1.3.1. Vị trí của Trung tâm học tập cộng đồng
TTHTCĐ là cơ sở giáo dục thường xuyên trong hệ thống giáo dục quốc dân, là trung tâm học tập tự chủ của cộng đồng cấp xã, có sự quản lý, hỗ trợ của Nhà nước; đồng thời phát huy mạnh mẽ sự tham gia, đóng góp của nhân dân trong cộng đồng dân cư để xây dựng và phát triển các trung tâm theo cơ chế Nhà nước và nhân dân cùng làm.
TTHTCĐ có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng. Mỗi TTHTCĐ đều có Giám đốc, hai phó giám đốc, có thư ký, kế toán, thủ quỹ...[4,tr 2]
Sơ đồ 1.1. Hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam. 4. GIÁO DỤC ĐẠI HỌC GIÁO DỤC THƢỜNG XUYÊN 2. GD PHỔ THÔNG 3. GD NGHỀ NGHIỆP 1. GIÁO DỤC MẦM NON Trung học phổ thông (3 năm) Trung cấp chuyên nghiệp (1-4 năm) Tiểu học (5 năm) Trung học cơ sở (4 năm) Đại học (4-6 năm) Cao đẳng (2-3 năm) Thạc sĩ (1-2 năm) Tiến sĩ (2-4 năm) Trung cấp nghề (1-3 năm) Sơ cấp nghề (< 1 năm) Nhà trẻ (3 năm) Mẫu giáo (3 năm)
1.3.2. Chức năng của Trung tâm học tập cộng đồng
Hoạt động của TTHTCĐ nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người ở mọi lứa tuổi được học tập thường xuyên, học tập suốt đời; được phổ biến kiến thức và sáng kiến kinh nghiệm trong sản xuất và cuộc sống góp phần xóa đói, giảm nghèo, tăng năng suất lao động, giải quyết việc làm; nâng cao chất lượng cuộc sống của từng người dân và cả cộng đồng; là nơi thực hiện việc phổ biến chủ trương, chính sách, pháp luật đến với mọi người dân [4, tr2]. Cụ thể:
1.3.2.1. Chức năng giáo dục và huấn luyện
- Nhằm tạo cơ hội học tập cho mọi người trong cộng đồng, nhất là người lao động, những người thiệt thòi trong cuộc sống như: nghèo đói, ở vùng cao, vùng sâu, biên giới hải đảo, người khơng có điều kiện đi học vv... khi có số liệu khảo sát nhu cầu học tập của nhân dân, TTHTCĐ xây dựng kế hoạch, chương trình học tập phù hợp với người học thông qua những chương trình sau:
- Xố mù chữ cho thanh niên và người lớn. - Các lớp học tình thương cho trẻ em thất học. - Các chương trình sau xố mù chữ.
- Các chương trình tương đương (giáo dục bổ túc Tểu học, Trung học cơ sở).
- Các chương trình tạo thu nhập (dạy nghề ngắn hạn, tập huấn về kỹ thuật, chuyển giao công nghệ…).
- Các chương trình nâng cao chất lượng cuộc sống (chuyên đề về sức khoẻ, dinh dưỡng, dân số - kế hoạch hố gia đình, bảo vệ mơi trường, phịng chống tệ nạn xã hội, pháp luật…).
- Các chương trình đáp ứng sở thích cá nhân (nấu ăn, cắm hoa, thêu, vẽ…). - Các chương trình chuẩn bị cho tương lai (ngoại ngữ, tin học…).
Để thực hiện hiệu quả những chương trình trên và phát huy chức năng giáo dục và huấn luyện thì việc phối hợp trong giáo dục là rất cần thiết, vì
TTHTCĐ khơng thể có tất cả những giáo viên có chuyên ngành trên để giảng dạy cho học viên. Do đó TTHTCĐ ln phải phối hợp với Đồn thanh niên, Hội phụ nữ, cán bộ khuyến nông v.v..để tiến hành các bài giảng, các chuyên đề khoa học và cơng nghệ v.v…đáp ứng nhu cầu “cần gì học nấy” của nhân dân.
1.3.2.2. Chức năng thơng tin và tư vấn
Nhu cầu thông tin và cách thức thu thập, tìm kiếm thơng tin của nhân dân là rất đa dạng. Tuy nhiên, để cung ứng thông tin, giới thiệu nguồn tin, cách thức tiếp cận với thông tin thường phải dựa vào đội ngũ làm công tác văn hoá, khoa học, kỹ thuật ở địa phương hoặc nhờ sự giúp đỡ của những chuyên gia am tường về mỗi lĩnh vực cụ thể. Những vấn đề mà người dân thường cần được trung tâm tư vấn là bảo vệ sức khoẻ, chữa bệnh, cách dùng thuốc, tìm kiếm việc làm, giá cả thị trường, tín dụng, hơn nhân - gia đình, chăn ni, trồng trọt...thơng qua các hình thức như:
- Thơng báo qua các hoạt động tập thể;
- Sử dụng hệ thống truyền thanh của các xóm, thơn, tiểu khu và các xã, thị trấn;
- Thông báo trên bảng tin ở TTHTCĐ, nhà văn hóa , thơn, bản, tiểu khu,…
1.3.2.3. Chức năng phát triển cộng đồng
Thực hiện chức năng này, TTHTCĐ tổ chức các hoạt động như: chiếu phim, biểu diễn văn nghệ, ca nhạc, thể dục thể thao,...; các buổi nói chuyện về chính sách pháp luật mới,...
TTHTCĐ hỗ trợ các chương trình, dự án triển khai tại địa phương: chương trình xố đói giảm nghèo, dự án cho vay vốn với lãi suất thấp để sản xuất nhỏ; chương trình tiêm chủng mở rộng; chương trình dân số kế hoạch hố gia đình; chương trình khuyến nông, chuyển đổi cơ cấu vật nuôi cây trồng; chương trình xây dựng quỹ khuyến học của xã, phường, chương trình chống suy dinh dưỡng, chương trình tiêm chủng dự phòng…
Để TTHTCĐ phát huy được chức năng, vai trị thì nhân tố cơ bản là cần có sự phối hợp và sự liên kết hoặc phối hợp giữa trung tâm với các phịng, ban, đồn thể và các lực lượng xã hội khác liên quan. Chỉ có như vậy, TTHTCĐ mới tranh thủ được tối đa sự hỗ trợ của xã hội, đồng thời tránh được những nội dung chồng chéo trong triển khai tổ chức các hoạt động tại TTHTCĐ. Một số nội dung liên kết, phối hợp là:
- Phối hợp với Hội khuyến học, Phòng Giáo dục và Đào tạo trong điều tra, phân tích, đánh giá nhu cầu học tập của nhân dân và tổ chức các nội dung học tập;
- Khuyến khích sự vào cuộc của các tổ chức chính trị xã hội vào giám sát, theo dõi công tác tổ chức, quản lý các hoạt động của trung tâm;
- Liên kết giữa TTHTCĐ ở địa phương này với TTHTCĐ, TTGDTX ở địa phương khác triển khai thực hiện nhiệm vụ và rút kinh nghiệm tổ chức hoạt động;…
1.3.3. Nhiệm vụ của Trung tâm học tập cộng đồng
Tổ chức thực hiện có hiệu quả cơng tác xóa mù chữ và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ, củng cố chất lượng phổ cập giáo dục; tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức nhằm mở rộng hiểu biết, nâng cao nhận thức và cải thiện chất lượng cuộc sống của nhân dân trong cộng đồng; phối hợp triển khai các chương trình khuyến cơng, khuyến nơng, khuyến ngư và các dự án, chương trình tại địa phương.[4, tr 3]
Tổ chức các hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, đọc sách báo, tư vấn khuyến học, giáo dục cho con em nhân dân tại địa phương, phòng chống tệ nạn xã hội.
Điều tra nhu cầu học tập của cộng đồng, xây dựng nội dung và hình thức học tập phù hợp với điều kiện cụ thể của từng nhóm đối tượng.
Quản lý tài chính, cơ sở vật chất, trang thiết bị của trung tâm theo quy định của pháp luật.
1.4. Một số vấn đề lý luận về cơng tác xã hội hóa giáo dục tại các Trung tâm học tập cộng đồng
1.4.1. Bản chất của công tác XHHGD tại các TTHTCĐ
Bản chất của xã hội hố giáo dục các TTHTCĐ là lơi cuốn mọi lực lượng xã hội vào sự nghiệp phát triển các TTHTCĐ để thực hiện xây dựng một xã hội học tập tạo điều kiện cho mọi người dân có cơ hội được học tập suốt đời. Xã hội hoá giáo dục các TTHTCĐ cũng phản ánh bản chất của luận đề “Giáo dục cho tất cả mọi người; tất cả cho sự nghiệp giáo dục” (Education for- All for Education) viết tắt là EFA – AEF .
Xã hội hoá giáo dục các TTHTCĐ là huy động mọi lực lượng xã hội cùng tham gia vào sự phát triển các TTHTCĐ, dưới sự quản lý thống nhất của Nhà nước. Cần huy động và tạo điều kiện để cộng đồng tham gia vào các hoạt động của TTHTCĐ. TTHTCĐ phải đáp ứng được nhu cầu của xã hội, cộng đồng, đảm bảo mọi người dân phải được học tập bằng nhiều hình thức giáo dục khác nhau, được hưởng thụ các dịch vụ giáo dục và được tham gia vào quá trình quản lý giáo dục tại các TTHTCĐ.
1.4.2. Vai trị của cơng tác Xã hội hóa giáo dục tại các Trung tâm học tập cộng đồng
- Xã hội hoá giáo dục các TTHTCĐ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục các TTHTCĐ. Nhờ có sự cộng đồng trách nhiệm của các ngành, các cấp, đặc biệt là sự quan tâm chăm lo cho GD&ĐT của mỗi người dân, mỗi gia đình, của các nhà giáo nên chất lượng GD&ĐT có những chuyển biến rõ nét. Chất lượng giáo dục phổ thông không ngừng được nâng cao. Giáo dục đại trà có chuyển biến rõ nét, giáo dục mũi nhọn tiếp tục được khẳng định.
- Xã hội hố giáo dục góp phần quan trọng trong việc xây dựng các điều kiện phát triển giáo dục tại các TTHTCĐ.
+ Đội ngũ cán bộ giáo viên được xây dựng, củng cố, tăng cường theo hướng đủ về số lượng, cơ cấu hợp lý, ổn định theo vùng, nâng cao chất lượng. Trình độ chun mơn nghiệp vụ, tư tưởng chính trị của giáo viên được nâng lên. Cơ cấu đội ngũ giáo viên được khắc phục và có đủ giáo viên, chất lượng đáp ứng yêu cầu đối với các ngành học, cấp học.
+ Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học được củng cố, tăng cường đầu tư theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá từ nhiều nguồn vốn khác nhau. Quan
tâm, chú trọng xây dựng các phịng chức năng, phịng thư viện, thí nghiệm, phịng làm việc hội đồng; tiếp tục triển khai thực hiện đề án kiên cố hoá trường lớp học.
- Xã hội hoá giáo dục các TTHTCĐ sẽ tạo ra sự công bằng, dân chủ trong hưởng thụ và trách nhiệm xây dựng, phát triển các TTHTCĐ. Một trong những lí do khiến TTHTCĐ chưa hoạt động có hiệu quả trong thời gian qua là thiếu kinh phí, thiếu nguồn nhân lực có chất lượng…. Để khắc phục tình trạng trên thì một trong các giải pháp có tính khả thi cao nhất là phải tăng cường công tác XHHGD nhiều hơn nữa. Thực hiện XHHGD nhằm hai mục tiêu lớn: Phát huy tiềm năng trí tuệ, vật chất trong nhân dân, huy động toàn xã hội chăm lo sự nghiệp giáo dục; tạo điều kiện để toàn xã hội, đặc biệt là các đối tượng chính sách, người nghèo được hưởng thụ thành quả giáo dục ở mức độ ngày càng cao.
1.4.3. Một số nguyên tắc quản lý cơng tác XHHGD tại các TTHTCĐ
Trong q trình huy động các nhóm đối tượng thực hiện hiệu quả cơng tác xã hội hóa giáo dục cần thực hiện tốt chín nguyên tắc huy động cộng đồng tham gia xây dựng giáo dục gồm:
Lợi ích: Mỗi hoạt động hợp tác, phối hợp đều phải xuất phát từ nhu cầu
và lợi ích của cả hai phía: nhà trường và cộng đồng, mỗi bên tham gia đều cần tìm thấy lợi ích chung của cá nhân, tập thể cũng như của cả dân tộc.
Chức năng nhiệm vụ: Nhà trường cũng như các lực lượng xã hội, các tổ
chức,... đều có những chức năng và trách nhiệm riêng. Để khai thác, phát huy, khuyến khích họ tham gia vào một hoạt động nào đó thì phải phát hiện và nhằm đúng chức năng, rách nhiệm của đối tác. Thí dụ: Đối với cấp ủy và chính quyền địa phương thì nội dung huy động phải là chủ trương, văn bản chỉ đạo, hoặc đất xây dựng,...
Dân chủ: tạo mơi trường cơng khai, bình đẳng để cộng đồng hiểu đúng
về giáo dục và nhà trường hơn, đồng thời góp phần thực hiện nguyên tắc “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” các hoạt động XHHGD để mối quan hệ
giữa nhà trường, gia đình và xã hội phát triển tồn diện và mang lại hiệu quả thiết thực.
Luật pháp: XHHGD phải tuân thủ pháp luật Nhà nước, có nghĩa là cần
dựa trên cơ sở pháp lý. Ngược lại, các cơ quan đoàn thể, các tổ chức xã hội,... cũng cần có những cơ sở pháp lý để triển khai cũng như để tham gia huy động nguồn lực cho giáo dục.
Phù hợp và thích ứng: Cán bộ quản lý giáo dục phải biết lựa chọn thời
gian thích hợp nhất để đưa ra một chủ trương XHHGD. Tuy nhiên, để thực hiện nguyên tắc này là phải xây dựng cho được kế hoạch cụ thể và kế hoạch mang tính định hướng.
Truyền thống, tình cảm: là sự khơi dậy và phát huy truyền thống hiếu
học, tôn trọng đạo lý, đề cao sự học, đề cao giá trị của học vấn... của mỗi gia tộc, dòng họ; niềm tin của cá nhân vào sự nghiệp phát triển chung của giáo dục, của từng nhà trường để có thể huy động nhiều nguồn lực khác nhau chăm lo cho sự nghiệp giáo dục đào tạo.
Kết hợp ngành - lãnh thổ: cần có sự phối hợp nhịp nhàng giữa địa
phương và ngành giáo dục, “nhà trường gắn liền với xã hội”.
Giao tiếp: Có hai con đường giao tiếp đó là con đường chính thức (các
văn bản, công văn, đề nghị...) và con đường khơng chính thức (thơng qua nguyên tắc truyền thống và tình cảm).
Kế hoạch hóa: kế hoạch hóa là một trong bốn chức năng quản lý và là
một chức năng mang tính chủ đạo trong quá trình quản lý của người Hiệu trưởng. Kế hoạch XHHGD được xây dựng trên một số yếu tố sau: Mục tiêu của việc huy động xã hội; xác định đối tượng huy động; Kết quả dự kiến đối với từng đối tượng; thời gian thích hợp nhất; Nguyên tắc ưu tiên để sử dụng trong quá trình triển khai thực hiện HĐCĐ; Sự phân công một số thành viên trong chủ thể huy động; Chi tiết hóa kế hoạch và hệ thống giải pháp cụ thể.
1.5. Nội dung quản lý cơng tác xã hội hóa giáo dục tại các Trung tâm học tập cộng đồng tập cộng đồng
Nội dung quản lý cơng tác xã hội hóa giáo dục tại Trung tâm học tập cộng đồng theo quan điểm quản lý, thực chất là thực hiện các chức năng trong quá trình quản lý phát triển. Trong đó có 4 chức năng cơ bản cần phải thực hiện để đạt được các mục tiêu của tổ chức, bao gồm: lập kế hoạch; tổ chức; lãnh đạo/chỉ đạo/ điều phối; kiểm tra, giám sát
1.5.1. Kế hoạch hóa cơng tác xã hội hố giáo dục tại các Trung tâm học tập cộng đồng
Lập kế hoạch là cầu nối khoảng cách giữa vị trí của tổ chức và nơi mà tổ chức muốn hướng tới. Nó được coi là nội dung cơ bản của các chức năng quản lý, là khâu quan trọng nhất đối với người quản lý. Người quản lý cần xây dựng kế hoạch bao gồm những nội dung, như: lựa chọn nhân sự, tổ chức các nguồn lực, kiểm tra và phối hợp hoạt động của con người và các hoạt động khác để đạt kết quả cao nhất các mục tiêu đã đề ra.
Lập kế hoạch bao gồm ba giai đoạn:
- Thiết lập các mục tiêu (phương hướng) cho công tác XHHGD của TTHTCĐ bao gồm các mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể. Các mục tiêu chung là các mục tiêu cần đạt được trong các lĩnh vực hoạt động chủ chốt và quan trọng của công tác XHHGD đối với TTHTCĐ. Các mục tiêu cụ thể được định dạng qua các chỉ số thực hiện, mang các đặc điểm cụ thể, có thể đo được, định lượng được, bền vững và duy trì được, được giới hạn về thời gian và mang tính khả thi như số lớp học được tổ chức, số người tham gia học...
- Nhận diện các nguồn lực của TTHTCĐ (năm nguồn lực: nhân lực, vật lực, tài lực, tin lực, thời gian) để thực hiện các mục tiêu.
- Quyết định về các cách thức, phương pháp hoạt động cần tiến hành để đạt được mục tiêu. Kế hoạch trong quản lý công tác xã hội hoá giáo dục đối với TTHTCĐ được phân loại theo các tiêu chí khác nhau:
1) Theo cấp kế hoạch, gồm: kế hoạch chiến lược trong công tác XHHGD để phát triển TTHTCĐ và kế hoạch tác nghiệp (kế hoạch cá nhân của Giám đốc, Phó Giám đốc, kế hoạch của các ban chuyên môn trong TTHTCĐ...);
2) Theo thời gian thực hiện, tùy thuộc vào độ dài thời gian, mức độ phức tạp, tầm quan trọng thì kế hoạch quản lý công tác XHHGD đối với TTHTCĐ, gồm: kế hoạch dài hạn, trung hạn và ngắn hạn (năm học, tháng,