3.3. Đề xuất các biện pháp quản lý đội ngũ giáo viên ở các trường THCS
3.3.2. Biện pháp 2: Đổi mới tuyển dụng giáo viên theo hướng phân cấp
và đảm bảo chất lượng tuyển dụng
3.3.2.1. Mục đích của biện pháp
- Đổi mới tuyển dụng GV theo hướng phân cấp quản lí và đảm bảo chất lượng tuyển dụng cho các trường THCS. Như vậy sẽ tạo điều kiện cho các nhà trường chủ động, đề cao vai trị của hiệu trưởng, các tổ chức đồn thể và phát huy năng lực làm chủ của ĐNGV. Thực hiện đổi mới cơng tác quản lí, đáp ứng yêu cầu xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của huyện Thanh Hà trong tình hình mới.
- Xác định những vị trí cịn thiếu GV để có kế hoạch bổ sung kịp thời, kiện tồn bộ máy tổ chức phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ từng năm học.
3.3.2.2. Nội dung của biện pháp
Để khắc phục những tồn tại trong công tác tuyển dụng ĐNGV của các nhà trường trong thời gian quan, nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của việc đổi mới chương trình, nội dung giáo dục THCS và đổi mới căn bản, toàn diện của GD&ĐT trong những năm tới, việc đổi mới cơng tác quản lí, tăng cường phân cấp, giao quyền tự chủ cho các đơn vị là rất cần thiết, là phương thức mới trong cơng tác đổi mới quản lí hiện nay. Để thực hiện có hiệu quả cần tiến hành một số nội dung sau:
- Đổi mới tư duy phân cấp quản lý trong giáo dục, nhận thức rõ vai trò của việc phân cấp quản lí, có sự phân cấp quản lí hợp lí, khoa học đối với các đơn vị, trường học;
- Rà soát những nhiệm vụ, quyền hạn của các trường THCS, nhiệm vụ, quyền hạn của hiệu trưởng về cơng tác quản lí đội ngũ cán bộ, cơng chức, viên chức, quản lí hành chính,… theo phân cấp;
- Điều chỉnh, bổ sung những nhiệm vụ theo hướng tăng cường phân cấp quản lí, tăng cường giao quyền tự chủ cho các trường, phát huy vai trị quản lí của hiệu trưởng, tăng cường vai trị của các tổ chức Đảng, Cơng đồn, Đồn thanh niên,… trong cơng tác xây dựng, phát triển ĐNGV tại các trường;
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá cơng tác quản lí của hiệu trưởng các đơn vị trường học, rút kinh nghiệm và tổ chức thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lí, điều hành của CBQL và trách nhiệm của hiệu trưởng trong cơng tác quản lí phát triển ĐNGV tại đơn vị mình.
3.3.2.3. Cách thức thực hiện biện pháp
- Hằng năm sau khi kết thúc năm học, Phòng GD&ĐT chỉ đạo Hiệu trưởng các trường rà soát lại số lượng đội ngũ giáo viên theo từng bộ môn so với định mức quy định của Bộ GD&ĐT, căn cứ số giáo viên nghỉ hưu, giáo viên thuyên chuyển cơng tác, xác định các bộ phận cịn thiếu, chủ động tham mưu với Phịng GD&ĐT Thanh Hà có kế hoạch tuyển chọn, bổ sung kịp thời, hợp lý. Tuy nhiên, ngồi việc rà sốt đội ngũ theo từng năm, Hiệu trưởng còn phải dự báo được từ 4 đến 5 năm để chủ động về nguồn lực.
- Đối với giáo viên đã trúng tuyển, chỉ đạo và trao quyền cho Hiệu trưởng các nhà trường phân công giáo viên hướng dẫn tập sự, giúp đỡ trong q trình cơng tác như dự giờ, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ được giao, thu thập các thông tin qua đồng nghiệp, học sinh, phụ huynh, qua sinh hoạt, giao tiếp… để có đánh giá chính xác giáo viên. Hết thời gian thử việc, Hiệu trưởng thành lập hội đồng xét, nếu giáo viên đáp ứng được yêu cầu về năng lực chuyên môn- nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức thì đề nghị bổ nhiệm vào ngạch viên chức Nhà nước.
- Có kế hoạch, giải quyết hợp lý đối với giáo viên năng lực chuyên môn không đáp ứng được yêu cầu.
- Chỉ đạo sự phân công cụ thể trong Ban giám hiệu, các bộ phận và tổ bộ môn của các trường.
+ Đối với Ban giám hiệu: Hiệu trưởng phụ trách công tác tổ chức nhân sự, xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học, quản lý giáo viên, nhân viên, học sinh, phân công công tác kiểm tra đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của giáo viên, nhân viên, thực hiện chế độ chính sách đối với giáo viên, tổ chức thực hiện quy chế dân chủ trong nhà trường, thực hiện công tác thi đua,
khen thưởng. Các phó hiệu trưởng thực hiện và chịu trách nhiệm trước hiệu trưởng nhiệm vụ được phân công, cùng hiệu trưởng chịu trách nhiệm trước cấp trên về công việc được giao, thay mặt hiệu trưởng điều hành hoạt động của nhà trường khi được ủy quyền.
+ Đối với tổ chuyên môn: Giáo viên được biên chế theo tổ bộ mơn hoặc nhóm mơn học; mỗi tổ chun mơn có một tổ trưởng và một tổ phó do hiệu trưởng quyết định bổ nhiệm; tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học chung của tổ, hướng dẫn xây dựng kế hoạch và quản lý kế hoạch cá nhân của tổ viên, tổ chức thực hiện kế hoạch dạy học; tổ chức bồi dưỡng chuyên môn - nghiệp vụ; tổ chức sinh hoạt chuyên môn, đề xuất khen thưởng, kỷ luật đối với giáo viên.
+ Đối với giáo viên: Xây dựng kế hoạch năm học và thực hiện kế hoạch dạy học và kế hoạch giáo dục; chuẩn bị bài soạn, thiết bị, đồ dùng dạy học, thí nghiệm; chấm trả bài, thực hiện ghi hồ sơ, sổ sách theo quy định, thực hiện nghiêm túc quy chế chuyên môn và kỷ luật lao động, thực hiện tốt các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật, chịu sự kiểm tra của hiệu trưởng và các cấp quản lý.
+ Lựa chọn giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp: Giáo viên làm công tác chủ nhiệm phải là những giáo viên nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm cao, có kinh nghiệm trong quản lý học sinh.
+ Phân cơng giáo viên có trình độ chun mơn vững, có tinh thần trách nhiệm cao dạy các lớp học môn nâng cao.
+ Cân đối số tiết, số lớp để phân công nhiệm vụ một cách khoa học cho từng bộ phận và cá nhân.
- Tạo điều kiện cho đội ngũ giáo viên được thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ, đảm bảo về chế độ chính sách.
3.2.2.4. Điều kiện thực hiện biện pháp
- Phòng GD&ĐT phối hợp với Phòng Nội vụ huyện, các ngành có liên quan tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính trong ngành, tăng cường phân
cấp, giao quyền tự chủ cho các đơn vị; tham mưu cho UBND huyện ban hành các quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn đối với các trường học, trong đó có cơng tác quản lí phát triển ĐNGV THCS.
- Nâng cao năng lực quản lí, tổ chức hoạt động đối với hiệu trưởng các trường học; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lí, điều hành.
- Tăng cường sự lãnh đạo của tổ chức Đảng và sự phối hợp chặt chẽ của các tổ chức Cơng đồn, Đồn thanh niên,… trong công tác phát triển ĐNGV các trường THCS.