Nâng cao nhận thức cho giảng viên, sinh viên về tầm quan trọng của hoạt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên trường đại học công nghệ ĐHQGHN (Trang 80 - 83)

1.5 .Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động NCKHcủa SV

1.5.4 .Yếu tố về các điều kiện hỗ trợ cho hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên

3.2.1. Nâng cao nhận thức cho giảng viên, sinh viên về tầm quan trọng của hoạt

dộng NCKH

Nhận thức là một trong ba mặt cơ bản của đời sống tâm lý con người (nhận thức, tình cảm và hành động), nó quan hệ chặt chẽ với các mặt kia và có mối liên

hệ mật thiết với các hiện tượng tâm lý khác của con người. Hiệu quả và chất lượng của hành động đều xuất phát từ nhận thức.

Mục tiêu

Xây dựng đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý khoa học của nhà trường có nhận thức đầy đủ về vai trò quan trọng của hoạt động NCKH trong việc nâng cao chất lượng đào tạo. Hướng sinh viên học tập theo phương pháp nghiên cứu, tìm hiểu, nhận thức được sự cấp thiết và tác dụng của hoạt động NCKH đối với nghề nghiệp.

Nội dung và cách thức thực hiện

Nâng cao nhận thức của giảng viên về tầm quan trọng của hoạt động NCKH: Giảng viên là người trực tiếp tổ chức các hoạt động NCKH cho sinh viên, người gợi mở, dẫn dắt và cùng sinh viên thực hiện nhiệm vụ NCKH. Nhận thức đúng tầm quan trọng của hoạt động NCKH đối với giảng viên có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với kết quả cũng như chất lượng của hoạt động này. Khi nhận thức hoạt động NCKH là quan trọng, giảng viên sẽ tích cực, nhiệt tình trong hướng dẫn sinh viên, tìm kiếm phương pháp giảng dạy phù hợp để phát huy tính tích cực, chủ động và động viên khuyến khích sinh viên thực hiện nhiệm vụ. Chủ động tìm tịi, dẫn dắt sinh viên tham gia các hoạt động NCKH nhằm nâng cao chất lượng đào tạo. Để nâng cao nhận thức của giảng viên về tầm quan trọng của hoạt động NCKH của sinh viên cần thực hiện một số nội dung sau:

* Bồi dưỡng phương pháp luận NCKH và phương pháp quản lý NCKH cho cán bộ giảng viên, đặc biệt là các giảng viên trẻ, làm cho giảng viên hiểu rõ các vấn đề lý thuyết về NCKH, quy trình thực hiện đề tài, các kỹ năng cơ bản về NCKH.

* Tổ chức hội nghị khoa học cấp khoa để các giảng viên tham gia giải quyết các vấn đề về: nội dung chương trình đào tạo, thực hiện đề tài NCKH. Cử cán bộ giảng viên tham dự hội thảo khoa học trong nước, quốc tế tham quan học tập kinh nghiệm của các trường có nhiều nhà khoa học uy tín về NCKH.

* Gắn nhiệm vụ NCKH với công tác đào tạo, coi kết quả của hoạt động NCKH như sáng kiến cải tiến trong hoạt động đào tạo để bình xét các danh hiệu thi đua. Đề ra các tiêu chí thi đua khen thưởng, xét tặng danh hiệu cụ thể để giảng viên khơng ngừng nâng cao trình độ chun mơn, kinh nghiệm hướng dẫn sinh viên NCKH.

Nâng cao năng lực nhận thức của sinh viên về NCKH:

Nhận thức là một quá trình, ở quá trình này thường gắn với mục đích nhất định nên nhận thức của con người cũng là một hoạt động. Trong q trình học tập ở bậc đại học, ngồi việc lĩnh hội những kiến thức cơ sở, kiến thức cơ bản và kiến thức chuyên ngành thì hệ thống kiến thức liên quan đến kỹ năng thực hành nghề nghiệp đóng vai trị đặc biệt quan trọng đối với những sinh viên ngành kỹ thuật.

Mục đích của việc nâng cao nhận thức về NCKH cho sinh viên một mặt giúp cho người học có ý thức, phương pháp học tập phù hợp ở bậc đại học, đồng thời tìm hiểu, nắm bắt các điều kiện làm việc, tiếp cận thực tế để ứng dụng tốt vào công việc sau này. Từ đó hình thành phương pháp, tác phong làm việc, có năng lực xử lý các tình huống trong cơng việc. Mặt khác, tri thức NCKH đã được sinh viên nhận thức đầy đủ sẽ là cơ sở quan trọng cho quá trình hình thành những kỹ năng NCKH. Quá trình hình thành kỹ năng NCKH phải dựa vào lượng kiến thức mà người nghiên cứu đã tích luỹ, xuất phát từ sự say mê mơn học, ngành học, có nhu cầu đi sâu tìm hiểu kiến thức khoa học thông qua đề tài nghiên cứu, qua đó kiến thức được khắc sâu và kỹ năng nghiên cứu được hình thành và hồn thiện.

Chương trình học hiện nay khá nặng với rất nhiều môn học lý thuyết, nhưng lại thiếu các môn học về phương pháp nghiên cứu chuyên ngành - một kỹ năng quan trọng của những người lao động trí óc. Sinh viên chưa được học môn phương pháp NCKH, chưa được học cách xây dựng đề tài, và khi bắt tay vào thực hiện thì lúng túng, hầu hết đều loay hoay không biết bắt đầu từ đâu, làm gì và muốn đạt kết quả nào, cho ai.

Để nâng cao năng lực nhận thức của sinh viên về NCKH, cần thực hiện một số nội dung công việc sau:

* Bồi dưỡng kiến thức về NCKH ngay từ đầu khóa học

* Đánh giá đúng tầm quan trọng của hoạt động NCKH trong trường đại học, trên cơ sở đó giúp sinh viên hiểu rõ ý nghĩa của NCKH đối với cơng việc của mình sau này;

* Tạo điều kiện cho sinh viên được tham quan, thực tập để vận dụng kiến thức đã học vào hoạt động thực tế tại các cơ sở sản xuất, các doanh nghiệp với các lĩnh vực sản xuất và vị trí cơng tác khác nhau

* Đổi mới phương pháp giảng dạy cũng như hình thức tổ chức dạy học cho phù hợp với đặc điểm tâm lý, đặc điểm nhận thức của sinh viên và đặc trưng dạy học ở bậc đại học là học theo hình thức nghiên cứu.

Như vậy, khi nhận thức được nâng lên ở mức độ cao, làm nảy sinh ở người học nhu cầu và hứng thú tìm hiểu những vấn đề khoa học, tức là động cơ NCKH được hình thành và phát triển. Động cơ này thôi thúc sinh viên hoạt động và nghiên cứu nhằm thoả mãn nhu cầu nhận thức, đáp ứng kỹ năng chuyên môn và kiến thức khoa học phục vụ nghề nghiệp sau này. Đây là cơ sở là điều kiện thuận lợi cho việc rèn luyện nâng cao kỹ năng NCKH cho sinh viên. Bên cạnh việc nâng cao năng lực nhận thức của sinh viên về NCKH là quá trình bồi dưỡng cho sinh viên hệ thống tri thức phương pháp luận NCKH. Hệ thống tri thức lý luận này là chìa khố giúp sinh viên có thể triển khai nghiên cứu các đề tài độc lập một cách thuận lợi, giúp họ nhận thức đầy đủ các bước tiến hành nghiên cứu, nắm vững quy trình thực hiện một đề tài NCKH, khắc phục những hạn chế trong quá trình nghiên cứu.

Điều kiện thực hiện biện pháp

- Văn phòng các khoa, các tổ bộ môn thường xuyên họp, trao đổi với các GV về hoạt động NCKh nhằm nâng cao nhận thức cho các GV trong tổ.

- Sự quan tâm, phối hợp của nhà trường, phòng Đào tạo, văn phòng khoa lên kế hoạch thực hiện bồi dưỡng về nhận thức cho sinh viên ngay từ đầu năm học vê tầm quan trọng của hoạt động NCKH.

- Đầu tư kinh phí cho hoạt động NCKH cho sinh viên và của GV.

- Nhà trường, các văn phòng Khoa, chủ động liên hệ với các doanh nghiệp tạo cơ hội cho sinh viên đến thăm quan và thực tập.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên trường đại học công nghệ ĐHQGHN (Trang 80 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)