Biện pháp 3: Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý phát triển đội ngũ giáo viên các trường trung học cơ sở huyện thanh hà tỉnh hải dương (Trang 96 - 102)

3.3. Đề xuất các biện pháp quản lý đội ngũ giáo viên ở các trường THCS

3.3.3. Biện pháp 3: Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn,

nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục THCS

3.3.3.1. Mục đích của biện pháp

- Cơng tác đào tạo, bồi dưỡng góp phần quan trọng đến việc nâng cao chất lượng ĐNGV về trình độ, năng lực chun mơn, đạo đức nghề nghiệp, đáp ứng yêu cầu đổi mới sự nghiệp GD&ĐT. Công tác đào tạo, bồi dưỡng ĐNGV nói chung, GV THCS nói riêng là một trong những việc làm hết sức cần thiết và phải được tiến hành thường thuyên, liên tục, cần đổi mới khắc phục được những hạn chế và đáp những yêu cầu mới của ngành trong thời gian tới.

3.3.3.2. Nội dung của biện pháp

- Kế hoạch hóa cơng tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên theo từng năm; xây dựng nội dung bồi dưỡng về các mặt sau đây:

- Bồi dưỡng nâng cao nhận thức tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức; - Bồi dưỡng trình độ, năng lực chun mơn - nghiệp vụ;

- Bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ sư phạm; - Bồi dưỡng kiến thức ngoại ngữ, tin học; - Bồi dưỡng kiến thức hỗ trợ khác.

Hình 3.1. Nội dung bồi dƣỡng đội ngũ giáo viên

Đào tạo bồi dưỡng trình độ, năng lực chun mơn- nghiệp vụ: đây là việc làm thường xuyên trong suốt quá trình dạy học của người giáo viên. Bồi dưỡng giáo viên có kiến thức bộ mơn vững chắc, sâu rộng, các kiến thức còn thiếu, hổng, kiến thức cập nhật, nâng cao của bộ môn. Đối với giáo viên chưa đạt chuẩn thì bồi dưỡng để đạt chuẩn theo quy định. Đối với giáo viên chuyên môn vững vàng thì đào tạo trên chuẩn, cụ thể:

+ Bồi dưỡng đổi mới phương pháp dạy học; + Bồi dưỡng năng lực ra đề và kiểm tra đánh giá; + Bồi dưỡng năng lực thiết kế, tổ chức dạy học; + Cập nhật kiến thức mới.

Bồi dưỡng nâng cao tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, lương tâm nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên: Bồi dưỡng phẩm chất của người cơng dân, đó là tập trung bồi dưỡng các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước góp phần nâng cao bản lĩnh chính trị, lập trường tư tưởng vững vàng theo quan điểm giáo dục, có phẩm chất đạo đức tốt, yêu nước, yêu nghề; bồi dưỡng phẩm chất nhà giáo, đó là sự mẫu mực, vị tha, khiêm tốn và tận tụy, u nghề và hết lịng vì thế hệ trẻ; bồi dưỡng lý tưởng gắn liền với

NỘI DUNG BỒI DƯỠNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN

Phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, lương tâm nghề nghiệp Trình độ kiến thức, năng lực chun mơn Kỹ năng nghiệp vụ sư phạm Trình độ tin học, ngoại ngữ Các kiến thức bổ trợ khác

việc bồi dưỡng phẩm chất nghề nghiệp của giáo viên, đó là tinh thần tự lực, ý chí vượt khó và sáng tạo, tinh thần đồn kết tương trợ, hợp tác, ý thức tổ chức kỷ luật, sự mẫu mực về mọi mặt.

Đào tạo về kỹ năng nghiệp vụ sư phạm: Phương pháp giảng dạy, kỹ năng thiết kế tổ chức dạy học, kỹ năng tổ chức các hoạt động giáo dục, giáo dục kỹ năng sống, kỹ năng khai thác và sử dụng thiết bị dạy học hiện đại.

Đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ: Bồi dưỡng giáo viên có trình độ ngoại ngữ nhất định (đặc biệt là Tiếng Anh) để qua đó có thể giao tiếp, đọc được các tài liệu tham khảo nước ngoài làm phong phú thêm vốn kiến thức của mình.

Bồi dưỡng kiến thức tin học: Ngày nay công nghệ thông tin đã tác động sâu sắc đến mọi mặt của đời sống xã hội và giáo dục. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và dạy học ngày càng trở nên quan trọng. Vì vậy, bồi dưỡng tin học cho đội ngũ giáo viên là hết sức cần thiết. Các nhà trường cần chú trọng đầu tư hạ tầng cơng nghệ thơng tin, tích cực tổ chức các lớp bồi dưỡng tại trường, giao nhiệm vụ cho giáo viên tin học đảm nhiệm để giúp giáo viên khai thác mạng internet, khai thác các nguồn học liệu mở, ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin trong dạy học.

Bồi dưỡng kiến thức bổ trợ khác nhằm làm phong phú thêm vốn kiến thức hiểu biết xã hội hỗ trợ cho hoạt động dạy học và giáo dục học sinh.

3.3.3.3. Cách thức thực hiện biện pháp

Để thực hiện có hiệu quả cơng tác đào tạo, bồi dưỡng ĐNGV, cần chú ý làm tốt những việc sau:

- Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng giáo viên.

- Xác định các lĩnh vực, các đối tượng cụ thể cần đào tạo, bồi dưỡng, trình độ đạt được sau đào tào, bồi dưỡng, việc bố trí, sắp xếp sau đào tạo, bồi dưỡng.

- Dự kiến hình thức tổ chức: đào tạo tập trung, tại chức hay chuyên tu, bồi dưỡng theo chu kỳ hoặc bồi dưỡng thường xuyên…

- Dự kiến các nguồn lực để thực hiện cơng việc đào tạo, bồi dưỡng gồm có tài lực, vật lực, người thực hiện, dự kiến thời gian.

- Thông qua kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng để đội ngũ giáo viên nắm rõ chương trình, nội dung, thời gian bồi dưỡng, hình thức tổ chức, từ đó có sự chủ động tham gia thực hiện.

- Tuyên truyền cho đội ngũ giáo viên thấy được tầm quan trọng của công tác đào tạo, bồi dưỡng, làm cho họ hiểu đây là nhiệm vụ thường xuyên của giáo viên để từ đó nâng cao ý thức vươn lên tự bồi dưỡng. Thực hiện nghiêm túc việc tự bồi dưỡng, khơng ngừng nâng cao trình độ chun mơn- nghiệo vụ, đáp ứng ngày càng tốt yêu cầu dạy học chính là thể hiện trách nhiệm trước phụ huynh, học sinh và nhân dân.

- Tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng.

- Xác định chức năng và nhiệm vụ cho từng bộ phận, từng cá nhân, xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên.

- Liên hệ với các cơ sở giáo dục có chức năng đào tạo, bồi dưỡng để đăng ký, thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, lựa chọn các hình thức phù hợp.

- Chỉ đạo tổ chức thực hiện bồi dưỡng tại các trường, trong đó tổ trưởng chun mơn, giáo viên dạy giỏi là cốt cán trong việc bồi dưỡng giáo viên của trường. Hiệu trưởng các nhà trường cần phân công giao nhiệm vụ cụ thể cho các giáo viên giỏi, nhiều kinh nghiệm, đội ngũ tổ trưởng chuyên môn kèm cặp giúp đỡ giáo viên trẻ mới ra trường còn thiếu kinh nghiệm.

- Chỉ đạo đổi mới nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn, các buổi sinh hoạt tổ, đi sâu vào việc trao đổi các vấn đề cụ thể của bộ môn về nội dung kiến thức, đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá, thống nhất nội dung, phạm vi kiến thức, cách thức ra đề kiểm tra, trao đổi thống nhất các bài dạy, tiết dạy khó và nhiều nội dung cụ thể khác của bộ môn…Tổ chức hội giảng hằng năm, dự giờ rút kinh nghiệm giờ dạy nghiêm túc, tổ chức các hội thảo theo chuyên đề về các lĩnh vực chuyên môn, công tác chủ nhiệm…

- Thường xuyên quán triệt tinh thần thái độ, ý thức đối với việc đổi mới phương pháp dạy học trong đội ngũ giáo viên, làm cho họ luôn ý thức rằng đổi

mới phương pháp dạy học có ý nghĩa vơ cùng quan trọng đối sự phát triển của mỗi giáo viên, từ đó hình thành ý thức tự giác chủ động, sáng tạo trong dạy học.

- Tăng cường công tác quản lý của Hiệu trưởng đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng.

- Hướng dẫn các trường tổ chức các hội thảo ngoại khóa, mời chuyên gia đến bồi dưỡng, tổ chức nghiên cứu và ứng dụng khoa học, khuyến khích giáo viên tham gia viết sáng kiến kinh nghiệm và tổ chức nghiệm thu, phổ biến những sáng kiến hay cho giáo viên toàn trường.

- Tổ chức cho giáo viên nhất là giáo viên trẻ đi thực tế, học tập kinh nghiệm nhằm bổ sung kiến thức chun mơn của mình, gắn lý luận với thực tế cuộc sống để giáo viên có thêm tư liệu dạy học, làm phong phú thêm bài dạy.

- Hỗ trợ kinh phí đầu tư xây dựng thư viện các trường có đủ sách và tài liệu tham khảo, các báo và tạp chí, tạp san chun ngành…để giáo viên ln được cập nhật thông tin, kiến thức, mở rộng hiểu biêt; tổ chức các buổi thông tin khoa học, các vấn đề về thời sự khoa học; xây dựng các điển hình tiên tiến để kích thích phong trào.

- Các trường xây dựng các quy định về hỗ trợ các nguồn lực, điều kiện cho giáo viên cả về thời gian và kinh phí để khuyến khích họ tham gia vào các lớp bồi dưỡng, đặc biệt là đào tạo trên chuẩn.

- Đầu tư cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin thuận lợi cho giáo viên khai thác mạng Internet góp phần nâng cao kiến thức

- Các biện pháp bồi dưỡng đội ngũ giáo viên trên có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau, hỗ trợ nhau trong đó ý thức tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn của mỗi giáo viên đóng vai trị quyết định chất lượng đào tạo, bồi dưỡng.

3.3.3.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

Để thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng GV ở các trường THCS có hiệu quả cần phải có một số điều kiện cần thiết về nguồn nhân lực con người, về cơ sở vật chất và kinh phí, trong đó:

- Nguồn lực con người: Cần phát triển nguồn lực con người cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ CBQL giáo dục và GV trong ngành, đây được coi là lực lượng nịng cốt, quyết định đến chất lượng của cơng tác đào tạo, bồi dưỡng ĐNGV các trường THCS.

Phòng GD&ĐT thành lập Ban Chỉ đạo công tác đào tạo, bồi dưỡng từng năm và từng giai đoạn, chọn lựa những người có năng lực, trách nhiệm tham gia Ban Chỉ đạo. Ban Chỉ đạo sẽ giúp cho Phòng GD&ĐT xây dựng kế hoạch, chỉ đạo triển khai kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng GV từng năm học và thực hiện các đề án được UBND huyện phê duyệt có liên quan đến cơng tác địa tạo, bồi dưỡng GV THCS.

Xét chọn, khuyến khích ĐNGV tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng và động viên GV tự đào tạo, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ, chun mơn, nghiệp vụ, tự rèn luyện phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp.

- Nguồn lực về kinh tế và cơ sở vật chất:

Phòng GD&ĐT phối hợp với Phịng Nội vụ, Phịng tài chính kế hoạch huyện và các đơn vị có liên quan, để xây dựng kế hoạch về nguồn kinh phí, các điều kiện về cơ sở vật chất phục vụ cho công tác đào tạo, bồi dưỡng GV các trường THCS.

Phòng GD&ĐT và các trường học cần khai thác có hiệu quả từ các nguồn kinh phí để tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng, hỗ trợ cho GV đi học và chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vật chất, tài liệu,… phục vụ công tác đào tạo, bồi dưỡng.

Phòng GD&ĐT tham mưu với UBND huyện trong việc tổ chức các lớp đào tạo, đào tạo lại và bồi dưỡng GV THCS toàn thành phố. Mặt khác đề nghị UBND huyện có những chế độ, chính sách phù hợp cho GV tham gia chương trình đào tạo nâng chuẩn tại một số trường đại học thuộc khu vực phía Bắc để làm nịng cốt cho công tác đào tạo, bồi dưỡng trong thời gian tới

- Các trường học cần phải chủ động xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng ĐNGV tại các đơn vị. Hiệu trưởng nhà trường xây dựng phong trào tự học, tự bồi dưỡng trong ĐNGV, xây dựng đơn vị thành tổ chức học tập, thành văn hóa học tập suốt đời.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý phát triển đội ngũ giáo viên các trường trung học cơ sở huyện thanh hà tỉnh hải dương (Trang 96 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)