Đánh giá mức độ thực hiện lập quy hoạch phát triển ĐNGV

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý phát triển đội ngũ giáo viên các trường trung học cơ sở huyện thanh hà tỉnh hải dương (Trang 68 - 70)

TT NỘI DUNG MỨC ĐỘ THỰC HIỆN Tổng điểm Tổng TB X Thứ bậc Tốt Khá TB Yếu 1 Lập quy hoạch tổng thể dài hạn 5 năm 98 74 14 9 465 2,33 6

2 Lập quy hoạch trung hạn

3 năm 101 75 13 6 466 2,38 5

3 Lập quy hoạch niên hạn 1 năm 108 81 4 2 490 2,51 2

4 Hướng dẫn các trường lập

quy hoạch dài hạn 100 85 7 3 477 2,44 4 5 Hướng dẫn các trường lập

quy hoạch trung hạn 103 87 3 2 486 2,49 3 6 Hướng dẫn các trường lập

quy hoạch hàng năm 141 50 4 0 527 2,70 1

Trung bình 485 2,47

Nhận xét: Từ bảng 2.9 nêu trên, có thể kết luận:

- Mức độ thực hiện lập quy hoạch phát triển ĐNGV của Phòng GD&ĐT huyện Thanh Hà chỉ dừng lại ở mức hướng dẫn các trường lập quy hoạch xây dựng trong 1 năm học. Cho nên, mức độ thực hiện hướng dẫn các trường lập quy hoạch hàng năm đạt khá cao (X = 2,70, xếp thứ bậc 1/6).

- 3 nội dung thực hiện có mức độ thực hiện thấp: Lập quy hoạch tổng thể dài hạn 5 năm (X = 2,33, xếp thứ bậc 6/6); Lập quy hoạch trung hạn 3 năm (X = 2,38, xếp thứ bậc 5/6) và Hướng dẫn các trường lập quy hoạch dài hạn (X = 2,44, xếp thứ bậc 4/6) là hoàn toàn phù hợp với việc lập quy hoạch phát triển ĐNGV của huyện Thanh Hà. Hiện nay, Phòng GD&ĐT chưa xây dựng quy hoạch phát triển ĐNGV nói chung và ĐNGV THCS nói riêng; chỉ xây dựng quy hoạch tổng thể của ngành GD&ĐT huyện đến năm 2020. Trong quy hoạch này có đưa ra giải pháp xây dựng ĐNGV trong đó chỉ yêu cầu đủ số GV theo quy định, chưa yêu cầu về cơ cấu, chất lượng GV…

2.4.2. Tuyển dụng, sử dụng đội ngũ giáo viên

2.4.2.1. Tuyển dụng giáo viên

Theo báo cáo của Phòng GD&ĐT, ĐNGV THCS huyện Thanh Hà những năm gần đây, việc tuyển chọn GV chủ yếu là sinh viên các trường ĐHSP Hà Nội, CĐSP Hải Dương, CĐ nhạc họa TW, ĐHSP Thái Nguyên. Hằng năm Phịng GD&ĐT cũng tiếp nhận GV ngồi huyện và một số tỉnh Lai Châu, Điện Biên, Sơn La về công tác tại huyện theo nguyện vọng và tuyển chọn GV theo đề án phát triển nguồn nhân lực.

Số lượng giáo viên cuối năm học ở mỗi trường thường thay đổi do GV nghỉ hưu, chuyển trường, chuyển công tác khác…; đồng thời, xác định tăng, giảm GV do tăng, giảm quy mô về học sinh, trường, lớp.

Trên cơ sở biên chế, lao động được giao phù hợp với quy mô phát triển của từng trường học, Phòng GD&ĐT đã phối hợp với Phòng Nội vụ huyện xây dựng kế hoạch tuyển mới GV THCS. Việc tuyển GV không được thực hiện công khai, thiếu khách quan, chủ yếu dựa trên các mối quan hệ quen biết để hợp đồng GV; hiệu trưởng nhà trường khơng có quyền quyết định tuyển GV; nhà trường thường khơng đề ra các tiêu chí về trình độ, năng lực, phẩm chất đạo đức để tuyển chọn, cũng như chưa thực hiện các quy trình tuyển chọn GV theo hướng dẫn của cấp trên. Vì vậy, với cách làm này, trách nhiệm chính là của Phịng GD&ĐT, do đó một số GV chưa thực sự đáp ứng với yêu cầu về

trình độ, năng lực, phẩm chất nhà giáo. Trong số những GV hợp đồng lao động, có GV tốt nghiệp chuyên ngành khác, được bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm. Qua trao đổi với nhiều CBQL, GV, những GV này thường hạn chế về trình độ và phương pháp dạy học, phần nào đã ảnh hưởng đến chất lượng dạy học. Hiện nay, có sự mâu thuẫn giữa cung và cầu GV; sinh viên sư phạm ra trường nhiều nhưng nhu cầu tuyển chọn GV ít, nhiều sinh viên khơng có việc làm, trong đó có khơng ít là sinh viên giỏi, xuất sắc. Do vậy, cần xem xét việc tuyển chọn GV đối với đối tượng này để các trường có thể chọn được ĐNGV có chất lượng, đáp ứng về trình độ năng lực, có tâm huyết với nghề.

Kết quả số lượng GV THCS tuyển năm 2014 của Phòng GD&ĐT huyện Thanh Hà tỉnh Hải Dương cụ thể từng môn như sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý phát triển đội ngũ giáo viên các trường trung học cơ sở huyện thanh hà tỉnh hải dương (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)