại hình học tập, trong đó có nhiệm vụ thành lập và duy trì hiệu quả hoạt động của các trung tâm học tập cộng đồng, một cơ sở giáo dục thường xuyên được tổ chức tại xã, phường, thị trấn.

Ngay sau chủ trương của Đảng, Nhà nước về phát triển bền vững và nhân rộng mơ hình trung tâm học tập cộng đồng tại các địa bàn xã, phường, thị trấn trong cả nước nhằm thực hiện các chương trình xóa mù chữ, giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ và các chương trình giáo dục đáp ứng yêu cầu của người học trong cộng đồng dân cư, năm 2006, Huyện Kim Bảng - tỉnh Hà Nam đã xây dựng và triển khai “Đề án thành lập trung tâm học tập cộng đồng xã, phường, thị trấn”.

Từ đó đến nay, đi đơi với việc tun truyền sâu rộng, thường xuyên về mục đích, ý nghĩa và nội dung của phong trào xã hội học tập để mọi người dân, cơ quan, đơn vị nhận thức rõ, đồng tình, ủng hộ và có trách nhiệm tham gia, cấp ủy, chính quyền các cấp đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo việc tổ chức thành lập và duy trì, nâng cao chất lượng hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng. Đến nay, 100% xã trên địa bàn huyện đã thành lập trung tâm học tập cộng đồng, có trụ sở đặt tại ủy ban nhân dân xã. Tuy nhiên, các TTHTCĐ khơng được cấp kinh phí để hoạt động. Vì vậy, hàng năm các TTHTCĐ đã

huy động thêm nguồn kinh phí từ các chương trình khuyến nơng, khuyến công, các dự án, đề tài, cơ sở kinh doanh, sản xuất... để phục vụ hoạt động giảng dạy, học tập. Trong quá trình hoạt động, tuy cịn gặp nhiều khó khăn về kinh phí, cơ sở vật chất còn nghèo nàn, song, dưới sự chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp, sự phối hợp trách nhiệm của các ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức xã hội và tầng lớp nhân dân sở tại, các Trung tâm học tập cộng đồng đã phát huy tốt vai trị “nhà trường nhân dân”, góp phần tích cực vào việc xây dựng xã hội học tập, thực hiện các nhiệm vụ chính trị của địa phương…

Để thực hiện có hiệu quả cơng tác, hằng năm, bám sát vào nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương, vào nhu cầu học tập thực tế của người dân, ban giám đốc các Trung tâm học tập cộng đồng đã chủ động phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể địa phương xây dựng và triển khai kế hoạch cụ thể theo từng tháng, quý. Đồng thời, đã chủ động, tích cực đổi mới phương thức hoạt động, đa dạng hóa nội dung, chương trình giáo dục với mục tiêu tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người ở mọi lứa tuổi được học tập thường xuyên, học tập suốt đời.

Thời gian qua, các Trung tâm học tập cộng đồng ở huyện Kim Bảng tổ chức được 612 chuyên đề, thu hút gần 28.000 lượt người tham gia; Ngoài trọng tâm tuyên truyền, phổ biến, giáo dục nhằm nâng cao hiểu biết, ý thức chấp hành những chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, những quy định của tỉnh, của địa phương, các trung tâm học tập cộng đồng còn tập trung vào bồi dưỡng, phổ biến những kiến thức, ứng dụng khoa học, kỹ thuật trong sản xuất và cuộc sống phù hợp với nhu cầu “cần gì học nấy” của nhân dân trong từng xã. Đây thực sự là những nội dung học tập thiết thực, góp phần xố đói giảm nghèo, tăng năng suất lao động, giải quyết việc làm cho nhân dân.

Tuy nhiên, hoạt động của mơ hình trung tâm học tập cộng đồng còn tồn tại một số hạn chế. Cấp ủy đảng, chính quyền một số địa phương chưa quan tâm

chỉ đạo và đầu tư đúng mức cho công tác này. Một số trung tâm học tâm học tập cộng đồng chưa được đầu tư đầy đủ về cơ sở vật chất, kinh phí hoạt động khơng có cho nên khơng chủ động được. Sự phối hợp với các ban, ngành, đồn thể địa phương cịn thiếu chặt chẽ. Một số nội dung học tập chưa thực sự xuất phát từ nhu cầu thực tế của nhân dân, hình thức học tập chưa đa dạng nên chưa thu hút đông đảo nhân dân tham gia học tập thường xuyên.

2.2.3. Cơ cấu đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên tại các TTHTCĐ

2.2.3.1. Số lượng

Thực hiện Quy chế tổ chức và hoạt động của TTHTCĐ tại xã, phường, thị trấn ban hành kèm theo Quyết định số 09/2008/QĐ-BGDĐT ngày 24/03/2008, các TTHTCĐ trên địa bàn huyện Kim Bảng đều có đội ngũ CBQL đảm bảo theo cơ cấu là 3 người trong ban giám đốc, họ đều là cán bộ, công chức, viên chức công tác trên địa bàn các xã, thị trấn và được bố trí như sau:

- Giám đốc TTHTCĐ: có 17 đồng chí là Phó Chủ tịch UBND phụ trách khối văn hoá - xã hội của các xã, thị trấn, có 1 đồng chí là Chủ tịch UBND xã. Với cương vị trong cấp ủy Đảng và là thường trực UBND, nên các cán bộ này là những người đầu tiên được tiếp thu những chủ trương, nghị quyết của Đảng, hệ thống các văn bản chỉ đạo, chính điều này đã giúp giám đốc TTHTCĐ chủ động trong việc xây dựng kế hoạch và thuận lợi trong công tác quản lý và điều hành TTHTCĐ.

- Phó giám đốc phụ trách chuyên mơn: có 18 đồng chí là hiệu trưởng của trường THCS trên địa bàn xã, thị trấn. Họ là người tham mưu cho giám đốc TTHTCĐ trong công tác chỉ đạo, xây dựng kế hoạch, tổ chức hoạt động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác xã hội hóa giáo dục tại các trung tâm học tập cộng đồng của huyện kim bảng, tỉnh hà nam (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)