Chức năng, nhiệm vụ của Phòng Giáo dục và Đào tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý phát triển đội ngũ giáo viên các trường trung học cơ sở huyện thanh hà tỉnh hải dương (Trang 32)

1.4.1. Chức năng

a) Phòng GD&ĐT là cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân huyện, tham mưu giúp Uỷ ban nhân dân huyện thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về giáo dục và Đào tạo; về các công việc thuộc phạm vi quản lý của

phòng theo quy định của pháp luật; thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự uỷ quyền của Uỷ ban nhân dân huyện.

b) Chịu sự chỉ đạo và quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Uỷ ban nhân dân huyện; chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Giáo dục và Đào tạo; có tư cách pháp nhân và được phép sử dụng con dấu.

c) Phòng GD&ĐT làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ, bảo đảm phát huy vai trò lãnh đạo của tập thể; đồng thời đề cao trách nhiệm cá nhân của Trưởng phịng, Phó trưởng phịng và các thành viên trong cơ quan.

1.4.2. Nhiệm vụ - quyền hạn

(1) Trình Uỷ ban nhân dân huyện

- Dự thảo văn bản hướng dẫn thực hiện cơ chế chính sách, pháp luật, các quy định của Uỷ ban nhân dân huyện về hoạt động giáo dục trên địa bàn;

- Dự thảo quyết định, chỉ thị, kế hoạch hàng năm, 5 năm, 10 năm và chương trình, nội dung cải cách hành chính Nhà nước về lĩnh vực giáo dục và đào tạo trên địa bàn;

- Dự thảo quy hoạch mạng lưới các trường trung học cơ sở, trường phổ thơng có nhiều cấp học (trừ cấp trung học phổ thông), trường tiểu học, cơ sở giáo dục mầm non;

- Dự thảo các quyết định thành lập, sáp nhập, chia tách, đình chỉ hoạt động, giải thể các các cơ sở giáo dục công lập, gồm: trường trung học cơ sở, trường phổ thơng có nhiều cấp học (trừ cấp trung học phổ thơng), trường tiểu học, cơ sở giáo dục mầm non; cho phép thành lập, đình chỉ hoạt động, giải thể các trường, các cơ sở giáo dục ngồi cơng lập thuộc quyền quản lý của Uỷ ban nhân dân huyện theo quy định của pháp luật.

(2) Hướng dẫn và chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chương trình, kế hoạch phát triển giáo dục ở địa phương sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt; hướng dẫn, tổ chức thực hiện các cơ chế, chính sách về xã hội hóa giáo dục; huy động, quản lý, sử dụng các nguồn

lực để phát triển sự nghiệp giáo dục trên địa bàn; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và thông tin về giáo dục; chỉ đạo và tổ chức thực hiện cải cách hành chính Nhà nước thuộc lĩnh vực giáo dục trên địa bàn; thực hiện mục tiêu, chương trình nội dung, kế hoạch, chun mơn, nghiệp vụ, các hoạt động giáo dục, phổ cập giáo dục; công tác tuyển sinh, thi cử, xét duyệt, cấp phát văn bằng, chứng chỉ đối với các cơ sở giáo dục và đào tạo trên địa bàn.

(3) Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục các ngành học, cấp học trong phạm vi quản lý của huyện sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

(4) Tổ chức ứng dụng các kinh nghiệm, thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến trong giáo dục, tổng kết kinh nghiệm, sáng kiến của địa phương.

(5) Hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra và tổ chức thực hiện công tác thi đua, khen thưởng đối với các cơ sở giáo dục và đào tạo trên địa bàn; xây dựng và nhân điển hình tiên tiến về giáo dục trên địa bàn huyện.

(6) Hướng dẫn, kiểm tra các cơ sở giáo dục và đào tạo công lập thuộc phạm vi quản lý của huyện xây dựng kế hoạch biên chế; tổng hợp biên chế của các cơ sở giáo dục công lập thuộc phạm vi quản lý của huyện, trình cấp có thẩm quyền quyết định.

(7) Giúp ủy ban nhân dân huyện hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về nhiệm vụ, tổ chức, biên chế, tài chính các cơ sở giáo dục và đào tạo công lập theo phân cấp của ủy ban nhân dân cấp tỉnh và quy định của pháp luật.

(8) Chủ trì, phối hợp với Phịng Tài chính - Kế hoạch: Hướng dẫn chỉ đạo các đơn vị trực thuộc đã được phân cấp tự quản lý ngân sách lập dự toán hàng năm; trực tiếp lập dự toán ngân sách đối với các đơn vị sự nghiệp trực thuộc chưa được phân cấp tự quản lý; tổng hợp và lập dự toán ngân sách, phân bổ ngân sách giáo dục cho các đơn vị trực thuộc đã được phân cấp quản lý ngân sách đơn vị; lập dự toán chi và tổ chức thực hiện dự tốn chi các chương trình mục tiêu quốc

gia hàng năm về giáo dục của huyện theo hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo và Sở Tài chính.

(9) Kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm theo thẩm quyền việc thực hiện chính sách, pháp luật, kế hoạch, chương trình, đề án và các quy định của cấp có thẩm quyền trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo; giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của công dân về lĩnh vực giáo dục thuộc thẩm quyền; thực hành tiết kiệm, phịng chống tham nhũng, lãng phí theo quy định của pháp luật.

(10) Về công tác tổ chức, cán bộ

- Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo xây dựng nội dung, kế hoạch về công tác tổ chức cán bộ thuộc phạm vi quản lý của Phòng theo quy định của pháp luật, thống nhất với Trưởng phịng Nội vụ trình UBND huyện các nội dung cụ thể sau:

+ Trình Uỷ ban nhân dân huyện kế hoạch phân bổ chỉ tiêu biên chế, chỉ tiêu hợp đồng làm việc cho các cơ sở trường học trực thuộc; Hướng dẫn các cơ sở trường học trực thuộc sử dụng quỹ biên chế và hợp đồng làm việc.

+ Xây dựng kế hoạch tuyển dụng viên chức, hợp đồng làm việc thuộc sự nghiệp giáo dục hàng năm gồm: giáo viên, nhân viên thiết bị thí nghiệm, nhân viên thư viện của Hội đồng tuyển dụng viên chức huyện. Trình UBND huyện quyết định tuyển dụng viên chức, tuyển dụng hợp đồng làm việc thuộc sự nghiệp giáo dục huyện. Xây dựng kế hoạch riêng đối với viên chức còn lại (nhân viên văn thư, kế toán, y tế, bảo vệ) theo quy định tại công văn số: 298/SNV-CCVC ngày 20/5/2008 của Sở Nội vụ về hướng dẫn tuyển dụng viên chức vào làm việc tại các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước thuộc tỉnh.

+ Trình Chủ tịch UBND huyện giải quyết chuyển ngành, chuyển nơi công tác ra ngồi sự nghiệp giáo dục, chuyển cơng việc khác đối với các cơ quan trong ngành.

+ Trình Chủ tịch UBND huyện giải quyết chế độ nghỉ hưu, thôi việc, chấm dứt hợp đồng làm việc thuộc sự nghiệp giáo dục.

+ Trình Chủ tịch UBND huyện quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, không bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, giải quyết thôi giữ chức danh Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng các đơn vị trường học trực thuộc.

+ Trình Chủ tịch UBND huyện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ đối với cán bộ công chức, viên chức, người lao động thuộc sự nghiệp giáo dục và đào tạo huyện.

+ Thực hiện chính sách khen thưởng, kỷ luật đối với cơng chức, viên chức và người lao động theo quy định của pháp luật.

+ Phân công viên chức, hợp đồng làm việc khi được Chủ tịch UBND huyện quyết định tuyển dụng đến các cơ sở trường học. Hướng dẫn các cơ sở trường học ký hợp đồng lao động quản lý, sử dụng, đánh giá xếp loại đối với viên chức, hợp đồng làm việc tại đơn vị theo quy định của pháp luật.

+ Xây dựng kế hoạch sắp xếp, điều động viên chức, hợp đồng làm việc đảm bảo tính cân đối, điều hồ giữa các trường học trực thuộc, trình Chủ tịch UBND huyện phê duyệt trước khi tổ chức thực hiện.

(11) Quản lý tài chính, tài sản, cơ sở vật chất đối với các đơn vị trực thuộc khi chưa phân cấp cho đơn vị tự quản lý và chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị trực thuộc đã phân cấp tự quản lý tài chính, tài sản, cơ sở vật chất đơn vị theo quy định của pháp luật.

(12) Thực hiện công tác báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao với ủy ban nhân dân huyện và Sở Giáo dục và Đào tạo.

(13) Thực hiện những nhiệm vụ khác do Chủ tịch UBND huyện giao và theo quy định của pháp luật.

1.5. Quản lý phát triển đội ngũ giáo viên các trƣờng THCS của Phòng GD&ĐT theo tiếp cận quản lý nguồn nhân lực

Quản lý phát triển ĐNGV được thực hiện thông qua việc quy hoạch, tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá, khen thưởng và tạo môi trường để phát triển ĐNGV.

Việc phát triển ĐNGV phải được quy hoạch hóa của ngành giáo dục và đào tạo và của các trường. Lập quy hoạch phát triển ĐNGV liên quan đến xác định nhu cầu nhân lực, dự báo nhân lực hiện có và xác định bổ sung, thay thế để duy trì ĐNGV cả về chất và lượng nhằm đáp ứng nhiệm vụ của tổ chức và đề ra các kế hoạch cụ thể để có nguồn tài nguyên nhân sự đó.

Yêu cầu quy hoạch phát triển ĐNGV phải xem xét về số lượng, cơ cấu, loại hình và những biến động về nhân sự có thể xảy ra trong thời gian từ 3 đến 5 năm hoặc nhiều hơn, hằng năm cần xem xét đến điều chỉnh.

1.5.2. Tuyển dụng, sử dụng đội ngũ giáo viên

1.5.2.1. Tuyển dụng đội ngũ giáo viên a) Mục đích tuyển dụng

Công tác tuyển chọn ĐNGV trong các trường THCS hiện nay phải đảm bảo đầy đủ ba mặt đó là: Về số lượng ĐNGV, về cơ cấu ĐNGV và về chất lượng ĐNGV.

- Số lượng ĐNGV

Số lượng ĐNGV là biểu thị về mặt định hướng của đội ngũ này, nó phản ánh quy mơ của ĐNGV tương xứng với quy mô của mỗi nhà trường THCS. Số lượng ĐNGV phụ thuộc vào sự phân chia tổ chức trong nhà trường.

Số lượng ĐNGV của mỗi trường THCS phụ thuộc vào quy mô phát triển nhà trường, nhu cầu đào tạo và các yếu tố tác động khách quan khác, chẳng hạn như: Chỉ tiêu biên chế giáo viên của nhà trường, các chế độ chính sách đối với ĐNGV. Tuy nhiên, dù trong điều kiện nào, muốn đảm bảo hoạt động giảng dạy thì người quản lý cũng đều cần quan tâm đến việc giữ vững sự cân bằng động về số lượng đội ngũ với nhu cầu đào tạo và quy mô phát triển của nhà trường.

- Cơ cấu ĐNGV

Cơ cấu ĐNGV là một chỉnh thể thống nhất, hoàn chỉnh, bao gồm:

Về chuyên môn, nghiệp vụ: Đảm bảo tỷ lệ GV các bộ mơn tương thích

Về độ tuổi: Đảm bảo sự cân đối giữa các thế hệ trong nhà trường, tránh

tình trạng “lão hố” trong ĐNGV, tránh sự hẫng hụt về ĐNGV trẻ kế cận, cần có thời gian nhất định để thực hiện chuyển giao giữa các thế hệ GV.

Về giới tính: Đảm bảo tỷ lệ thích hợp giữa GV nam và GV nữ trong

từng tổ, nhóm bộ mơn của nhà trường.

- Chất lượng ĐNGV

Chất lượng là mức độ hoàn thiện, là đặc trưng so sánh hay đặc trưng tuyệt đối, dấu hiệu đặc thù, các dữ kiện, các thông số cơ bản.

Chất lượng là tổng thể những tính chất, thuộc tính cơ bản của sự vật (sự việc) này phân biệt với sự vật (sự việc) khác.

Chất lượng là tiềm năng của một sản phẩm hay dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu của người sử dụng.

Từ góc độ quản lý, có thể quan niệm theo Bùi Minh Hiền, Đặng Quốc Bảo, Vũ Ngọc Hải: “Chất lượng là sự thực hiện được mục tiêu và thỏa mãn nhu cầu của khách hàng” [24].

b) Tiêu chuẩn tuyển dụng

Giáo viên có trình độ đạt chuẩn từ cao đẳng sư phạm trở lên, có kĩ năng và tâm huyết với nghề nghiệp; có đạo đức, có kỉ luật, trung thực và gắn bó với cơng việc.

c) Quy trình tuyển dụng

Thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng, nộp hồ sơ tuyển dụng về Phòng GD&ĐT và tổ chức thi tuyển qua 1 bài thi viết và 1 bài giảng thực hành.

d) Phân cấp phối hợp trong tuyển dụng

Phân cấp tuyển dụng có sự kết hợp giữa Phòng GD&ĐT xây dựng kế hoạch cùng với hiệu trưởng các trường, Phịng Nội vụ huyện trình UBND huyện phê duyệt.

1.5.2.2. Sử dụng đội ngũ giáo viên

xếp, bố trí hợp lý, đúng người, đúng việc mới giúp cá nhân phát huy được năng lực, sở trường, nâng cao chất lượng công tác. Việc sắp xếp hợp lý sẽ phát huy tối đa tiềm năng của nguồn nhân lực. Ngược lại, sắp xếp, bố trí khơng hợp lý sẽ gây lãng phí, giảm chất lượng cơng việc, gây cản trở cho việc xây dựng và phát triển đội ngũ trong nhà trường.

- Bố trí, phân cơng cơng tác: Hiệu trưởng và tổ trưởng chuyên môn chịu trách nhiệm bố trí, phân cơng, giao nhiệm vụ cho GV, đảm bảo các điều kiện cần thiết để GV thực hiện nhiệm vụ, thực hiện các chế độ, chính sách đối với GV.

1.5.3. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng giáo viên

Cuộc sống xã hội luôn vận động và biến đổi, sự biến đổi đó có tác động đến nhà trường, do đó nhà trường cũng khơng ngừng thay đổi để phù hợp với xu thế phát triển chung của xã hội. Để đáp ứng sự thay đổi đó địi hỏi ĐNGV phải nỗ lực vươn lên không ngừng để tự hồn thiện mình. Vì vậy, việc đào tạo, bồi dưỡng ĐNGV là trách nhiệm của cơ quan quản lý giáo dục các cấp và nhà trường, công tác bồi dưỡng cần đảm bảo các yêu cầu sau:

Một là, bồi dưỡng thường xuyên về mọi mặt cho đội ngũ giáo viên: Bồi

dưỡng thường xuyên về chính trị tư tưởng giúp cho ĐNGV nắm vững về đường lối, chủ trương chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước cũng như của ngành về tình hình kinh tế - chính trị - xã hội, về xu thế phát triển của GD&ĐT. Bồi dưỡng thường xuyên về trình độ chun mơn, nghiệp vụ ĐNGV phải ln có ý thức tự học, tự bồi dưỡng thơng qua tài liệu tham khảo, dự giờ, thao giảng, tham dự các lớp bồi dưỡng theo chu kỳ thường xuyên của Bộ, Sở và Phòng GD&ĐT tổ chức để nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ.

Hai là, tổ chức hội thảo chuyên đề: Giới thiệu chuyên đề mới và khó nhằm bổ sung và cập nhật kiến thức cho ĐNGV. Bồi dưỡng việc đổi mới đồng bộ về phương pháp giảng dạy và phương pháp kiểm tra đánh giá kết hợp với bồi dưỡng học sinh giỏi: Đây được coi là biện pháp tích cực góp phần nâng cao chất lượng, tay nghề cho ĐNGV và thực hiện yêu cầu chiến lược phát triên nguồn nhân lực của Đảng góp phần đào tạo nguồn nhân lực và bồi dưỡng

nhân tài cho đất nước.

Ba là, tổ chức nghiên cứu khoa học: Tạo điều kiện cho ĐNGV tham gia

nghiên cứu khoa học, viết sáng kiến kinh nghiệm, đúc rút kinh nghiệm, ứng dụng vào thực tiễn của quá trình dạy học.

Bốn là, tổ chức tham quan, thực tế: Tổ chức đi thực tế, giao lưu học tập

kinh nghiệm các đơn vị điển hình tiên tiến, các mơ hình quản lý, dạy học và giáo dục hay để giáo viên học tập kinh nghiệm, áp dụng vào thực tế giảng dạy. Tổ chức bồi dưỡng GV nhằm nâng cao trình độ mọi mặt cho GV, thể hiện ở chỗ:

a) Về phẩm chất

Phẩm chất của các giáo viên tạo nên phẩm chất của ĐNGV, phẩm chất ĐNGV tạo nên linh hồn và sức mạnh của đội ngũ này. Phẩm chất của ĐNGV trước hết được biểu hiện ở phẩm chất chính trị. Phẩm chất chính trị là yếu tố rất quan trọng giúp cho người giáo viên phải có bản lĩnh vững vàng trước những biến động của xã hội. Trên cơ sở đó thực hiện hoạt động giáo dục toàn diện, định hướng xây dựng nhân cách cho học sinh có hiệu quả. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Chính trị là linh hồn, chun mơn là cái xác”. Nói tóm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý phát triển đội ngũ giáo viên các trường trung học cơ sở huyện thanh hà tỉnh hải dương (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)