Đánh giá thực trạng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý phát triển đội ngũ giáo viên các trường trung học cơ sở huyện thanh hà tỉnh hải dương (Trang 83)

2.5.1. Những thành công

Đội ngũ GV THCS huyện Thanh Hà cơ bản đủ về số lượng; đa số GV có phẩm chất và năng lực tốt; cơng tác lập quy hoạch, tuyển chọn, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá và các chính sách đãi ngộ đối với GV đã được Phòng GD&ĐT, các trường quan tâm. Những thành tựu, ưu điểm trên là cơ sở quan trọng để có thể thực hiện biện pháp quản lí phát triển ĐNGV THCS huyện Thanh Hà thuận lợi, hiệu quả hơn.

2.5.2. Hạn chế

Bên cạnh những kết quả đạt được trong việc quản lí phát triển ĐNGV THCS, trước những yêu cầu đổi mới giáo dục trong thời kì CNH - HĐH, phát triển đất nước, giáo dục - đào tạo của huyện nói chung và cơng tác quản lí phát triển ĐNGV THCS vẫn cịn hạn chế.

- Cơng tác lập quy hoạch phát triển ĐNGV chưa được chú trọng, Phòng

GD&ĐT, các trường chưa xây dựng quy hoạch phát triển ĐNGV, chỉ thực hiện việc rà soát, thống kê, dẫn đến tình trạng đủ về số lượng nhưng chưa đồng bộ về cơ cấu, thiếu GV ở một số môn công nghệ, tư vấn học đường, thiếu GV có năng lực để điều chuyển về giảng dạy tại trường THCS chuyên Chu Văn An... Cơ cấu về giới tính chênh lệch quá lớn giữa nam và nữ, độ tuổi không đồng đều, nhất là GV trẻ chiếm tỉ lệ rất lớn. Chất lượng GV, tỉ lệ GV chưa được điều hịa, bố trí cân đối giữa các trường; tỉ lệ GV trên lớp còn chênh lệch giữa các trường, nhất là trường thị trấn và các trường vùng ven của thành phố.

- Công tác tuyển chọn và sử dụng GV còn nhiều bất cập. Việc tuyển chọn GV theo hình thức hợp đồng lao động đã không dựa vào tiêu chuẩn cụ thể, không công khai sẽ dẫn đến tuyển nhầm người; việc tuyển GV không tốt nghiệp thuộc các trường ĐHSP, CĐSP cũng ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục. Do khơng có quy hoạch nên sẽ có tình trạng thừa, thiếu GV cục bộ, một số GV dạy khơng đúng chun mơn của mình cũng dẫn đến chất lượng dạy

học không cao. Bên cạnh đa số GV có lập trường tư tưởng chính trị vững vàng, đạo đức trong sáng, u nghề, có tấm lịng u thương học sinh, gần gũi đồng nghiệp, hết lịng vì học sinh thân u, có tinh thần trách nhiệm trước sự đổi mới của sự nghiệp giáo dục nói riêng và cơng cuộc đổi mới của đất nước nói chung, cũng có một bộ phận GV chưa thực sự mẫu mực trong phẩm chất, đạo đức, tinh thần trách nhiệm chưa cao, hiện tượng o ép, trù dập học sinh, dạy thêm trái quy định vẫn chưa được khắc phục, thiếu quan tâm với sự nghiệp đổi mới GD&ĐT của ngành, của đất nước, đòi hỏi quyền lợi cá nhân, gắn nhiệm vụ với hưởng lợi.

- Công tác tổ chức, đào tạo, bồi dưỡng giáo viên chưa được chú trọng

và triển khai thường xuyên nên ĐNGV còn bất cập về trình độ chun mơn, năng lực sư phạm và năng lực ngoại ngữ, tin học.

Một tồn tại không thể khơng nhắc đến trong ĐNGV THCS mà Phịng GD&ĐT và các trường học trên địa bàn huyện Thanh Hà cần tìm giải pháp, kế hoạch tổ chức thực hiện để khắc phục đó là sự mẫu thuẫn về trình độ đào tạo và năng lực sư phạm của ĐNGV.

Một bộ phận không nhỏ trong ĐNGV THCS chưa đáp ứng được những yêu cầu của đổi mới giáo dục, đổi mới phương pháp dạy học, năng lực sư phạm còn hạn chế.

- Công tác kiểm tra, đánh giá GV chưa thực hiện thường xuyên, đánh giá

nhiều khi thiếu chính xác do có tư tưởng xem nhẹ, nể nang... Việc kiểm tra, đánh

giá chưa tác động mạnh đến GV, chưa tạo động lực phấn đấu cho GV...

- Công tác tạo cơ chế, thực hiện chế độ, chính sách, tạo động lực phát triển đội ngũ GV chưa được quan tâm, chưa tạo động lực, khích lệ cho GV

n tâm cơng tác; chưa có chính sách đặc thù của địa phương để thu hút và giữ chân giáo viên giỏi.

2.5.3. Nguyên nhân của thực trạng

Ngành GD&ĐT huyện Thanh Hà trong đó có giáo dục THCS ln nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Huyện uỷ, Hội đồng nhân dân,

Ủy ban nhân dân huyện; sự phối kết hợp chặt chẽ của các ban ngành, đoàn thể trong huyện, sự cộng tác của đội ngũ CBQL, GV, nhân viên trong toàn ngành giáo dục. Đội ngũ CBQL giáo dục nhiệt tình, có năng lực. ĐNGV ham học hỏi đạt tới trình độ chuẩn và trên chuẩn. Được sự quan tâm của toàn xã hội, nhân dân huyện Thanh Hà với truyền thống hiếu học từ ngàn xưa.

Khó khăn trong phát triển giáo dục THCS huyện Thanh Hà có ngun nhân chính đó là do cơng tác quản lí phát triển ĐNGV THCS cịn nhiều hạn chế. Bên cạnh đó cũng cho thấy cơ sở hạ tầng còn thấp kém, việc đầu tư kinh phí từ nguồn ngân sách của địa phương cho ngành giáo dục rất hạn hẹp. ĐNGV không đồng bộ về cơ cấu bộ môn, tỉ lệ GV nam thấp, một bộ phận tiếp cận với công nghệ thơng tin cịn chậm, đổi mới phương pháp dạy học cịn hạn chế. Một bộ phận khơng nhỏ cha mẹ HS chưa quan tâm đến việc học tập của con em.

Để phát triển ĐNGV THCS huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương đáp ứng yêu cầu đổi mới sự nghiệp GD&ĐT thì cần phải nhanh chóng khắc phục những hạn chế trên bằng những biện pháp khả thi, đồng bộ, trong đó quan tâm đến việc xây dựng quy hoạch, tuyển chọn, sử dựng, đào tạo, bồi dưỡng, kiểm tra, đánh giá, tạo chế độ chính sách cho GV và tăng cường phân cấp quản lí.

Tiểu kết chƣơng 2

Việc xây dựng và phát triển ĐNGV nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục có ý nghĩa quan trọng. Tuy nhiên, hiện nay ĐNGV THCS của huyện Thanh Hà vẫn còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục.

Trong những năm qua Phòng GD&ĐT huyện Thanh Hà đã có nhiều cố gắng trong việc quản lý phát triển ĐNGV bằng cách đề ra các biện pháp tích cực để tạo động lực động viên, khuyến khích GV trong cơng tác; đồng thời đã tuyển chọn bổ sung tương đối đầy đủ GV cho các trường THCS toàn huyện Thanh Hà. Song, số lượng phân bổ GV về các trường không đồng đều, vẫn xảy ra tình trạng có trường thừa GV, trường thiếu GV; các trường xa trung tâm thị trấn, điều kiện kinh tế, dân trí ở khu vực cịn hạn chế, mơi trường cơng tác của GV chưa được đáp ứng nên họ chưa n tâm cơng tác. Vì vậy ĐNGV khơng ổn định nên ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng giáo dục.

Nói chung thực trạng về ĐNGV THCS trên địa bàn huyện Thanh Hà cịn nhiều bất cập như đã trình bày tại chương 2. Vì những lý do bất cập đó nên việc tìm ra các biện pháp quản lý phát triển ĐNGV THCS trên địa bàn huyện Thanh Hà; đảm bảo về chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đổi mới tuyển dụng GV theo hướng phân cấp quản lí, kiểm tra, đánh giá GV và tạo cơ chế, chính sách đãi ngộ, khuyến khích GV. Đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất, lối sống, lương tâm, tay nghề của nhà giáo đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp CNH-HĐH đất nước là một nhiệm vụ quan trọng, và cấp thiết có tính chiến lược lâu dài đối với sự phát triển giáo dục của tỉnh Hải Dương nói chung cũng như giáo dục THCS huyện Thanh Hà nói riêng.

Để có một ĐNGV THCS được chuẩn hóa, đáp ứng được u cầu mới, Phịng GD&ĐT huyện cần phát huy kết quả đạt được, tháo gỡ những khó khăn, khắc phục những tồn tại, yếu kém, tập trung đề ra các biện pháp hiệu quả, phù hợp với sự phát triển, đổi mới của đất nước, với tình hình thực tế của huyện Thanh Hà.

CHƢƠNG 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ CỦA PHÒNG GIÁO DỤC VÀ

ĐÀO TẠO HUYỆN THANH HÀ TỈNH HẢI DƢƠNG 3.1. Những định hƣớng đề xuất biện pháp

3.1.1. Định hướng phát triển giáo dục - đào tạo huyện Thanh Hà tỉnh Hải Dương

Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Thanh Hà lần thứ XXIII nhiệm kỳ 2010-2015 đã xác định: Tiếp tục đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục ở các cấp học: nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đặc biệt coi trọng giáo dục đạo đức, nhân cách, lối sống cho HS. Củng cố vững chắc kết quả phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi và THCS; tiếp tục thực hiện phổ cập trình độ Trung học phổ thông cho thanh niên. Xây dựng ĐNGV bảo đảm về cơ cấu và chất lượng theo chuẩn hoá. Thực hiện tốt việc sắp xếp mạng lưới trường học theo quy hoạch. Tăng cường đầu tư xây dựng, nâng cấp cơ sở vật chất trường học theo chuẩn quốc gia. Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh; kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường với gia đình và xã hội trong việc giáo dục thế hệ trẻ.

Làm tốt công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án đào tạo nguồn nhân lực. Đẩy mạnh phát triển và nâng cao năng lực, chất lượng đào tạo nghề của các cơ sở đào tạo. Thực hiện đào tạo nghề theo nhu cầu phát triển của các ngành, lĩnh vực; chú trọng đào tạo nhân lực trình độ kỹ thuật, công nghệ cao, gắn đào tạo nghề với nhu cầu sử dụng và xuất khẩu lao động; quan tâm đào tạo nghề cho nông dân, nhất là người bị thu hồi đất.

Thực hiện đổi mới cơ chế quản lý GD&ĐT; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra; kiên quyết khắc phục các hiện tượng tiêu cực trong GD&ĐT. Đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục, đào tạo; khuyến khích các hoạt động khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập.

3.1.2. Định hướng phát triển đội ngũ giáo viên huyện Thanh Hà tỉnh Hải Dương

Việc xây dựng ĐNGV và cán bộ QLGD giai đoạn 2015 - 2020 của huyện Thanh Hà phải đạt được những yêu cầu sau:

- Chuẩn hóa về trình độ chun mơn, nghiệp vụ, chính trị, tin học và ngoại ngữ;

- Nâng cao chất lượng đội ngũ về mọi mặt; - Bảo đảm đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu;

- Đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống, lương tâm nghề nghiệp và trình độ chun mơn của nhà giáo, đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục trong công cuộc đẩy mạnh CNH - HĐH đất nước.

3. 2. Những nguyên tắc đề xuất các biện pháp

3.2.1. Đảm bảo tính mục đích

Tất cả các hoạt động giáo dục trong nhà trường nói chung đều nhằm hướng đến mục đích của giáo dục. Khi xây dựng mục tiêu phát triển ĐNGV cần phải cân nhắc một cách kỹ lưỡng, sao cho vừa phù hợp với nội dung, với mục tiêu chung và tình hình thực tế của địa phương trong việc phát triển ĐNGV của huyện Thanh Hà.

3.2.2. Đảm bảo tính hệ thống và đồng bộ

Công tác quản lý phát triển ĐNGV xét dưới góc độ quản lý, hoạt động của tổ chức bao giờ cũng mang tính hệ thống chặt chẽ. Các giải pháp đề ra phải đảm bảo tính đồng bộ. Khi triển khai thực hiện biện pháp này khơng làm ảnh hưởng đến quy trình thực hiện các biện pháp kia. Cần có sự đồng bộ từ đội ngũ CBQL, ĐNGV và nhân viên phục vụ; đồng bộ về số lượng, chất lượng và cơ cấu thì bộ máy vận hành trong mối quan hệ ràng buộc và bổ sung cho nhau sẽ tạo thành một thể thống nhất hoạt động hiệu quả. Từ đó, tạo động lực, điều kiện để thực hiện các giải pháp.

3.2.3. Đảm bảo tính kế thừa và phát triển

Các biện pháp đề ra phải trên quan điểm kế thừa và phát triển. Những nội dung thực hiện phải dựa trên kết quả đã đạt được, những biện pháp đã thực hiện của ngành GD&ĐT và những quy định của địa phương trong những năm vừa qua. Vì vậy, các biện pháp đề xuất khơng phủ định, không mâu thuẫn với những quy định, những giải pháp đã thực hiện mà phải kế thừa, tiếp thu có chọn lọc các biện pháp đã tiến hành trước đó; đồng thời, có sự cải tiến để phù hợp, đáp ứng các yêu cầu để phát triển. Nguyên tắc kế thừa được tác giả vận dụng trong xây dựng các biện pháp nhằm phát huy các yếu tố tích cực sau: Giữ được sự ổn định trong đội ngũ, không làm xáo trộn quy chế và quy trình quản lý đã được đổi mới và đang phát huy hiệu quả; Phát triển và hoàn thiện đội ngũ về các mặt: cơ cấu, tổ chức, số lượng, chất lượng...

3.2.4. Đảm bảo tính thực tiễn và khả thi

Vấn đề quan hệ giữa lý luận và thực tiễn có tầm quan trọng đặc biệt trong triết học Mác-Lênin “Quan điểm về đời sống về thực tiễn, phải là quan điểm thứ nhất và cơ bản của lý luận về nhận thức”.

Các biện pháp được đề xuất phải đảm bảo tính khả thi, tức là phải sát với yêu cầu thực tế của ngành, phù hợp với điều kiện thực tế của các trường học và có khả năng triển khai thuận lợi trong quá trình tổ chức thực hiện, đảm bảo được tiến độ thực hiện. Khơng có những vướng mắc, khó khăn khi triển khai mà nguyên nhân là do nội dung của biện pháp quy định.

Các biện pháp đề ra phải được kiểm chứng, thử nghiệm để có căn cứ khách quan, có khả năng áp dụng vào thực tiễn và có hiệu quả cao khi thực hiện tốt, đồng bộ các biện pháp.

3.3. Đề xuất các biện pháp quản lý đội ngũ giáo viên ở các trƣờng THCS huyện Thanh Hà tỉnh Hải Dƣơng

3.3.1. Biện pháp 1: Chú trọng quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên THCS đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục THCS trong giai đoạn mới ứng yêu cầu phát triển giáo dục THCS trong giai đoạn mới

3.3.1.1. Mục đích của biện pháp

ĐNGV đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đảm bảo chất lượng về trình độ, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp; làm cơ sở cho việc quản lí phát triển ĐNGV, góp phần đảm bảo nguồn lực để tiến hành thực hiện kế hoạch đổi mới căn bản, tồn diện của ngành và góp phần quan trọng thực hiện mục tiêu của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn mới của đất nước và huyện Thanh Hà.

3.3.1.2. Nội dung của biện pháp

- Điều tra, khảo sát thực trạng ĐNGV các trường THCS của Phòng GD&ĐT huyện Thanh Hà. Trên cơ sở đó, tiến hành phân tích, đánh giá ĐNGV về số lượng, cơ cấu, chất lượng theo những mặt sau:

(1) Số lượng và cơ cấu;

(2) Trình độ đào tạo, trình độ chính trị, ngoại ngữ, tin học; (3) Năng lực chuyên môn và phẩm chất đạo đức nghề nghiệp.

- Việc đánh giá năng lực chuyên môn, phẩm chất đạo đức của ĐNGV phải căn cứ vào các văn bản, quy định hiện hành: Quy chế đánh giá xếp loại GV theo Quyết định số 06/2006/QĐ-BNV ngày 21 tháng 3 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ; Quy định Chuẩn nghề nghiệp GV THCS theo Thông tư số 30/2009/TT-BGD&ĐT ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT và kết quả công tác của GV hằng năm.

- Phòng GD&ĐT hướng dẫn các trường lập kế hoạch phát triển giáo dục nhà trường, quy hoạch cán bộ giáo viên theo từng năm, kế hoạch trong thời gian 5 năm (2010-2015), định hướng 10 năm (2015-2025). Xác định nhu cầu về số lượng, chất lượng, cơ cấu, loại hình, xây dựng quy hoạch bộ máy tổ chức, lãnh đạo các tổ chuyên môn, các bộ phận, đội ngũ giáo viên cốt cán, lãnh đạo các đoàn thể, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng phẩm chất, trình độ, năng lực.

3.3.1.3. Cách thức thực hiện biện pháp

- Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc quy hoạch phát triển ĐNGV; - Căn cứ để xây dựng kế hoạch;

+ Dựa vào kế hoạch phát triển giáo dục giai đoạn 2010-2015 và định hướng 2015-2020 của huyện Thanh Hà và Sở GD&ĐT Hải Dương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý phát triển đội ngũ giáo viên các trường trung học cơ sở huyện thanh hà tỉnh hải dương (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)