Mỗi biện pháp nêu trên có vị trí, tầm quan trọng và phạm vi tác động nhất định đến phát triển ĐNGV THCS nhưng giữa chúng lại có quan hệ máu thịt với nhau trong việc thực hiện mục tiêu phát triển ĐNGV các trường THCS của huyện Thanh Hà.
Thực hiện tốt công tác quy hoạch phát triển ĐNGV sẽ làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch thực hiện các biện pháp khác có hiệu quả. Đồng thời, thực hiện tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng, tạo cơ chế, chính sách đối với GV,… sẽ giúp cho cơng tác quy hoạch ĐNGV thuận lợi và có hiệu quả tốt hơn.
Đổi mới tuyển dụng GV theo hướng phân cấp quản lí sẽ giúp cho các nhà trường chủ động, phát huy tốt vai trò của người hiệu trưởng, giao quyền tự chủ cho các đơn vị chủ động trong việc tuyển chọn và sử dụng GV.
Phòng GD&ĐT chỉ đạo, tổ chức tốt các hoạt động dạy học và các phong trào thi đua, từ đó tạo điều kiện tốt cho việc thực hiện các biện pháp đào tạo, bồi dưỡng; tham mưa và chỉ đạo sâu sát công tác đánh giá GV theo chuẩn nghề nghiệp.
Nếu làm tốt công tác đánh giá GV theo chuẩn nghề nghiệp, sẽ giúp cho nhà trường, cho Phịng GD&ĐT xây dựng được ĐNGV có phẩm chất đạo đức và kí năng sư phạm tốt. Từ uy tín của trường và của Phịng sẽ thu hút nhiều GV có năng lực và say mê, tâm huyết với sự nghiệp giáo dục tại huyện Thanh Hà.
Nói tóm lại, các biện pháp trên, mỗi biện pháp là tiền đề, là điều kiện và cũng là hệ quả của những biện pháp cịn lại. Vì vậy, để đạt được mục tiêu xây dựng phát triển ĐNGV THCS huyện Thanh Hà đáp ứng yêu cầu đổi mới GD&ĐT thì phải thực hiện đồng bộ 5 biện pháp nêu trên.
Tổ hợp mối quan hệ giữa các biện pháp được mơ hình hóa bằng sơ đồ sau:
Hình 3.2. Mối liên hệ giữa các biện pháp
Biện pháp 2 Biện pháp 1 Biện pháp 5 pháp 3 Biện Biện pháp 4