Đánh giá giáo viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý phát triển đội ngũ giáo viên các trường trung học cơ sở huyện thanh hà tỉnh hải dương (Trang 43 - 44)

1.5. Quản lý phát triển đội ngũ giáo viên các trường THCS của Phòng

1.5.4. Đánh giá giáo viên

Khi nghiên cứu về đánh giá trong giáo dục tác giả Nguyễn Đức Chính đã quan niệm: “Bất kỳ khâu nào của QLGD cũng cần tới đánh giá. Khơng có đánh giá thì hệ thống QLGD sẽ trở thành một hệ thống một chiều. Đây là một cơ chế QLGD khơng khoa học và khơng hồn thiện. Khi có đánh giá, QLGD mới nhận được phản hồi, mới kịp thời phát hiện ra các vấn đề và giải quyết chúng. Giáo dục là một hệ thống quản lý hai chiều kiểu khứ hồi”.

Cho đến nay ở Việt Nam chưa thực hiện việc đánh giáo GV trung học gắn liền với quyết định thăng tiến về nghề nghiệp của họ. Tuy nhiên hằng năm, các trường THCS vẫn tiến hành đánh giá GV dựa trên các văn bản sau:

- Thông tư số 43/2006/TT-BGDĐT ngày 20/10/2006 về việc hướng dẫn thanh tra toàn diện nhà trường, cơ sở giáo dục khác và thanh tra hoạt động sư phạm của nhà giáo;

- Quyết định số 06/2006/QĐ-BNV ngày 21/3/2006 của Bộ Nội vụ về việc ban hành Quy chế đánh giá, xếp loại GV Mầm non và GV phổ thông công lập. Theo quyết định này, nội dung đánh giá gồm các mặt: phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; kết quả công tác được giao; khả năng phát triển;

- Thông tư số 30/2009/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 10 năm 2009 về việc Ban hành Quy định Chuẩn nghề nghiệp GV THCS, GV THPT.

Trên cơ sở đánh giá cơng chức này, tập thể GV bình bầu các danh hiệu thi đua: Lao động giỏi, lao động giỏi, chiến sĩ thi đua cấp cơ sở...

Việc đánh giá công nhận danh hiệu GV giỏi thường được tiến hành qua các hội giảng (hội thi) GV giỏi từ cấp trường đến cấp quốc gia. GV được công nhận danh hiệu GV giỏi trước hết phải qua các Hội thi GV giỏi và tiết dạy của

GV đó được Hội đồng chấm đánh giá loại giỏi và các mặt khác được cở sở (nhà trường, Phòng GD&ĐT, Sở GD&ĐT) đánh giá tốt.

Như vậy, có thể nói đánh giá là một nhân tố đảm bảo cho QLGD có tính khoa học và hồn thiện. Muốn đánh giá GV thì việc đầu tiên là phải kiểm tra, sốt xét lại tồn bộ hồ sơ, cơng việc giảng dạy, giáo dục của GV, sau đó tiến hành đo lường để thu thập những thông tin cần thiết, cuối cùng là đưa ra một quyết định. Đánh giá GV có thể có các hình thức khác nhau như CBQL đánh giá GV, đồng nghiệp đánh giá lẫn nhau, cá nhân tự đánh giá, kết hợp các hình thức trên [29]. Đây là một khâu rất quan trọng, qua đó khẳng định được hiệu quả của q trình quản lý, nhưng đồng thời qua đó đúc rút kinh nghiệm, có điều chỉnh q trình quản lý để đem lại hiệu quả cao hơn nữa của công tác quản lý giáo dục các nhà trường THCS.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý phát triển đội ngũ giáo viên các trường trung học cơ sở huyện thanh hà tỉnh hải dương (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)