10. Cấu trúc luận văn
2.3.3 Thực trạng mối quan hệ giữa tổ chức giám sát HĐGD với việc phát
triển nghề nghiệp GV
Không chỉ qua khảo sát, tác giả còn tiến hành phỏng vấn đội ngũ thanh tra viên ở trƣờng. Thì câu trả lời nhận đƣợc đều là việc GS có liên quan trực tiếp tới phát triển nghề nghiệp của GV. Do vậy HĐGS nên đƣợc coi trọng ở trƣờng.
Cơ chế hiện nay tại trƣờng là hoạt động GS đƣợc chia làm hai phần : GS chuyên môn đƣợc thực hiện bởi Tổ trƣởng bộ mơn ( hoặc cả Phó trƣởng khoa, Trƣởng Khoa) và GS hành chính đƣợc thực hiện bởi nhân viên Phòng thanh tra GD và pháp chế.
GS chuyên môn thƣờng đƣợc thực hiện qua các buổi sinh hoạt chuyên môn, chuyên đề do bộ môn hoặc Khoa tổ chức. Những buổi sinh hoạt đƣợc tổ chức định kỳ hàng tháng và sẽ tổ chức nhiều hơn khi đến các giai đoạn đầu năm học và cuối năm học ( khi SV tốt nghiệp). Nội dung GS bao gồm: sự tham gia họp đầy đủ của các GV, sinh hoạt chuyên đề, họp phân công công việc, họp đánh giá hoạt động chuyên môn.
GS hành chính đƣợc thực hiện hàng ngày, theo lịch nội bộ của Phịng và sẽ khơng báo trƣớc cho GV biết. GS đƣợc thực hiện bởi 2 ngƣời và thay phiên nhau. Nội dung GS bao gồm: giờ lên lớp (vào lớp và ra khỏi lớp) đã đúng hay chƣa, lƣợng SV nghỉ có nhiều khơng, lớp có ồn gây mất trật tự hay không.
Hiện nay, cả hai việc tổ chức GS trên chỉ mang nặng tính hình thức mà thiếu đi tính nhân văn. Kết quả GS chỉ đƣợc dùng cho việc đánh giá cuối năm, tính điểm tổng kết đánh giá để phân loại và xếp hạng lao động.
Có một số cá nhân với vai trị GSV đã thực hiện đƣợc những hành động khích lệ, động viên, hỗ trợ kịp thời GV khác qua các kết quả GS. Tuy nhiên con số này còn hạn chế. Những Thanh tra chỉ đi kiểm tra hành chính dẫn tới GV thƣờng có tâm lý lo sợ và cả nể khi tiếp xúc, thay vì thoải mái đón nhận sự GS nhƣ chính họ nghĩ tới.
Việc này dẫn tới những mối quan hệ có phần hơi cứng nhắc và tạo mơi trƣờng gị bó cho cả Thanh tra viên và GSV.