Những nguyên tắc đề xuất các biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý phát triển đội ngũ giáo viên các trường trung học cơ sở huyện thanh hà tỉnh hải dương (Trang 88)

3.2.1. Đảm bảo tính mục đích

Tất cả các hoạt động giáo dục trong nhà trường nói chung đều nhằm hướng đến mục đích của giáo dục. Khi xây dựng mục tiêu phát triển ĐNGV cần phải cân nhắc một cách kỹ lưỡng, sao cho vừa phù hợp với nội dung, với mục tiêu chung và tình hình thực tế của địa phương trong việc phát triển ĐNGV của huyện Thanh Hà.

3.2.2. Đảm bảo tính hệ thống và đồng bộ

Công tác quản lý phát triển ĐNGV xét dưới góc độ quản lý, hoạt động của tổ chức bao giờ cũng mang tính hệ thống chặt chẽ. Các giải pháp đề ra phải đảm bảo tính đồng bộ. Khi triển khai thực hiện biện pháp này khơng làm ảnh hưởng đến quy trình thực hiện các biện pháp kia. Cần có sự đồng bộ từ đội ngũ CBQL, ĐNGV và nhân viên phục vụ; đồng bộ về số lượng, chất lượng và cơ cấu thì bộ máy vận hành trong mối quan hệ ràng buộc và bổ sung cho nhau sẽ tạo thành một thể thống nhất hoạt động hiệu quả. Từ đó, tạo động lực, điều kiện để thực hiện các giải pháp.

3.2.3. Đảm bảo tính kế thừa và phát triển

Các biện pháp đề ra phải trên quan điểm kế thừa và phát triển. Những nội dung thực hiện phải dựa trên kết quả đã đạt được, những biện pháp đã thực hiện của ngành GD&ĐT và những quy định của địa phương trong những năm vừa qua. Vì vậy, các biện pháp đề xuất khơng phủ định, không mâu thuẫn với những quy định, những giải pháp đã thực hiện mà phải kế thừa, tiếp thu có chọn lọc các biện pháp đã tiến hành trước đó; đồng thời, có sự cải tiến để phù hợp, đáp ứng các yêu cầu để phát triển. Nguyên tắc kế thừa được tác giả vận dụng trong xây dựng các biện pháp nhằm phát huy các yếu tố tích cực sau: Giữ được sự ổn định trong đội ngũ, khơng làm xáo trộn quy chế và quy trình quản lý đã được đổi mới và đang phát huy hiệu quả; Phát triển và hoàn thiện đội ngũ về các mặt: cơ cấu, tổ chức, số lượng, chất lượng...

3.2.4. Đảm bảo tính thực tiễn và khả thi

Vấn đề quan hệ giữa lý luận và thực tiễn có tầm quan trọng đặc biệt trong triết học Mác-Lênin “Quan điểm về đời sống về thực tiễn, phải là quan điểm thứ nhất và cơ bản của lý luận về nhận thức”.

Các biện pháp được đề xuất phải đảm bảo tính khả thi, tức là phải sát với yêu cầu thực tế của ngành, phù hợp với điều kiện thực tế của các trường học và có khả năng triển khai thuận lợi trong quá trình tổ chức thực hiện, đảm bảo được tiến độ thực hiện. Khơng có những vướng mắc, khó khăn khi triển khai mà nguyên nhân là do nội dung của biện pháp quy định.

Các biện pháp đề ra phải được kiểm chứng, thử nghiệm để có căn cứ khách quan, có khả năng áp dụng vào thực tiễn và có hiệu quả cao khi thực hiện tốt, đồng bộ các biện pháp.

3.3. Đề xuất các biện pháp quản lý đội ngũ giáo viên ở các trƣờng THCS huyện Thanh Hà tỉnh Hải Dƣơng

3.3.1. Biện pháp 1: Chú trọng quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên THCS đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục THCS trong giai đoạn mới ứng yêu cầu phát triển giáo dục THCS trong giai đoạn mới

3.3.1.1. Mục đích của biện pháp

ĐNGV đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đảm bảo chất lượng về trình độ, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp; làm cơ sở cho việc quản lí phát triển ĐNGV, góp phần đảm bảo nguồn lực để tiến hành thực hiện kế hoạch đổi mới căn bản, tồn diện của ngành và góp phần quan trọng thực hiện mục tiêu của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn mới của đất nước và huyện Thanh Hà.

3.3.1.2. Nội dung của biện pháp

- Điều tra, khảo sát thực trạng ĐNGV các trường THCS của Phòng GD&ĐT huyện Thanh Hà. Trên cơ sở đó, tiến hành phân tích, đánh giá ĐNGV về số lượng, cơ cấu, chất lượng theo những mặt sau:

(1) Số lượng và cơ cấu;

(2) Trình độ đào tạo, trình độ chính trị, ngoại ngữ, tin học; (3) Năng lực chuyên môn và phẩm chất đạo đức nghề nghiệp.

- Việc đánh giá năng lực chuyên môn, phẩm chất đạo đức của ĐNGV phải căn cứ vào các văn bản, quy định hiện hành: Quy chế đánh giá xếp loại GV theo Quyết định số 06/2006/QĐ-BNV ngày 21 tháng 3 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ; Quy định Chuẩn nghề nghiệp GV THCS theo Thông tư số 30/2009/TT-BGD&ĐT ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT và kết quả cơng tác của GV hằng năm.

- Phịng GD&ĐT hướng dẫn các trường lập kế hoạch phát triển giáo dục nhà trường, quy hoạch cán bộ giáo viên theo từng năm, kế hoạch trong thời gian 5 năm (2010-2015), định hướng 10 năm (2015-2025). Xác định nhu cầu về số lượng, chất lượng, cơ cấu, loại hình, xây dựng quy hoạch bộ máy tổ chức, lãnh đạo các tổ chuyên môn, các bộ phận, đội ngũ giáo viên cốt cán, lãnh đạo các đoàn thể, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng phẩm chất, trình độ, năng lực.

3.3.1.3. Cách thức thực hiện biện pháp

- Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc quy hoạch phát triển ĐNGV; - Căn cứ để xây dựng kế hoạch;

+ Dựa vào kế hoạch phát triển giáo dục giai đoạn 2010-2015 và định hướng 2015-2020 của huyện Thanh Hà và Sở GD&ĐT Hải Dương.

+ Dựa vào thực trạng ĐNGV THCS của huyện Thanh Hà về số lượng, cơ cấu, trình độ, phẩm chất năng lực và kế hoạch phát triển nhà trường.

+ Căn cứ các số liệu thống kê về số lượng học sinh từ cấp mầm non đến THCS, dự báo quy mô học sinh của trường, định mức học sinh/lớp, giáo viên/lớp, cơ cấu bộ môn, số giáo viên nghỉ hưu, luân chuyển, điều động…

+ Dự kiến các nguồn lực thực hiện kế hoạch (nhân lực, vật lực và tài lực). - Phòng GD&ĐT xây dựng kế hoạch trung hạn và dài hạn cho phù hợp nhằm đáp ứng nhu cầu ĐNGV của huyện Thanh Hà, đồng thời cần chủ động rà soát đội ngũ, cử đi đào tạo đạt chuẩn và nâng tỷ lệ trên chuẩn đảm bảo phù hợp, cân đối giữa các môn.

- Xây dựng kế hoạch gồm 2 giai đoạn: Xây dựng kế hoạch sơ bộ và kế hoạch chính thức. Kế hoạch sơ bộ có thể xây dựng từ các bộ phận, các tổ chuyên môn hoặc do tổ xây dựng kế hoạch khởi thảo. Kế hoạch sơ bộ sau khi được xây dựng xong đưa ra tập thể bàn bạc góp ý kiến, tổ kế hoạch chỉnh sửa, bổ sung hồn chỉnh kế hoạch, hiệu trưởng trình cấp trên phê duyệt và tổ chức thực hiện.

- Việc tổ chức thực hiện kế hoạch thường thực hiện theo các bước: + Triển khai kế hoạch tới tất cả cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường. + Phân công nhiệm vụ cụ thể cho các bộ phận và cá nhân sao cho đúng người, đúng việc, đúng quy định, đúng chức năng quyền hạn của từng bộ phận, cá nhân trong đó tính đến năng lực của từng người, lường trước những khó khăn họ có thể gặp phải để tư vấn, giúp đỡ, tìm cách khắc phục.

+ Phân bổ kinh phí và các điều kiện vật chất hợp lý, xây dựng cơ chế làm việc của từng nhóm. Dự kiến thực hiện kế hoạch về nguồn lực bao gồm nhân lực, vật lực, tài lực, tin lực, thời gian…

+ Ra các quyết định để các hoạt động của nhà trường diễn ra phù hợp với kế hoạch và đạt được mục tiêu kế hoạch đề ra.

+ Thường xuyên theo dõi, giám sát việc thực hiện kế hoạch; kiểm tra, đánh giá theo định kỳ hoặc theo yêu cầu công việc về mức độ đạt được so với

mục tiêu để có sự điều chỉnh bổ sung kịp thời.

- Thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng, đề bạt, bổ nhiệm đảm bảo thực hiện đúng các bước, theo quy trình.

- Hằng năm, Phịng GD&ĐT mở rộng thêm đối tượng tuyển dụng thu hút sinh viên tốt nghiệp đại học, đặc biệt là sinh viên khá, giỏi ở các tỉnh khác để đảm bảo đủ số lượng giáo viên. Lập danh sách đề nghị Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Dương tiếp tục gửi đi đào tạo các lớp tạo nguồn, trong đó chú trọng đến đối tượng khá, giỏi. Trong thực hiện quy hoạch chú ý đến sự hợp lý về cơ cấu theo bộ mơn, loại hình, giới tính, để bố trí, sắp xếp hợp lý, tránh tình trạng thừa thiếu cục bộ giữa các trường.

- Phòng GD&ĐT cần thực hiện một số công việc cụ thể trong quy hoạch như: kế hoạch hóa cơng tác tuyển dụng, sàng lọc đội ngũ, sắp xếp đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm, đề bạt cán bộ…

3.3.1.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

Công tác quy hoạch phát triển ĐNGV là một nội dung có nhiều yếu tố liên quan, đặc biệt là chủ trương, chính sách phát triển GD&ĐT tại địa phương. Vì vậy, để thực hiện tốt quy hoạch, đòi hỏi Phòng GD&ĐT huyện phải:

- Phối hợp với Phịng Nội vụ, Phịng Tài chính kế hoạch, các ban ngành có liên quan để thống nhất chủ trương xây dựng quy hoạch phát triển ĐNGV thực hiện có tính khả thi.

- Việc xây dựng quy hoạch phát triển ĐNGV thực hiện có hiệu quả khi từng trường làm tốt việc xây dựng quy hoạch phát triển ĐNGV của đơn vị, đảm bảo tính chính xác, trung thực.

- Phịng GD&ĐT tổ chức tổng hợp quy hoạch của từng trường học, phân tích, đánh giá và căn cứ quy hoạch phát triển chung của huyện về quy mô phát triển dân cư, kinh tế - xã hội, những chính sách phát triển của huyện để xây dựng quy hoạch chung của ngành đảm bảo tính khoa học và hiệu quả phù hợp với sự phát triển và yêu cầu đổi mới của ngành, huyện, thành phố.

3.3.2. Biện pháp 2: Đổi mới tuyển dụng giáo viên theo hướng phân cấp quản lý và đảm bảo chất lượng tuyển dụng và đảm bảo chất lượng tuyển dụng

3.3.2.1. Mục đích của biện pháp

- Đổi mới tuyển dụng GV theo hướng phân cấp quản lí và đảm bảo chất lượng tuyển dụng cho các trường THCS. Như vậy sẽ tạo điều kiện cho các nhà trường chủ động, đề cao vai trò của hiệu trưởng, các tổ chức đoàn thể và phát huy năng lực làm chủ của ĐNGV. Thực hiện đổi mới cơng tác quản lí, đáp ứng yêu cầu xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của huyện Thanh Hà trong tình hình mới.

- Xác định những vị trí cịn thiếu GV để có kế hoạch bổ sung kịp thời, kiện toàn bộ máy tổ chức phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ từng năm học.

3.3.2.2. Nội dung của biện pháp

Để khắc phục những tồn tại trong công tác tuyển dụng ĐNGV của các nhà trường trong thời gian quan, nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của việc đổi mới chương trình, nội dung giáo dục THCS và đổi mới căn bản, toàn diện của GD&ĐT trong những năm tới, việc đổi mới cơng tác quản lí, tăng cường phân cấp, giao quyền tự chủ cho các đơn vị là rất cần thiết, là phương thức mới trong cơng tác đổi mới quản lí hiện nay. Để thực hiện có hiệu quả cần tiến hành một số nội dung sau:

- Đổi mới tư duy phân cấp quản lý trong giáo dục, nhận thức rõ vai trò của việc phân cấp quản lí, có sự phân cấp quản lí hợp lí, khoa học đối với các đơn vị, trường học;

- Rà soát những nhiệm vụ, quyền hạn của các trường THCS, nhiệm vụ, quyền hạn của hiệu trưởng về cơng tác quản lí đội ngũ cán bộ, cơng chức, viên chức, quản lí hành chính,… theo phân cấp;

- Điều chỉnh, bổ sung những nhiệm vụ theo hướng tăng cường phân cấp quản lí, tăng cường giao quyền tự chủ cho các trường, phát huy vai trò quản lí của hiệu trưởng, tăng cường vai trị của các tổ chức Đảng, Cơng đồn, Đồn thanh niên,… trong cơng tác xây dựng, phát triển ĐNGV tại các trường;

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá cơng tác quản lí của hiệu trưởng các đơn vị trường học, rút kinh nghiệm và tổ chức thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lí, điều hành của CBQL và trách nhiệm của hiệu trưởng trong công tác quản lí phát triển ĐNGV tại đơn vị mình.

3.3.2.3. Cách thức thực hiện biện pháp

- Hằng năm sau khi kết thúc năm học, Phòng GD&ĐT chỉ đạo Hiệu trưởng các trường rà soát lại số lượng đội ngũ giáo viên theo từng bộ môn so với định mức quy định của Bộ GD&ĐT, căn cứ số giáo viên nghỉ hưu, giáo viên thuyên chuyển công tác, xác định các bộ phận còn thiếu, chủ động tham mưu với Phịng GD&ĐT Thanh Hà có kế hoạch tuyển chọn, bổ sung kịp thời, hợp lý. Tuy nhiên, ngồi việc rà sốt đội ngũ theo từng năm, Hiệu trưởng còn phải dự báo được từ 4 đến 5 năm để chủ động về nguồn lực.

- Đối với giáo viên đã trúng tuyển, chỉ đạo và trao quyền cho Hiệu trưởng các nhà trường phân công giáo viên hướng dẫn tập sự, giúp đỡ trong q trình cơng tác như dự giờ, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ được giao, thu thập các thông tin qua đồng nghiệp, học sinh, phụ huynh, qua sinh hoạt, giao tiếp… để có đánh giá chính xác giáo viên. Hết thời gian thử việc, Hiệu trưởng thành lập hội đồng xét, nếu giáo viên đáp ứng được yêu cầu về năng lực chun mơn- nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức thì đề nghị bổ nhiệm vào ngạch viên chức Nhà nước.

- Có kế hoạch, giải quyết hợp lý đối với giáo viên năng lực chuyên môn không đáp ứng được yêu cầu.

- Chỉ đạo sự phân công cụ thể trong Ban giám hiệu, các bộ phận và tổ bộ môn của các trường.

+ Đối với Ban giám hiệu: Hiệu trưởng phụ trách công tác tổ chức nhân sự, xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học, quản lý giáo viên, nhân viên, học sinh, phân công công tác kiểm tra đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của giáo viên, nhân viên, thực hiện chế độ chính sách đối với giáo viên, tổ chức thực hiện quy chế dân chủ trong nhà trường, thực hiện công tác thi đua,

khen thưởng. Các phó hiệu trưởng thực hiện và chịu trách nhiệm trước hiệu trưởng nhiệm vụ được phân công, cùng hiệu trưởng chịu trách nhiệm trước cấp trên về công việc được giao, thay mặt hiệu trưởng điều hành hoạt động của nhà trường khi được ủy quyền.

+ Đối với tổ chuyên môn: Giáo viên được biên chế theo tổ bộ mơn hoặc nhóm mơn học; mỗi tổ chun mơn có một tổ trưởng và một tổ phó do hiệu trưởng quyết định bổ nhiệm; tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học chung của tổ, hướng dẫn xây dựng kế hoạch và quản lý kế hoạch cá nhân của tổ viên, tổ chức thực hiện kế hoạch dạy học; tổ chức bồi dưỡng chuyên môn - nghiệp vụ; tổ chức sinh hoạt chuyên môn, đề xuất khen thưởng, kỷ luật đối với giáo viên.

+ Đối với giáo viên: Xây dựng kế hoạch năm học và thực hiện kế hoạch dạy học và kế hoạch giáo dục; chuẩn bị bài soạn, thiết bị, đồ dùng dạy học, thí nghiệm; chấm trả bài, thực hiện ghi hồ sơ, sổ sách theo quy định, thực hiện nghiêm túc quy chế chuyên môn và kỷ luật lao động, thực hiện tốt các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật, chịu sự kiểm tra của hiệu trưởng và các cấp quản lý.

+ Lựa chọn giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp: Giáo viên làm công tác chủ nhiệm phải là những giáo viên nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm cao, có kinh nghiệm trong quản lý học sinh.

+ Phân cơng giáo viên có trình độ chun mơn vững, có tinh thần trách nhiệm cao dạy các lớp học môn nâng cao.

+ Cân đối số tiết, số lớp để phân công nhiệm vụ một cách khoa học cho từng bộ phận và cá nhân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý phát triển đội ngũ giáo viên các trường trung học cơ sở huyện thanh hà tỉnh hải dương (Trang 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)