.Yếu tố thuộc về môi trường quản lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên trường đại học công nghệ ĐHQGHN (Trang 40 - 42)

1.5 .Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động NCKHcủa SV

1.5.3 .Yếu tố thuộc về môi trường quản lý

Để có mơi trường thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân và tồn xã hội trong đó có các trường đại học tham gia hoạt động khoa học và công nghệ. Trong những năm qua, Nhà nước đã ban hành Luật Khoa học và Công nghệ, Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Chuyển giao cơng nghệ, Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hoá và nhiều văn bản hướng dẫn thi hành để tạo thành một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh và đồng bộ. Việc hồn thiện mơi trường pháp lý đã phục vụ cho các cuộc đàm phán gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), đưa Việt Nam hòa nhập với các chuẩn thương mại quốc tế.

Trong QLGD nói chung và quản lý hoạt động NCKH nói riêng các chủ trương, chính sách, chỉ thị, thơng tư, hướng dẫn,... là công cụ quản lý, môi trường pháp lý quan trọng để hệ thống giáo dục đào tạo, các nhà trường vận động phát triển. Tại văn kiện Đại hội X khẳng định: “Giáo dục và đào tạo cùng với khoa học

và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực thúc đẩy cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước”. Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên chủ

nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển 2011) được thông qua tại Đại hội XI của Đảng nhấn mạnh: “Giáo dục và đào tạo, khoa học và cơng nghệ có sức mạnh nâng cao

dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng phát triển đất nước, xây dựng nền văn hoá và con người Việt Nam. Phát triển giáo dục và đào tạo cùng với phát triển khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu; đầu tư cho giáo dục và đào tạo là đầu tư phát triển”.

Các quy định pháp lý về cơ chế, chính sách tài chính đã được thể hiện trong nhiều văn bản như: Nghị định 115/2005/NĐ-CP là văn bản quan trọng về cơ chế tự chủ tự chịu trách nhiệm của các tổ chức khoa học và công nghệ công lập; Nghị định số 122/2003/NĐ-CP về Quỹ phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia; Nghị định 117/2005/NĐ-CP về Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của bộ, cơ quan ngang bộ, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Trên thực tế, các chính sách về hoạt động NCKH ở nước ta còn chậm đổi mới, chưa tạo động lực cho các lực lượng tham gia NCKH của các trường đại học. Chế độ đãi ngộ đối với giảng viên, chế độ khuyến khích động viên đối với sinh viên tham gia công tác NCKH chưa thực sự thu hút và theo đúng ý nghĩa thực sự coi GD&ĐT cùng với KH&CN là quốc sách hàng đầu. Thời gian làm công tác giảng dạy của giảng viên nhiều, thêm vào đó là chế độ cho hướng dẫn sinh viên NCKH khơng tính vào khối lượng giờ giảng tiêu chuẩn đã làm giảm sự nhiệt tình với cơng tác nghiên cứu khoa học. Ở những khoa có giảng viên nhiệt tình trong NCKH thì ở đó có nhiều sinh viên tham gia NCKH tạo được phong trào và chất lượng các đề tài NCKH của sinh viên cũng được đánh giá cao. Trình độ, kinh nghiệm của giảng viên trong hướng dẫn NCKH là yếu tố ảnh hưởng nhiều đến quản lý hoạt động NCKH của sinh viên. Giảng viên vừa là người thầy hướng dẫn vừa là người bạn trong tìm tịi NCKH giúp sinh viên tự tin, hăng hái hơn trong việc tìm kiếm, sáng tạo.

Chương trình đào tạo của các trường đại học hiện nay còn nặng về khối lượng môn học kiến thức đại cương, các môn chuyên ngành chưa được đầu tư thời gian thỏa đáng, khơng có chế độ khuyến khích sinh viên NCKH do vậy chưa tạo được động lực, hứng thú NCKH của sinh viên

Cơ chế quản lý về KHCN còn nhiều bất cập, chế độ hỗ trợ trong việc thực hiện đề tài NCKH đã được cải tiến nhiều song vẫn còn thấp, thủ tục thanh toán phức tạp. Sinh viên những người mới bắt đầu làm NCKH, có nhiều khó khăn từ tri thức hạn chế, chưa thành thạo trong công việc, đến thời gian dành cho NCKH không nhiều,... nên chế độ động viên, khuyến khích để tạo động lực NCKH cho sinh viên có ảnh hưởng lớn đến quản lý hoạt động NCKH của sinh viên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên trường đại học công nghệ ĐHQGHN (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)