1.6.2.1. Uy tín, thương hiệu của các cơ sở giáo dục
Uy tín, thương hiệu được các nhà trường quan tâm xây dựng. Uy tín càng lớn, mạnh càng thu hút GV, đặc biệt là GV có năng lực và tâm huyết cống hiến. Từ đó, cơng tác phát triển ĐNGV cũng thuận lợi. Tất cả GV đều muốn công tác trong một tổ chức có uy tín, thương hiệu, được xã hội công nhận và nhiều người biết đến, đồng thời bản thân GV cũng lo sợ khi phải rời khỏi tổ chức đó nếu khơng đáp ứng u cầu. Khi nhà trường có thương hiệu thì mối liên hệ giữa GV và nhà trường càng gắn bó, cơng tác quản lí GV cũng
thuận lợi hơn. Mặt khác, uy tín và thương hiệu nhà trường sẽ giúp nhà trường có ưu thế trong cơng tác tuyển sinh góp phần tăng thêm việc làm, thu nhập và các chính sách đãi ngộ GV được thực hiện tốt hơn. Đây là động lực khiến GV gắn bó với nhà trường, hết lòng, hết sức xây dựng nhà trường, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác phát triển ĐNGV.
1.6.2.2. Môi trường sư phạm
Hiện này, nước ta đang tích cực đổi mới sự nghiệp GD&ĐT, triển khai các phong trào thi đua, trong đó rất quan tâm xây dựng môi trường sư phạm lành mạnh, an tồn. Mơi trường sư phạm ảnh hưởng rất lớn đến công tác phát triển ĐNGV của nhà trường, nó tác động đến tình cảm, lí trí và hành vi của các thành viên trong nhà trường. Bầu khơng khí làm việc trong nhà trường tốt sẽ gắn kết các thành viên, thúc đẩy mọi hoạt động trong nhà trường, nhất là phát triển ĐNGV.
1.6.2.3. Năng lực của đội ngũ cán bộ quản lí giáo dục
Những năm gần đây, nhận thức được vai trò của cán bộ QLGD, toàn ngành đã rất quan tâm xây dựng đội ngũ này. Đội ngũ cán bộ QLGD có ảnh hưởng rất lớn đến cơng tác quản lí nhà trường nói chung, phát triển ĐNGV nói riêng. Để nâng cao chất lượng ĐNGV, tạo môi trường giáo dục tốt, CBQL giáo dục nhà trường là những người đầu đàn, nòng cốt trong các hoạt động nắm chắc và hiểu sâu sắc điều kiện nhà trường, mục tiêu, chương trình, nội dung giảng dạy, đổi mới phương pháp giáo dục, chỉ đạo và tổ chức các hoạt động giáo dục có hiệu quả, là trung tâm của sự đồn kết, thu hút ĐNGV, được đồng nghiệp đánh giá cao. Trách nhiệm chính của việc phát triển ĐNGV thuộc về cán bộ QLGD. Do vậy, đội ngũ cán bộ QLGD có tác động lớn đến phát triển ĐNGV các nhà trường.
1.6.2.4. Bộ máy quản lí
Bộ máy quản lí nhà trường phải có sự phân cơng nhiệm vụ, trách nhiệm rõ ràng, hoạt động có hiệu quả. Vì vậy, việc xây dựng bộ máy quản lí hợp lí sẽ
có vai trị quan trọng trong việc ổn định và phát triển nhà trường, trong đó có cơng tác phát triển ĐNGV.
1.6.2.5. Trình độ, nhận thức của đội ngũ giáo viên
Bất kì cơng việc nào, để thực hiện thành công, trước hết những người thực hiện công việc phải thực hiện đúng cơng việc mà mình sẽ thực hiện. Thực tế cho thấy, trình độ nhận thức của GV góp phần rất lớn trong việc phát triển ĐNGV. Phát huy năng lực, thế mạnh của GV trong giảng dạy, giáo dục và các hoạt động sẽ tạo điều kiện để nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục, đồng thời góp phần quan trọng trong cơng tác phát triển ĐNGV.
Những năm gần đây, trong thực tiễn giáo dục nước ta xuất hiện một số nhân tố mới, mở ra khả năng thực hiện có hiệu quả chủ trường của Đảng và Nhà nước. Điều rất đáng mừng là những nhân tố đó cũng phù hợp với xu thế khu vực và thế giới.
Tiểu kết chƣơng 1
Xây dựng và phát triển ĐNGV là đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành giáo dục cả nước nói chung và nhu cầu phát triển của giáo dục THCS nói riêng.
Giáo dục THCS là cấp học nền tảng trong hệ thống giáo dục quốc dân. ĐNGV THCS là lực lượng quyết định chất lượng và hiệu quả giáo dục, đảm bảo mọi thành công của chủ trương đổi mới giáo dục, đồng thời là người trực tiếp thực hiện mục tiêu của giáo dục THCS.
Phát triển ĐNGV trong giáo dục chính là xây dựng một tập thể những người gắn bó với lý tưởng dân tộc, có phẩm chất đạo đức trong sáng, lành mạnh, có ý chí kiên định. Trong cơng cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, họ biết giữ gìn và phát huy các giá trị văn hố của dân tộc, đồng thời có khả năng tiếp thu nền văn hố tiến bộ của nhân loại, trên cơ sở đó làm tốt nhiệm vụ giáo dục trong đơn vị mình.
Xây dựng và phát triển ĐNGV là đáp ứng yêu cầu của từng trường THCS; ĐNGV là lực lượng trực tiếp thực hiện mục tiêu, kế hoạch giảng dạy giáo dục của nhà trường, là người tạo lên uy tín, chất lượng và hiệu quả của nhà trường đồng thời xây dựng và phát triển ĐNGV chính là đáp ứng nhu cầu phát triển của mỗi cá nhân GV và đáp ứng nhu cầu của học sinh.
Nói đến phát triển ĐNGV là nói đến phát triển đồng thời cả 3 yếu tố: quy mô đội ngũ, cơ cấu đội ngũ và chất lượng đội ngũ. Trong đó quy mô thể hiện bằng số lượng, cơ cấu thể hiện sự hợp lý trong độ tuổi, giới tính, chun mơn nghiệp vụ…
Việc nêu phân tích các vấn đề lý luận về phát triển ĐNGV đã tạo cơ sở lý luận mang tính định hướng và vận dụng linh hoạt cho vấn đề quản lý phát triển ĐNGV các trường THCS của Phòng GD&ĐT huyện Thanh Hà tỉnh Hải Dương.
Các nội dung quản lý phát triển ĐNGV các trường THCS được nêu ra ở chương 1, sẽ là căn cứ giúp tác giả nghiên cứu thực trạng công tác phát triển ĐNGV các trường THCS của Phòng GD&ĐT huyện Thanh Hà tỉnh Hải Dương ở chương 2. Từ đó đề xuất những biện pháp phát triển ĐNGV một cách khả thi và có hiệu quả ở chương 3.
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ CỦA PHÒNG GIÁO DỤC VÀ
ĐÀO TẠO HUYỆN THANH HÀ TỈNH HẢI DƢƠNG
2.1. Khái quát tình hình kinh tế - xã hội - giáo dục huyện Thanh Hà tỉnh Hải Dƣơng
2.1.1. Khái quát về đặc điểm tự nhiên, dân cư, kinh tế xã hội
* Về đặc điểm tự nhiên, dân cư
Thanh Hà là một huyện thuộc tỉnh Hải Dương, được tái lập từ năm 1997 sau 18 năm hợp nhất với huyện Nam Sách. phía Tây và Nam có sơng Thái Bình bao quanh; phía Đơng và Đơng Nam có sơng Rạng và sông Văn Úc làm đường phân giới với huyện An Lão (Hải Phịng); phía Bắc giáp Thành phố Hải Dương. Huyện có một điểm đầu mối giáp Quốc lộ 5, có dự án đường cao tốc Hà Nội-Hải Phịng đang khởi cơng xây dựng đi qua 3 xã. Hệ thống sơng ngịi lớn (thuộc hệ thống sông Thái Bình) bao bọc xung quanh huyện với 72 km đê.
Huyện Thanh Hà nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc: Hà Nội, Hải Phịng, Quảng Ninh, huyện có những điều kiện thuận lợi để mở rộng giao lưu và khai thác tiềm năng phát triển kinh tế.
* Về kinh tế xã hội
Năm 2014 tổng giá trị sản xuất trong huyện đạt 1.154 tỷ đồng (theo giá
cố định), 3.028 tỷ đồng (theo giá hiện hành), tăng 5,4% so với 2013, thu nhập bình quân đầu người đạt 27 triệu đồng/năm. Cơ cấu: Nông nghiệp, thuỷ sản: 42,1% - công nghiệp, xây dựng: 20,8% - Dịch vụ: 37,1%. Lương thực bình quân đầu người: 328 kg/năm. Năng suất lúa 120,3 tạ/ha. Giá trị sản xuất công nghiệp tăng 3,05% so với 2013, dịch vụ tăng 8%. Nhìn chung các chỉ tiêu về kinh tế đều tăng. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và dịch vụ.
Đáng chú ý trong 5 năm (2010 - 2015), huyện đã thực hiện chuyển trên 800 ha diện tích đất trồng vải thiều có giá trị kinh tế thấp sang trồng cây có giá trị kinh tế cao hơn như ổi, quất, đu đủ, sắn dây... Hệ số sử dụng đất đạt 2,18 lần, đã có các cánh đồng đạt giá trị 100 triệu đồng/ha. Năm 2014 giá trị sản xuất trên 1 ha đất nông nghiệp đạt 88,5 triệu đồng. Nuôi thả thuỷ sản, phát triển chăn nuôi lợn và gia cầm đều tăng hàng năm. Đến nay có 65 trang trại chăn nuôi được cấp giấy chứng nhận.
Cơng tác đấu tranh phịng chống tội phạm, tệ nạn xã hội được đẩy mạnh, nhất là phịng chống tệ nạn bn bán và sử dụng chất ma t, phịng chống tai nạn giao thơng có nhiều chuyển biến tích cực. Phong trào tồn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc được mở rộng góp phần ổn định chính trị, xã hội và thúc đẩy phát triển kinh tế.
Bên cạnh những kết quả đạt được trên các lĩnh vực nói trên, Thanh Hà vẫn cịn những khó khăn và hạn chế như: là huyện thuần nơng, kinh tế - xã hội phát triển chậm, sản xuất chủ yếu phụ thuộc nơng nghiệp là chính; cơng nghiệp chưa phát triển. Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế vẫn còn chậm, một số cán bộ và nhân dân còn tư tưởng ỷ lại, chưa có ý thức vươn lên thoát
nghèo và làm giàu chính đáng; tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế còn yếu, nội lực chưa được phát huy mạnh mẽ, một số tiềm năng địa phương chưa được khai thác có hiệu quả; trang thiết bị y tế còn thiếu chưa đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân. Chính những yếu tố khách quan và chủ quan nêu trên đã ít nhiều tác động đến lĩnh vực GD&ĐT trong đó có việc phát triển ĐNGV ở các trường trên địa bàn huyện Thanh Hà.
2.1.2. Khái quát chung về giáo dục đào tạo huyện Thanh Hà
Thanh Hà có hệ thống trường lớp phát triển với tổng số 83 trường học gồm: 26 trường THCS, 25 trường tiểu học, 26 trường mầm non, 4 trường THPT, 1 trường TTGDTX và 1 trung tâm Kỹ thuật tổng hợp Hướng nghiệp và Dạy nghề.
Đội ngũ giáo viên THCS thường xuyên được quan tâm đầu tư, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Công tác tuyển dụng được thực hiện chặt chẽ, đúng quy định, ưu tiên những sinh viên đạt bằng khá, giỏi. Hàng năm tổ chức tốt các đợt hội học, hội giảng để khuyến khích, động viên các giáo viên dạy giỏi. Năm học 2014 - 2015, có 6 giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh; 3 giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp Quốc gia.
Bên cạnh những kết quả đạt được là cơ bản, GD&ĐT nói chung, cấp học THCS huyện Thanh Hà nói riêng cịn bộc lộ một số bất cập, yếu kém như: chất lượng giáo dục chưa đồng đều, nhất là giáo dục đại trà; đội ngũ cán bộ quản lý và ĐNGV còn hạn chế về trình độ chun mơn, nghiệp vụ; về ý thức trách nhiệm trong công việc được giao; về tinh thần đoàn kết, hỗ trợ trong công tác…
2.2. Khái quát tình hình giáo dục THCS huyện Thanh Hà tỉnh Hải Dƣơng
2.2.1. Quy mô giáo dục
Hiện nay huyện Thanh Hà có 26 trường THCS với 53 CBQL (trường chuyên có 3 CBQL), có 2 trường loại II và 24 trường loại III. Tình hình phát triển học sinh THCS từ năm học 2012 - 2013 đến nay như sau:
Bảng 2.1: Số lƣợng trƣờng lớp, học sinh THCS từ năm học 2012- 2013 đến năm học 2014 - 2015 Năm học Số trƣờng SỐ LỚP TỔNG Lớp 6 Lớp 7 Lớp 8 Lớp 9 Số lớp Số HS Số lớp Số HS Số lớp Số HS Số lớp Số HS Số lớp Số HS 2012- 2013 26 76 2261 73 2114 74 2271 75 2286 298 8932 2013- 2014 26 76 2257 75 2235 70 2093 74 2206 295 8791 2014- 2015 26 71 2042 75 2280 73 2205 70 2010 292 8537
(Nguồn: Báo cáo của Phòng GD&ĐT huyện Thanh Hà)
Nhận xét: Sau 03 năm số trường không tăng, không giảm; số lớp giảm 6
lớp, số HS giảm 395 em. Nguyên nhân số HS giảm là do: dân số giảm, tỷ lệ HS vào lớp 6 sau 03 năm giảm, HS bỏ học hàng năm (0,35%), HS chuyển đi theo gia đình (1%).
2.2.2. Chất lượng giáo dục
Bảng 2.2: Kết quả xếp loại hạnh kiểm học sinh trong 03 năm học
Năm học Tổng số HS Tốt Khá Trung bình Yếu SL % SL % SL % SL % 2012- 2013 8932 5521 61,8 2578 28,88 750 8,4 83 0.93 2013- 2014 8791 5644 64,2 2429 27,69 646 7,3 72 0,81 2014- 2015 8537 5367 62,8 2478 29,14 629 7,33 63 0,73 Tổng/ Trung bình 26260 16526 62,9 7485 28,56 2025 7,71 218 0,83
Học sinh THCS huyện Thanh Hà nhìn chung thuần chất và chăm ngoan, hầu hết HS có hạnh kiểm tốt và khá (trên 90%). Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận nhỏ HS chưa ngoan, có biểu hiện hư hỏng, chậm tiến bộ trong rèn luyện (có hạnh kiểm Trung bình và Yếu khoảng 8%) là do: trên địa bàn có bố mẹ đi làm ăn xa, lao động trong các công ty may..., con cái ở nhà nhờ ông bà, người thân chăm sóc, việc giáo dục con cái phó thác hồn tồn cho thầy cơ giáo nên việc kết hợp giáo dục nhà trường và gia đình gặp rất nhiều khó khăn. Mặt khác, cơng tác đánh giá kết quả học tập, tu dưỡng đạo đức của học sinh được các nhà trường thực hiện một cách thực chất và khách quan hơn.
Bảng 2.3: Kết quả xếp loại học lực học sinh trong 3 năm học
Năm học
Tổng số HS
Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém
SL % SL % SL % SL % SL % 2012 - 2013 8932 759 8,5 3851 43,1 3609 40,43 680 7,61 33 0,36 2013 - 2014 8791 751 8,6 3642 41,7 3842 43,33 537 6,15 19 0,22 2014 - 2015 8537 801 9,4 3492 41,6 3712 42,54 518 6,16 14 0,17 Tổng/Trung bình sau 5 năm 26260 2311 8,8 10985 41,8 11163 42,55 1735 6,6 66 0,25
(Nguồn: Báo cáo của Phòng GD&ĐT huyện Thanh Hà)
Đa số học sinh có ý thức học tập, chịu khó để đạt được kết quả tốt trong học tập (Bảng 2.3). Chất lượng đại trà dần được nâng lên, tỉ lệ học sinh yếu kém đang giảm dần. Tuy nhiên, số lượng học sinh giỏi cịn ít (bình qn 3 năm học chiếm 8,87%) thấp hơn so với mặt bằng chung của toàn tỉnh. Mặt khác số lượng các giải trong các cuộc thi học sinh giỏi cấp tỉnh của huyện Thanh Hà là đạt tỉ lệ chung, song chất lượng giải cao ít. Bên cạnh đó cịn một bộ phận khơng nhỏ học sinh có học lực yếu, kém, do ham chơi, do hồn cảnh gia đình…
Trong những năm qua tình hình học tập, rèn luyện của học sinh THCS huyện Thanh Hà là khá tốt, đại đa số học sinh có tinh thần, thái độ, động cơ học tập đúng đắn, nhận thức được đầy đủ nhiệm vụ của người học sinh; cần cù, chăm chỉ học tập, tích cực tham gia các hoạt động học tập. Nề nếp học sinh được duy trì tốt, phương pháp tự học đã được làm quen và bước đầu tạo nên phong trào. Học sinh dần biết sử dụng các phương tiện hiện đại dưới sự dẫn dắt của thầy cô. Tuy nhiên, việc học tập của học sinh còn bộc lộ những hạn chế: Học sinh chưa thực sự quen với cách học mới, trên lớp chưa tập trung, chưa tích cực chủ động tham gia lĩnh hội tri thức, còn thụ động, ỷ lại. Việc sử dụng đồ dùng thí nghiệm và các trang thiết bị, phương tiện hỗ trợ học tập còn lúng túng. Việc vận dụng kiến thức vào thực tiễn còn chậm, thiếu phương pháp tự học, không chuẩn bị bài tập ở nhà.... Một bộ phận học sinh mải chơi game, điện tử..., đạo đức xuống cấp do khơng có sự quản lý giáo dục kịp thời.
2.2.3. Cơ sở vật chất nhà trường
Bảng 2.4: Thống kê CSVC trƣờng lớp và trang thiết bị dạy học năm học 2014 - 2015
TT Tên trƣờng Số lớp Số phòng học kiên cố Số phòng học bán kiên cố Số phòng học bộ mơn Phịng thực hành Phòng thiết bị Thư viện Cơng trinh vệ sinh Phịng máy vi tính Số máy vi tính Số máy chiếu Trường chuẩn QG 1 THCS Thanh Xuân 11 11 0 4 4 1 1 4 1 15 1 X 2 THCS TT Thanh Hà 12 8 0 0 3 1 1 2 0 3 1
3 THCS