1.5. Quản lý phát triển đội ngũ giáo viên các trường THCS của Phòng
1.5.3. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng giáo viên
Cuộc sống xã hội luôn vận động và biến đổi, sự biến đổi đó có tác động đến nhà trường, do đó nhà trường cũng khơng ngừng thay đổi để phù hợp với xu thế phát triển chung của xã hội. Để đáp ứng sự thay đổi đó địi hỏi ĐNGV phải nỗ lực vươn lên không ngừng để tự hồn thiện mình. Vì vậy, việc đào tạo, bồi dưỡng ĐNGV là trách nhiệm của cơ quan quản lý giáo dục các cấp và nhà trường, công tác bồi dưỡng cần đảm bảo các yêu cầu sau:
Một là, bồi dưỡng thường xuyên về mọi mặt cho đội ngũ giáo viên: Bồi
dưỡng thường xuyên về chính trị tư tưởng giúp cho ĐNGV nắm vững về đường lối, chủ trương chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước cũng như của ngành về tình hình kinh tế - chính trị - xã hội, về xu thế phát triển của GD&ĐT. Bồi dưỡng thường xuyên về trình độ chun mơn, nghiệp vụ ĐNGV phải ln có ý thức tự học, tự bồi dưỡng thông qua tài liệu tham khảo, dự giờ, thao giảng, tham dự các lớp bồi dưỡng theo chu kỳ thường xuyên của Bộ, Sở và Phịng GD&ĐT tổ chức để nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ.
Hai là, tổ chức hội thảo chuyên đề: Giới thiệu chuyên đề mới và khó nhằm bổ sung và cập nhật kiến thức cho ĐNGV. Bồi dưỡng việc đổi mới đồng bộ về phương pháp giảng dạy và phương pháp kiểm tra đánh giá kết hợp với bồi dưỡng học sinh giỏi: Đây được coi là biện pháp tích cực góp phần nâng cao chất lượng, tay nghề cho ĐNGV và thực hiện yêu cầu chiến lược phát triên nguồn nhân lực của Đảng góp phần đào tạo nguồn nhân lực và bồi dưỡng
nhân tài cho đất nước.
Ba là, tổ chức nghiên cứu khoa học: Tạo điều kiện cho ĐNGV tham gia
nghiên cứu khoa học, viết sáng kiến kinh nghiệm, đúc rút kinh nghiệm, ứng dụng vào thực tiễn của quá trình dạy học.
Bốn là, tổ chức tham quan, thực tế: Tổ chức đi thực tế, giao lưu học tập
kinh nghiệm các đơn vị điển hình tiên tiến, các mơ hình quản lý, dạy học và giáo dục hay để giáo viên học tập kinh nghiệm, áp dụng vào thực tế giảng dạy. Tổ chức bồi dưỡng GV nhằm nâng cao trình độ mọi mặt cho GV, thể hiện ở chỗ:
a) Về phẩm chất
Phẩm chất của các giáo viên tạo nên phẩm chất của ĐNGV, phẩm chất ĐNGV tạo nên linh hồn và sức mạnh của đội ngũ này. Phẩm chất của ĐNGV trước hết được biểu hiện ở phẩm chất chính trị. Phẩm chất chính trị là yếu tố rất quan trọng giúp cho người giáo viên phải có bản lĩnh vững vàng trước những biến động của xã hội. Trên cơ sở đó thực hiện hoạt động giáo dục toàn diện, định hướng xây dựng nhân cách cho học sinh có hiệu quả. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Chính trị là linh hồn, chun mơn là cái xác”. Nói tóm lại, chính trị là đức, chun mơn là tài, có tài mà khơng có đức thì làm việc gì cũng khó. Bên cạnh việc nỗ lực phấn đấu nâng cao trình độ chun mơn, kỹ năng sư phạm, người giáo viên có bản lĩnh chính trị vững vàng. Khi có bản lĩnh chính trị vững vàng sẽ giúp người GV có niềm tin vào tương lai tươi sáng của đất nước và có khả năng xử lý được những tình huống chính trị nảy sinh trong hoạt động đào tạo. ĐNGV là một trong những lực lượng trực tiếp xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển, thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ chính trị của ngành. Khơng thể cụ thể hóa chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối giáo dục của Đảng và đưa nghị quyết vào cuộc sống nếu ĐNGV khơng có một trình độ chính trị nhất định và khơng được cập nhật với tình hình chính trị ln diễn biến sơi động.
Giáo dục có tính chất tồn diện, bên cạnh việc dạy “chữ” và dạy
“người” thì điều cốt lõi nhất là dạy cho học sinh cách làm người, xây dựng
những nhân cách tốt cho học sinh. Trong xã hội hiện đại, với sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin và truyền thông, học sinh các trường THCS đã và đang trực tiếp đón nhận nhiều luồng tri thức, nhiều luồng văn hóa khác nhau. Sự nhạy cảm cũng như đặc tính ln thích hướng tới cái mới của tuổi trẻ, rất cần có sự định hướng trong việc tiếp cận và tiếp nhận các luồng thơng tin đó. Việc khơng ngừng nâng cao phẩm chất chính trị cho ĐNGV là rất cần thiết, bảo đảm tính định hướng xã hội chủ nghĩa, đáp ứng với yêu cầu phát triển của nền giáo dục Việt Nam.
Phẩm chất đạo đức mẫu mực cũng là một trong những tiêu chuẩn hàng đầu của nhà giáo. Cùng với năng lực chuyên môn, phẩm chất đạo đức được coi là yếu tố nền tảng của nhà giáo. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Người cách mạng phải có đạo đức, khơng có đạo đức thì dù có tài giỏi đến
mấy cũng khơng lãnh đạo được nhân dân”. Trong sự nghiệp “trồng người”
phẩm chất đạo đức ln có vị trí nền tảng. Nhà giáo nói chung và ĐNGV nói riêng phải có phẩm chất đạo đức trong sáng, phải “cần, kiệm, liêm, chính, chí
cơng, vơ tư,” để trở thành tấm gương cho thế hệ trẻ noi theo, để giáo dục đạo
đức và xây dựng nhân cách tốt đẹp cho các em học sinh.
b) Về trình độ
Trình độ ĐNGV là yếu tố phản ánh chính khả năng trí tuệ của người GV, đồng thời cũng là điều kiện cần thiết để họ thực hiện hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học.
Trình độ ĐNGV trước hết thể hiện thông qua quá trình đào tạo, bồi dưỡng về chun mơn, nghiệp vụ.
Trình độ của ĐNGV còn được thể hiện ở khả năng tiếp cận và cập nhật của đội ngũ này với những thành tựu mới của thế giới, những tri thức khoa học hiện đại, những đổi mới trong GD&ĐT để vận dụng trực tiếp vào hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học của mình. Mặt khác, trong xu thế phát triển
của khoa học hiện đại, ngoại ngữ và tin học cũng là những công cụ vô cùng quan trọng giúp người GV tiếp cận với tri thức khoa học tiên tiến của thế giới, tăng cường hợp tác và giao lưu quốc tế để nâng cao trình độ, năng lực giảng dạy và khả năng đổi mới. Hiện nay, trình độ về ngoại ngữ và tin học của ĐNGV đã và đang được nâng cao, tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế và bất cập.
c) Về năng lực
Đối với ĐNGV, năng lực được hiểu là trên cơ sở hệ thống những tri thức mà người GV được trang bị, họ phải hình thành và nắm vững hệ thống các kỹ năng để tiến hành hoạt động sư phạm có hiệu quả. Kỹ năng của người GV được hiểu là khả năng vận dụng những kiến thức thu được vào hoạt động sư phạm và biến nó thành kỹ xảo. Kỹ xảo là kỹ năng đạt tới mức thuần thục.
Giảng dạy là hoạt động cơ bản, đặc trưng của người GV THCS. Năng lực giảng dạy của người GV là khả năng đáp ứng yêu cầu học tập, nâng cao trình độ học vấn của đối tượng; là khả năng đáp ứng sự tăng quy mô đào tạo; là khả năng truyền thụ tri thức mới cho học sinh… Điều đó phụ thuộc rất lớn ở trình độ, kỹ năng của người GV, điều kiện và thiết bị dạy học và chủ yếu là được thể hiện ở chất lượng sản phẩm do họ tạo ra, đó là chất lượng và hiệu quả đào tạo.
Năng lực giảng dạy của người GV được thể hiện ở chỗ: họ là người khuyến khích, hướng dẫn, gợi mở các vấn đề để học sinh phát huy tư duy độc lập và khả năng sáng tạo của mình trong học tập và tìm kiếm chân lý khoa học.
Hiện nay thị trường sức lao động phát triển rất sơi động địi hỏi người GV có trình độ, năng lực, kinh nghiệm và nghệ thuật sư phạm tạo điều kiện cho học sinh phát triển nhân cách, định hướng cho họ những con đường để tiếp cận chân lý khoa học, giúp học sinh phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, bồi dưỡng năng lực học tập và năng lực thích nghi cho học sinh.
Cơng tác tự bồi dưỡng của GV trong các trường THCS không chỉ tạo điều kiện để nâng cao trình độ chun mơn, năng lực giảng dạy, chất lượng bài giảng và rèn luyện năng lực xử lý tình huống cho người GV trước những
vấn đề bức xúc của thực tiễn mà còn làm tăng chất lượng giáo dục cho nhà trường. Việc nâng cao trình độ của ĐNGV nhằm xây dựng và phát triển nhân cách cho học sinh, xây dựng cho họ bản lĩnh khoa học và chính trị, đồng thời góp phần vào tiềm lực khoa học và công nghệ nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH-HĐH đất nước.