Biện pháp 1: Chú trọng quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý phát triển đội ngũ giáo viên các trường trung học cơ sở huyện thanh hà tỉnh hải dương (Trang 89 - 93)

3.3. Đề xuất các biện pháp quản lý đội ngũ giáo viên ở các trường THCS

3.3.1. Biện pháp 1: Chú trọng quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên

ứng yêu cầu phát triển giáo dục THCS trong giai đoạn mới

3.3.1.1. Mục đích của biện pháp

ĐNGV đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đảm bảo chất lượng về trình độ, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp; làm cơ sở cho việc quản lí phát triển ĐNGV, góp phần đảm bảo nguồn lực để tiến hành thực hiện kế hoạch đổi mới căn bản, toàn diện của ngành và góp phần quan trọng thực hiện mục tiêu của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn mới của đất nước và huyện Thanh Hà.

3.3.1.2. Nội dung của biện pháp

- Điều tra, khảo sát thực trạng ĐNGV các trường THCS của Phòng GD&ĐT huyện Thanh Hà. Trên cơ sở đó, tiến hành phân tích, đánh giá ĐNGV về số lượng, cơ cấu, chất lượng theo những mặt sau:

(1) Số lượng và cơ cấu;

(2) Trình độ đào tạo, trình độ chính trị, ngoại ngữ, tin học; (3) Năng lực chuyên môn và phẩm chất đạo đức nghề nghiệp.

- Việc đánh giá năng lực chuyên môn, phẩm chất đạo đức của ĐNGV phải căn cứ vào các văn bản, quy định hiện hành: Quy chế đánh giá xếp loại GV theo Quyết định số 06/2006/QĐ-BNV ngày 21 tháng 3 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ; Quy định Chuẩn nghề nghiệp GV THCS theo Thông tư số 30/2009/TT-BGD&ĐT ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT và kết quả công tác của GV hằng năm.

- Phòng GD&ĐT hướng dẫn các trường lập kế hoạch phát triển giáo dục nhà trường, quy hoạch cán bộ giáo viên theo từng năm, kế hoạch trong thời gian 5 năm (2010-2015), định hướng 10 năm (2015-2025). Xác định nhu cầu về số lượng, chất lượng, cơ cấu, loại hình, xây dựng quy hoạch bộ máy tổ chức, lãnh đạo các tổ chuyên môn, các bộ phận, đội ngũ giáo viên cốt cán, lãnh đạo các đoàn thể, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng phẩm chất, trình độ, năng lực.

3.3.1.3. Cách thức thực hiện biện pháp

- Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc quy hoạch phát triển ĐNGV; - Căn cứ để xây dựng kế hoạch;

+ Dựa vào kế hoạch phát triển giáo dục giai đoạn 2010-2015 và định hướng 2015-2020 của huyện Thanh Hà và Sở GD&ĐT Hải Dương.

+ Dựa vào thực trạng ĐNGV THCS của huyện Thanh Hà về số lượng, cơ cấu, trình độ, phẩm chất năng lực và kế hoạch phát triển nhà trường.

+ Căn cứ các số liệu thống kê về số lượng học sinh từ cấp mầm non đến THCS, dự báo quy mô học sinh của trường, định mức học sinh/lớp, giáo viên/lớp, cơ cấu bộ môn, số giáo viên nghỉ hưu, luân chuyển, điều động…

+ Dự kiến các nguồn lực thực hiện kế hoạch (nhân lực, vật lực và tài lực). - Phòng GD&ĐT xây dựng kế hoạch trung hạn và dài hạn cho phù hợp nhằm đáp ứng nhu cầu ĐNGV của huyện Thanh Hà, đồng thời cần chủ động rà soát đội ngũ, cử đi đào tạo đạt chuẩn và nâng tỷ lệ trên chuẩn đảm bảo phù hợp, cân đối giữa các môn.

- Xây dựng kế hoạch gồm 2 giai đoạn: Xây dựng kế hoạch sơ bộ và kế hoạch chính thức. Kế hoạch sơ bộ có thể xây dựng từ các bộ phận, các tổ chuyên môn hoặc do tổ xây dựng kế hoạch khởi thảo. Kế hoạch sơ bộ sau khi được xây dựng xong đưa ra tập thể bàn bạc góp ý kiến, tổ kế hoạch chỉnh sửa, bổ sung hồn chỉnh kế hoạch, hiệu trưởng trình cấp trên phê duyệt và tổ chức thực hiện.

- Việc tổ chức thực hiện kế hoạch thường thực hiện theo các bước: + Triển khai kế hoạch tới tất cả cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường. + Phân công nhiệm vụ cụ thể cho các bộ phận và cá nhân sao cho đúng người, đúng việc, đúng quy định, đúng chức năng quyền hạn của từng bộ phận, cá nhân trong đó tính đến năng lực của từng người, lường trước những khó khăn họ có thể gặp phải để tư vấn, giúp đỡ, tìm cách khắc phục.

+ Phân bổ kinh phí và các điều kiện vật chất hợp lý, xây dựng cơ chế làm việc của từng nhóm. Dự kiến thực hiện kế hoạch về nguồn lực bao gồm nhân lực, vật lực, tài lực, tin lực, thời gian…

+ Ra các quyết định để các hoạt động của nhà trường diễn ra phù hợp với kế hoạch và đạt được mục tiêu kế hoạch đề ra.

+ Thường xuyên theo dõi, giám sát việc thực hiện kế hoạch; kiểm tra, đánh giá theo định kỳ hoặc theo yêu cầu công việc về mức độ đạt được so với

mục tiêu để có sự điều chỉnh bổ sung kịp thời.

- Thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng, đề bạt, bổ nhiệm đảm bảo thực hiện đúng các bước, theo quy trình.

- Hằng năm, Phòng GD&ĐT mở rộng thêm đối tượng tuyển dụng thu hút sinh viên tốt nghiệp đại học, đặc biệt là sinh viên khá, giỏi ở các tỉnh khác để đảm bảo đủ số lượng giáo viên. Lập danh sách đề nghị Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Dương tiếp tục gửi đi đào tạo các lớp tạo nguồn, trong đó chú trọng đến đối tượng khá, giỏi. Trong thực hiện quy hoạch chú ý đến sự hợp lý về cơ cấu theo bộ mơn, loại hình, giới tính, để bố trí, sắp xếp hợp lý, tránh tình trạng thừa thiếu cục bộ giữa các trường.

- Phòng GD&ĐT cần thực hiện một số công việc cụ thể trong quy hoạch như: kế hoạch hóa cơng tác tuyển dụng, sàng lọc đội ngũ, sắp xếp đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm, đề bạt cán bộ…

3.3.1.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

Công tác quy hoạch phát triển ĐNGV là một nội dung có nhiều yếu tố liên quan, đặc biệt là chủ trương, chính sách phát triển GD&ĐT tại địa phương. Vì vậy, để thực hiện tốt quy hoạch, đòi hỏi Phòng GD&ĐT huyện phải:

- Phối hợp với Phịng Nội vụ, Phịng Tài chính kế hoạch, các ban ngành có liên quan để thống nhất chủ trương xây dựng quy hoạch phát triển ĐNGV thực hiện có tính khả thi.

- Việc xây dựng quy hoạch phát triển ĐNGV thực hiện có hiệu quả khi từng trường làm tốt việc xây dựng quy hoạch phát triển ĐNGV của đơn vị, đảm bảo tính chính xác, trung thực.

- Phòng GD&ĐT tổ chức tổng hợp quy hoạch của từng trường học, phân tích, đánh giá và căn cứ quy hoạch phát triển chung của huyện về quy mô phát triển dân cư, kinh tế - xã hội, những chính sách phát triển của huyện để xây dựng quy hoạch chung của ngành đảm bảo tính khoa học và hiệu quả phù hợp với sự phát triển và yêu cầu đổi mới của ngành, huyện, thành phố.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý phát triển đội ngũ giáo viên các trường trung học cơ sở huyện thanh hà tỉnh hải dương (Trang 89 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)