Đánh giá mức độ thực hiện tuyển dụng, sử dụng ĐNGV

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý phát triển đội ngũ giáo viên các trường trung học cơ sở huyện thanh hà tỉnh hải dương (Trang 71)

TT NỘI DUNG MỨC ĐỘ THỰC HIỆN Tổng điểm Tổng TB X Thứ bậc Tốt Khá TB Yếu 1 Tiêu chí tuyển dụng rõ ràng 92 86 10 7 458 2,34 4

2 Thông báo công khai trước

tuyển dụng 78 94 15 8 437 2,24 6

3 Quy trình tuyển dụng rõ

ràng, hợp lý 87 90 11 7 452 2,31 5

4

Phân cấp cho hiệu trưởng trong việc tuyển dụng giáo viên

74 84 22 15 412 2,11 7

5

Hướng dẫn quy định về sử dụng giáo viên cho các trường THCS

104 82 5 4 481 2,46 3

6 Hướng dẫn xây dựng đội

ngũ giáo viên cốt cán 112 77 2 4 492 2,52 2 7 Tạo cơ hội thăng tiến cho

giáo viên giỏi 116 72 5 2 497 2,54 1

Nhận xét: Từ bảng 2.11 cho thấy:

- Mức độ thực hiện của 3 nội dung cịn q thấp đó là: Phân cấp cho hiệu trưởng trong việc tuyển dụng giáo viên (X = 2,11, xếp thứ bậc 7/7); Thông báo công khai trước tuyển dụng (X = 2,24, xếp thứ bậc 6/7); Quy trình tuyển dụng rõ ràng, hợp lý (X = 2,31, xếp thứ bậc 5/7). Điều này phản ánh một cách khách quan và hoàn toàn phù hợp với thực trạng việc tuyển dụng, sử dụng ĐNGV của huyện Thanh Hà trong tình hình thực tế hiện nay.

- Mặt khác qua kết quả điều tra cũng cho thấy việc thực hiện tiêu chí tuyển dụng cũng chưa rõ ràng, còn gây bức xúc đối với sinh viên khi mới ra trường khi có nguyện vọng xin việc ở các trường trên địa bàn huyện, nhưng lại không biết thông tin cụ thể về tuyển dụng đối với GV THCS.

2.4.3. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng giáo viên

Trước những yêu cầu ngày càng cao của việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thơng, nâng cao chất lượng giáo dục ở mỗi trường học và thực trạng về năng lực chuyên môn của ĐNGV THCS trên địa bàn huyện Thanh Hà, công tác tổ chức đào tạo, bồi dưỡng phải được chú trọng và được tiến hành thường xuyên, liên tục.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng phải được tiến hành một cách có kế hoạch, khoa học, có nội dung cụ thể sát với yêu cầu, với hình thức phù hợp, đúng đối tượng và đầu tư có hiệu quả. Có như vậy thì mới nâng cao được năng lực hun mơn và phẩm chất đạo đức, trình độ lí luận chính trị... cho ĐNGV THCS.

a) Về phẩm chất chính trị, đạo đức

Qua trao đổi với CBQL, GV, việc bồi dưỡng để nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức được tổ chức bằng các hình thức như bồi dưỡng chính trị, pháp luật hè ; tổ chức quán triệt, triển khai các cuộc vận động, các phòng trào thi đua, các quy định về phẩm chất đạo đức nhà giáo, cán bộ, cơng chức, viên chức, những gương điển hình trong ngành,...

Trên cơ sở chỉ tiêu của huyện, Phòng GD&ĐT đã cùng với các trường cử GV trong dự nguồn tham gia học các lớp trung cấp lý luận- hành chính của

trường Chính trị tỉnh Hải Dương được đặt và đào tạo tại Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện Thanh Hà với hình thức vừa làm vừa học trong vịng 18 tháng. Công tác bồi dưỡng về phẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo đức nghề nghiệp thể hiện qua các nội dung sau:

- Bồi dưỡng về lí luận chính trị, tư tưởng Hồ Chí Minh thơng qua các cuộc vận động lớn của ngành. Đặc biệt là cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh", "Mỗi thầy cơ giáo, cơ giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo"; quán triệt các đường lối, chủ trương, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, các chính sách pháp luật của Nhà nước;

- Những vấn đề cơ bản về đường lối, chính sách phát triển kinh tế - xã hội, GD&ĐT và các lĩnh vực khác trong thời kì đổi mới của Đảng, Nhà nước, của huyện và thành phố;

- Những quy định về phẩm chất đạo đức nhà giáo, những quy định đối với công chức, viên chức; nêu gương những gương mẫu mực, nhân tố điển hình trong phịng trào giảng dạy của ĐNGV.

Qua kết quả đánh giá công tác bồi dưỡng hằng năm và qua trao đổi với CBQL, GV cho thấy, những nội dung tương đối phù hợp, có khoảng 85,6% GV, CBQL tham gia bồi dưỡng chính trị. Theo kết quả đánh giá, hình thức tổ chức bồi dưỡng chưa hiệu quả, số lượng GV tham gia lớp bồi dưỡng chưa cao; cơng tác quản lí, điều kiện phục vụ, báo cáo viên chưa tốt... dẫn đến chất lượng bồi dưỡng khơng cao. Mặt khác các trường học cũng ít quan tâm đến công tác này, chủ yếu tập trung vào công tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ.

b) Về chuyên môn nghiệp vụ

Đào tạo, đào tạo lại về trình độ chun mơn cho ĐNGV chiếm một vị trí quan trọng trong cơng tác đào tạo, bồi dưỡng.

Hằng năm, Phòng GD&ĐT chỉ đạo các trường phối hợp với các trường ĐHSP Hà Nội, ĐHQG Hà Nội, ĐH Ngoại ngữ Hà Nội và Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh Hải Dương mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng cho GV. Việc đào tạo chủ yếu là đào tạo Đại học nâng chuẩn. Nội dung bồi dưỡng thường tập trung vào nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ cho GV về chuyên

môn, phương pháp dạy học, điều chỉnh nội dung chương trình sách giáo khoa, tư vấn học đường, cơng tác chủ nhiệm...

Các trường học đã tạo điều kiện cho GV hồn thành các khóa đào tạo đại học; nhiều GV phát huy được trình độ chun mơn, năng lực sư phạm, từng bước trưởng thành trong công tác, là nhân tố tích cực, nòng cốt trong ĐNGV của đơn vị, của ngành, tích cực tham gia các hoạt động, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của mỗi nhà trường.

Hiện nay, các trường học chưa có kế hoạch xây dựng ĐNGV cốt cán, đội ngũ tổ trưởng chuyên môn, để đội ngũ này tham gia vào việc tập huấn GV, đi đầu đổi mới phương pháp dạy học, ra đề thi, kiểm tra, xây dựng ngân hàng đề thi,... Đặc biệt hơn, đội ngũ này có vai trị quan trọng trong việc tiếp thu nội dung tập huấn của Bộ, Sở để tập huấn lại cho ĐNGV thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa sau năm 2015; là lực lượng chính tổ chức các chuyên đề bồi dưỡng chuyên môn cho ĐNGV tại các tổ chuyên môn và tại nhà trường. Một số trường, hoạt động của tổ chuyên môn thông thường chỉ là xây dựng kế hoạch, quy định chế độ sinh hoạt, kiểm tra giáo án, lịch báo giảng, tổ chức dự giờ, thao giảng, tiến hành các hoạt động kiểm tra vào cuối kì, cuối năm học... Nội dung sinh hoạt chuyên đề chiếm tỉ lệ thấp trong nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn.

Bảng 2.12. Thống kê giáo viên THCS huyện Thanh Hà học nâng cao trình độ (từ năm học 2012 - 2013 đến năm học 2014 - 2015)

STT Năm học Trình độ đào tạo

Đại học Sau đại học Lý luận chính trị

1 2012 - 2013 17 0 3

2 2013 - 2014 19 0 7

3 2014 - 2015 22 0 6

(Nguồn: Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Thanh Hà)

Nhận xét: Bảng 2.12 cho thấy số lượng ĐNGV hàng năm tham gia học

tập nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ khá cao và ổn định. Qua khảo sát tác giả nhận thấy hầu hết ĐNGV tham gia học tập theo nhu cầu cá nhân, với hình thức học tập khơng tập trung (học vào thứ 7 và chủ nhật hàng tuần).

c) Về tin học và ngoại ngữ

Bước sang thế kỉ XXI, công nghệ thơng tin và cơng nghệ mới có những bước phát triển vượt bậc; đòi hỏi mỗi người cần phải có trình độ tin học, ngoại ngữ nhất định. Để giúp cho ĐNGV có được kiến thức, thói quen sử dụng, ứng dụng công nghệ thông tin và ngoại ngữ vào q trình nghiên cứu, soạn giảng, dạy học, Phịng GD&ĐT đã chỉ đạo các đơn vị đã xây dựng kế hoạch tổ chức đào tạo, bồi dưỡng kiến thức tin học, ngoại ngữ thể hiện qua các nội dung sau:

- Đào tạo, bồi dưỡng những kiến thức về công nghệ thông tin, tin học, cách sử dụng, khai thác, tìm kiếm những thông tin từ mạng Internet, các phương tiện quản lí, dạy học sử dụng cơng nghệ thơng tin (phần mềm quản lí, phần mềm dạy học).

- Việc bồi dưỡng tổ chức bằng nhiều hình thức: tự học, trao đổi kinh nghiệm với nhau; tổ chức các lớp bồi dưỡng tập trung, người biết hướng dẫn cho người chưa biết, tổ chức các lớp tập huấn sử dụng các phần mềm trong q trình dạy học, kiểm tra, tính điểm…

Bảng 2.13. Đánh giá mức độ thực hiện tổ chức đào tạo, bồi dƣỡng giáo viên

TT NỘI DUNG MỨC ĐỘ THỰC HIỆN Tổng điểm Tổng TB X Thứ bậc Tốt Khá TB Yếu

1 Quy định về tiêu chuẩn đối

tượng được đào tạo nâng chuẩn 93 82 12 8 455 2,33 5 2 Tổ chức các khóa bồi dưỡng

giáo viên theo chương trình của Bộ; Sở GD&ĐT

100 84 6 5 474 2,43 3

3 Tổ chức các lớp bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ định kỳ, thường xuyên

109 82 3 1 494 2,53 1

4 Hướng dẫn chỉ đạo các trường

lập kế hoạch tự bồi dưỡng giáo viên 105 84 4 2 487 2,79 2 5 Hỗ trợ định kỳ cho các trường

và giáo viên tự bồi dưỡng 88 71 23 13 429 2,20 6 6 Kiểm tra, đánh giá hoạt động

bồi dưỡng giáo viên 96 84 10 5 466 2,38 4

Nhận xét: Từ bảng 2.13 nêu trên, có thể kết luận:

- Mức độ thực hiện tổ chức các lớp bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ định kỳ, thường xuyên tương đối tốt (X = 2,53, xếp thứ bậc 1/6). Điều đó chứng tỏ hàng năm Phịng GD&ĐT đã xây dựng kế hoạch và chỉ đạo các trường tổ chức các lớp bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ theo định kỳ, thường xuyên liên tục cho ĐNGV các trường trên địa bàn huyện. Qua kết quả khảo sát cũng cho thấy các trường cũng rất quan tâm đến vấn đề này.

- 2 nội dung có mức độ thực hiện quá thấp là: Hỗ trợ định kỳ cho các trường và giáo viên tự bồi dưỡng (X = 2,20, xếp thứ bậc 6/6); Quy định về tiêu chuẩn đối tượng được đào tạo nâng chuẩn (X = 2,33, xếp thứ bậc 5/6). Từ kết quả này có thể thấy cơng tác quản lí đào tạo, bồi dưỡng ĐNGV của huyện Thanh Hà còn bộc lộ một số hạn chế, yếu kém như: công tác đào tạo, bồi dưỡng chưa được các cấp, các ngành thực sự quan tâm; điều kiện kinh phí từ nguồn ngân sách dành cho cơng tác đào tạo, bồi dưỡng cịn hạn hẹp, GV chủ yếu tự túc kinh phí học tập; phần lớn GV lựa chọn hình thức học vào ngày nghỉ cuối tuần, các trường chưa tạo cơ chế và chưa có quy định rõ ràng về tiêu chuẩn đối tượng được đào tạo để nâng chuẩn cho GV. Điều đó đã ảnh hưởng không nhỏ tới việc phát triển nguồn nhân lực của ĐNGV trên địa bàn huyện.

2.4.4. Đánh giá giáo viên

Cơng tác kiểm tra, đánh giá có ý nghĩa vô cùng quan trọng, là nhiệm vụ thường xun trong cơng tác quản lí. Trong tình hình đổi mới giáo dục hiện nay, việc đánh giá ĐNGV THCS cần được đổi mới, đảm bảo đánh giá đúng phẩm chất, năng lực của GV. Qua đó kịp thời biểu dương, khen thưởng những GV tốt; chấn chỉnh, phê bình những GV chưa tốt; là cơ sở để sàng lọc ĐNGV và xây dựng, thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng có hiệu quả hơn, đề xuất những chế độ, chính sách phù hợp hơn.

Trong những năm qua, Phòng GD&ĐT đã chỉ đạo các trường tăng cường công tác đánh giá giáo viên và thực hiện việc khen thưởng kịp thời đối

với ĐNGV; xem đây là biện pháp quan trọng trong công tác phát triển ĐNGV. Cho nên, việc đánh giá GV THCS huyện Thanh Hà qua 3 năm đã có được kết quả sau đây:

Bảng 2.14: Kết quả đánh giá xếp loại giáo viên THCS huyện Thanh Hà (từ năm học 2012 - 2013 đến năm học 2014 - 2015) Năm học Tổng số Xuất sắc Khá Trung bình Kém SL % SL % SL % SL % 2012 - 2013 566 107 18,9 317 56 142 25,1 0 0 2013 - 2014 582 112 19,2 331 57 139 23,8 0 0 2014 - 2015 594 109 18,4 330 55,9 153 25,7 0 0 Tổng/Trung bình 1742 328 18,8 978 56,1 434 25,1 0 0

(Nguồn: Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Thanh Hà) Nhận xét: Từ bảng 2.14 có thể kết luận:

- Tỷ lệ về mức độ hoàn thành nhiệm vụ của ĐNGV các trường THCS huyện Thanh Hà khá ổn định. Số lượng giáo viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và hoàn thành tốt chiếm tỷ lệ cao. Đây là một trong những ưu thế khá nổi trội của giáo dục Thanh Hà, nhiều năm liền được xếp trong tốp đầu là huyện có phong trào giáo dục khá nhất tỉnh Hải Dương. Sở dĩ có kết quả trên là được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, nhất là việc thực hiện khá hiệu quả Đề án "xây dựng trường chuẩn Quốc gia" của huyện; cơ sở vật chất không ngừng được tăng cường; kinh tế xã hội huyện phát triển; đời sống nhân dân trong đó có ĐNGV khơng ngừng được cải thiện; đội ngũ giáo viên của huyện từng bước được trẻ hoá và đào tạo bài bản đáp ứng yên cầu ngày càng cao trong công tác giáo dục.

- Tuy nhiên, qua kết quả đánh giá trên cho thấy công tác đánh giá GV chưa phản ánh đúng thực chất. Tỷ lệ giáo viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao khá cao. Quá trình đánh giá GV hiện cịn tình trạng nể nang, né tránh, qua loa, hình thức. Hầu hết các nội dung đánh giá GV mới chỉ tập trung ở hoạt động thăm lớp, dự giờ và kiểm tra hồ sơ giáo án. Kết quả kiểm tra đột xuất chưa phản ánh đầy đủ chất lượng của ĐNGV.

Công tác đánh giá GV là khâu quan trọng và cũng là khâu khó nhất của q trình quản lí ĐNGV. Việc đánh giáo GV được tiến hành dưới hình thức như: thanh tra hoạt động sư phạm của nhà giáo, kiểm tra nội bộ, dự giờ, kiểm tra hồ sơ, thực hiện quy chế chuyên môn, tham gia hội họp, các hoạt động của nhà trường... Qua khảo sát, có 149/165 GV, chiếm tỉ lệ 90,3% cho rằng, công tác đánh giá GV chưa thực hiện thường xun, cịn nặng về hình thức, cảm tính, thiếu khách quan, số lượng GV được thanh tra, kiểm tra cịn ít. Do đó, việc thanh tra, kiểm tra chưa tác động, ảnh hưởng nhiều đến GV; việc phát hiện, góp ý những sai phạm, chỉ đạo, hướng dẫn của Phòng GD&ĐT chưa kịp thời để GV điều chỉnh những sai phạm của mình, các trường rút kinh nghiệm trong tổ chức thực hiện việc đánh giá, xếp loại GV.

Công tác đánh giá, xếp loại GV THCS được thực hiện trên cơ sở các văn bản quy định của các cấp về đánh giá, xếp loại GV theo quy định tại Thông tư số 30/2009/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 10 năm 2009 ban hành Quy dịnh Chuẩn nghề nghiệp GV THCS, GV THPT của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.

Qua trao đổi với một số hiệu trưởng và GV, công tác này cịn gặp khó khăn, vướng mắc; nhiều GV chưa nhận thức đúng về mục đích, ý nghĩa của việc đánh giá, xếp loại GV nên chưa tự giác, trung thực trong tự đánh giá, xếp loại bản thân; cịn cả nể, góp ý thiếu khách quan, đánh giá chưa sát năng lực, phẩm chất đồng nghiệp.

Qua qua thực tế và trao đổi với GV cho thấy: Hiệu trưởng chưa quán triệt kĩ mục đích, ý nghĩa và hướng dẫn cụ thể việc đánh giá, xếp loại GV. Các tổ chuyên môn chưa tổ chức nghiêm túc việc góp ý, đánh giá đồng nghiệp; từ

đó, hiệu trưởng đánh giá, xếp loại GV của đơn vị chưa khách quan, thiếu công bằng và chưa giúp cho GV thực sự thấy được những hạn chế cần hồn thiện.

Cơng tác xử lí việc giải quyết các khiếu nại và điều chỉnh sau đánh giá GV chưa thực hiện có hiệu quả vào cơng tác xây dựng, phát triển ĐNGV. Một số đơn vị chỉ dừng lại sử dụng kết quả đánh giá để tổng hợp, báo cáo Phòng GD&ĐT. Chưa tổ chức phân tích, đánh giá kết quả, rút ra những mặt mạnh, những tồn tại của ĐNGV và những hạn chế trong cơng tác quản lí, kiểm tra, đánh giá và tổ chức các hoạt động của nhà trường.

Bảng 2.15. Đánh giá mức độ thực hiện đánh giá giáo viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý phát triển đội ngũ giáo viên các trường trung học cơ sở huyện thanh hà tỉnh hải dương (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)