.Nội dung của hoạt động NCKHcủa SV

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên trường đại học công nghệ ĐHQGHN (Trang 30 - 33)

1.3 .Lý luận về hoạt động Nghiên cứu khoa học của sinh viên

1.3.2 .Nội dung của hoạt động NCKHcủa SV

Nghiên cứu khoa học của sinh viên là một nội dung quan trọng trong chương trình đào tạo ở trường đại học, qua đó hình thành tư duy và phương pháp NCKH, đáp ứng yêu cầu: giảng dạy kết hợp với thực hành và NCKH, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo tồn diện; Phát huy tính năng động, sáng tạo, khả năng nghiên cứu khoa học độc lập của sinh viên, hình thành năng lực tự học cho sinh viên; Góp phần tạo ra tri thức, sản phẩm mới cho xã hội.

NCKH của SV là hoạt động trí tuệ giúp SV vận dụng phương pháp luận và phương pháp NCKH trong học tập và trong thực tiễn. Làm quen với hoạt động này SV vận dụng tổng hợp những tri thức đã học để tiến hành hoạt động nhận thức có tính chất nghiên cứu, bước đầu góp phần giải quyết những vấn đề khoa học do thực tiễn cuộc sống và nghề nghiệp đặt ra.

Khi tham gia NCKH, SV sẽ tập làm quen với một đề tài nghiên cứu quy mô nhỏ, sẽ được tiếp cận với những vấn đề cụ thể, có ý thức đào sâu suy nghĩ, và tập cách tư duy để tự nghiên cứu giải quyết một vấn đề. Trong quá trình thực hiện đề tài SV sẽ nảy sinh ra nhiều hướng giải quyết khác nhau. Quá trình này sẽ giúp SV rèn luyện tư duy độc lập, biết bảo vệ lập trường khoa học của mình. Một số đề tài khoa học thường do một nhóm từ hai SV trở lên cùng thực hiện do một SV làm trưởng nhóm vì vậy việc cùng thực hiện một đề tài nghiên cứu cũng giúp SV phát triển các kĩ năng mềm như làm việc theo nhóm với sự chia sẻ ý thức và trách nhiệm, thêm vào đó là kĩ năng tra cứu tư liệu, phương pháp phân tích, tổng hợp.

NCKH của SV bao gồm các nội dung chính sau đây:

- Thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học thuộc lĩnh vực được đào tạo và các lĩnh vực khác phù hợp với khả năng của SV;

- SV có thể tham gia câu lạc bộ khoa học SV, sinh hoạt chuyên đề khoa học, báo cáo khoa học tại các hội nghị, hội thảo khoa học, viết bài đăng trên các tạp chí khoa học, các giải thưởng khoa học và cơng nghệ ở trong, ngồi nước và các hình thức hoạt động khoa học và công nghệ khác của SV.

- Thông qua các hoạt động khoa học như trao đổi về phương pháp, kinh nghiệm học tập, viết tiểu luận, đề án môn học, luận văn tốt nghiệp để rèn luyện kỹ năng NCKH;

- Báo cáo kết quả NCKH: Tham luận hội thảo khoa học, bài báo đăng trên các ấn phẩm NCKH trong và ngoài Trường: Kỉ yếu hội thảo, Tạp chí khoa học của trường và các báo và tạp chí chuyên ngành khác)…báo cáo luận văn và đồ án tốt nghiệp.

Ngồi ra, hàng năm SV có thể tham gia vào các cuộc thi chuyên đề, nghiên cứu các đề tài khoa học của Trường giao hay các hợp đồng với bên ngoài, dự các buổi sinh hoạt khoa học ở cấp Khoa/Viện, Trường. Tham gia thực hiện các đề tài khoa học của GV dưới dạng điều tra, khảo sát thu thập số liệu phổ biến khoa học.

Như vậy, NCKH sẽ rèn luyện cho SV khả năng tư duy sáng tạo, một cách khoa học những quan điểm, vấn đề lí luận hoặc thực tiễn đang đặt ra. Bên cạnh đó, hoạt động này cịn giúp SV rèn luyện kĩ năng phân tích, tổng hợp kiến thức, tư duy lơgic. SV được tập dượt NCKH thơng qua trình học các mơn học theo yêu cầu của từng học kỳ để từ đó sẽ hình thành những phẩm chất của nhà khoa học như tính kiên trì, trung thực, khách quan, thận trọng, biết hợp tác trong cuộc sống và trong công tác.

Hoạt động NCKH có các đặc trưng cơ bản, như sau: [Nguyễn Vân Anh

(2009), Các biện pháp quản lý nhằm tăng cường hoạt động NCKH của SV trường ĐHSP Thái Nguyên, Luận văn Thạc sĩ) [1]

Tính mới: Đây là thuộc tính quan trọng số một của lao động khoa học. NCKH

là quá trình thâm nhập vào thế giới của những sự vật mà con người chưa biết, hướng tới những phát hiện mới hoặc sáng tạo mới. Kết quả trong nghiên cứu là quá trình phát triển tư duy khoa học một cách mới mẻ, sản phẩm khoa học chứa đựng yếu tố mới.

Tính tin cậy: Một kết quả nghiên cứu đạt được nhờ một phương pháp nào đó

phải có khả năng kiểm chứng lại nhiều lần, do nhiều người khác nhau thực hiện trong những điều kiện quan sát hoặc thí nghiệm hoàn toàn giống nhau với những kết quả thu được hồn tồn giống nhau.

Tính thông tin: Sản phẩm khoa học luôn mang đặc trưng thông tin sản phẩm của NCKH được thể hiện: một báo cáo khoa học, tác phẩm khoa học, mẫu vật liệu mới, mẫu sản phẩm mới, mơ hình thí điểm...

Tính khách quan: Vừa là một đặc điểm của NCKH, vừa là một tiêu chuẩn của

người NCKH.

Tính rủi ro: Hoạt động NCKH đòi hỏi phải mạnh dạn, mạo hiểm…, một nghiên cứu có thể thành cơng, có thể thất bại, các nhà khoa học phải dấn thân vào nghiên cứu với những giả thiết mới có luận cứ và sẵn sàng chấp nhận sự thất bại.

Tính kế thừa: Mỗi nghiên cứu phải kế thừa các kết quả nghiên cứu trong trong

các lĩnh vực khoa học rất khác xa nhau. Tính kế thừa có ý nghĩa quan trọng về mặt phương pháp luận nghiên cứu.

Tính cá nhân: Vai trị cá nhân trong sáng tạo mang tính quyết định. Tính độc đáo của cá nhân kết hợp với vai trò của tập thể khoa học trong xu thế hội nhập hiện nay sự hợp tác trong NCKH là rất quan trọng. Nếu không có đặc trưng này trong NCKH thì sẽ gặp rất nhiều khó khăn, khơng tạo được các kết quả nghiên cứu, đặc biệt là sự thiếu hợp tác gắn kết giữa các nhà khoa học, các chuyên ngành nghiên cứu với nhau, là sự lãng phí rất lớn trong hoạt động NCKH, thể hiện sự thiếu đồng nhất chưa tìm được tiếng nói chung trong NCKH.

Tính phi kinh tế: Lao động NCKH rất khó định mức một cách chính xác như trong lĩnh vực sản xuất vật chất. Những thiết bị chuyên dụng trong NCKH hầu như không thể khấu hao nếu được đặt trong Labo của các nhà nghiên cứu. Đặc điểm này cho thấy thực tế hiệu quả kinh tế của NCKH hầu như không thể xác định, chúng ta chỉ xem xét kết quả hay sản phẩm nghiên cứu đóng góp cho sự nghiệp khoa học.

Lợi ích của NCKH đối với SV

Với chính sách khuyến khích SV tham giaNCKH ở các trường như hiện nay, có thể nói SV nhận được khá nhiều lợi ích từ hoạt động này. Các lợi ích tiêu biểu có thể tập hợp lại thành hai nhóm chính.

Thứ nhất, phải kể đến sự gia tăng đáng kể về kiến thức và kinh nghiệm nghiên

cứu. Tham gia NCKH đòi hỏi người nghiên cứu phải khơng ngừng bổ sung, hồn

thiện kiến thức của mình, do đó việc tìm kiếm và đọc thêm các tài liệu bổ trợ là cấp thiết. Thông qua điều này, kỹ năng nghiên cứu cũng như kiến thức phục vụ cho đề tài của các bạn SV sẽ tăng lên. Thêm vào đó, SV có cơ hội được làm việc cùng với Giảng viên hướng dẫn (GVHD) nên sẽ được định hướng và chỉ dẫn thấu đáo hơn đối với các vấn đề nghiên cứu.

Thứ hai, hoạt động NCKH giúp SV tăng cường các kỹ năng bổ trợ cấp

thiếtcho công việc cuộc sống sau này như: kỹ năng tư duy phản biện, kỹ năng quản

lýthời gian, làm việc nhóm, các kỹ thuật tin học, … trong đó quan trọng nhất làkhả năng tư duy phản biện độc lập, sáng tạo, nhìn các sự vật, sự việc ở nhiều khía cạnh khác nhau để có cách hiểu tồn diện nhất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên trường đại học công nghệ ĐHQGHN (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)