Thực trạng về quản lý hoạt động NCKHcủa SV

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên trường đại học công nghệ ĐHQGHN (Trang 64)

1.5 .Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động NCKHcủa SV

1.5.4 .Yếu tố về các điều kiện hỗ trợ cho hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên

2.4. Thực trạng về quản lý hoạt động NCKHcủa SV

2.4.1. Nhận thức về việc quản lý hoạt động NCKH của SV

Đối với sinh viên, NCKH là một dạng hoạt động đặc biệt chỉ có trong bậc đào tạo Đại học. Thông qua hoạt động này, một mặt sinh viên có được những hiểu biết về lý luận NCKH, mặt khác sẽ tích luỹ được những kinh nghiệm thực tiễn trong khi tiến hành các đề tài cụ thể. Có thể nói trong các hoạt động của sinh viên ở các trường Cao đẳng, Đại học, hoạt động học tập và NCKH là hai hoạt động cơ bản, có quan hệ hữu cơ, gắn bó chặt chẽ với nhau tồn tại vì nhau để tạo nên sức sống của trường Cao đẳng, Đại học. Nội dung chủ yếu của việc đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập là dạy người học phương pháp học, tính năng động, năng lực giải quyết vấn đề, nếp tư duy sáng tạo và năng lực tự nghiên cứu.

Để tìm hiểu thực trạng quản lý hoạt động NCKH và tầm quan trọng của nó đến hoạt động NCKH của sinh viên, đề tài đã tiến hành khảo sát, thu thập số liệu qua phiếu thăm dò ý kiến của cán bộ quản lý và giảng viên về vấn đề này kết quả thu được:

Bảng 2.10. Vai trò của quản lý đối với hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên

TT Mức độ CB Giảng viên Số lƣợng Tỉ lệ % 1 Rất quan trọng 15 37,50 2 Quan trọng 24 60 3 Bình thường 1 2,50 4 Không quan trọng 0 0 5 Rất không quan trọng 0 0

Qua số liệu nhận thấy cán bộ quản lý và giảng viên đều đánh giá cao vai trò của quản lý đối với hoạt động NCKH của sinh viên. Trong đó có 15 ý kiến chiếm tỷ lệ 37,50% cho rằng vai trị quản lý là rất quan trọng. Có 24 ý kiến chiếm tỷ lệ 60% đánh giá quản lý là quan trọng đối với hoạt động NCKH của sinh viên. Tuy nhiên

Và đặc biệt khơng có ý kiến nào đánh giá thấp ở mức độ rất không quan trọng và không quan trọng, chứng tỏ vai trò quản lý của các cấp lãnh đạo, các phòng ban chức năng phải được coi trọng, làm việc hiệu quả mới đem lại kết quả tốt trong hoạt động NCKH của sinh viên.

Rất quan trọng 37% Quan trọng 60% Bình thường 3% Khơng quan trọng 0% Rất khơng quan trọng 0%

Biểu đồ 2.4. Mức độ quan trọng của quản lý đối với hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên khoa học của sinh viên

2.4.2. Thực trạng quản lý mục tiêu NCKH

Mục tiêu chính của nghiên cứu khoa học ở bậc đại học là trang bị cho sinh viên các kiến thức, kỹ năng nghiên cứu khoa học độc lập để hỗ trợ cho hoạt động học tập và chuẩn bị cho các dự án thật sau khi tốt nghiệp. Do đó quản lý mục tiêu của hoạt động NCKH cho SV là quản lý mục tiêu môn học về kiến thức, kỹ năng….

Thiếu các kiến thức và thông tin cấp thiết phục vụ cho hoạt động NCKH

Khác với giảng viên vốn là những người có kinh nghiệm trong hoạt động khoa học vì đặc thù của nghề, SV là những đối tượng lạ lẫm và mới mẻ của NCKH. Các bạn SV, đặc biệt là SV năm nhất thiếu nhiều kiến thức cấp thiết về chuyên ngành, cũng như phương pháp nghiên cứu để có thể thực hiện một đề tài khoa học. Điều này thể hiện qua việc các bạn thường có xu hướng sao chép các thơng tin và chuyển

tải một cách máy móc vào trong các bài tiểu luận mơn học. Nguyên nhân của điều này là do việc triển khai môn NCKH vào những học kỳ đầu tiên chưa thu hút sự chú ý và quan tâm của SV. Hệ quả là nhiều bạn SV đến khi gần ra trường vẫn chưa biết cách tìm thơng tin nghiên cứu như thế nào là hợp lý, hay làm sao biết được tính khả thi của đề tài, … và các GVHD khi ấy cũng vất vả khá nhiều trong việc trang bị cho các bạn lại kiến thức nền của NCKH.

Ngồi ra, SV có nhiều quan niệm chưa chính xác về NCKH như: NCKH rất

khó, rất tốn thời gian, khô khan và khơng được lợi ích gì. Nhiều SV tham gia

nghiên cứu chỉ vì được tính điểm rèn luyện. Điều này có thể do các bạn chưa có được thơng tin đầy đủ về NCKH và những điều hay, thú vị mà hoạt động này mang lại. Việc thiếu kiến thức và thông tin là một thách thức không nhỏ đối với các bạn SV,tuy nhiên với nỗ lực của các bạn thì việc vượt qua trở ngại này là khơng q khó.

Kỹ năng làm việc nhóm chưa cao

Một trong những khó khăn nữa của SV khi tham gia hoạt động NCKH là kỹ năng làm việc nhóm cịn nhiều khiếm khuyết. Nhận biết được những hạn chế về năng lực nghiên cứu và kiến thức chuyên ngành của SV, nhiều cuộc thi NCKH cho phép SV tham gia theo nhóm. Chẳng hạn như Cuộc thi “Tài năng Khoa học trẻ” cho phép SV tham gia theo nhóm khơng q năm thành viên. (Quyết định ban hành thể lệ giải thưởng “Tài năng khoa học trẻ Việt Nam” dành cho sinh viên trong các trường đại học, học viện 2012) hay các phong trào NCKH tại trường. Đây là một cơ hội, nhưng cũng là thách thức đối với các bạn SV tham gia cuộc thi nhưng nhiều nhóm nghiên cứu đã không đi đến được chặng cuối do mâu thuẫn trong nội bộ nhóm về vấn đề phân công công việc, định hướng, trách nhiệm,…Nguyên nhân của tình trạng này là do SV chưa hình thành được ý thức hoạt động tập thể, trái lại, các bạn đang có xu hướng cơ lập mình với thế giới bên ngoài khi mạng xã hội ngày càng trở nên phổ biến. Không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động NCKH trong nhà trường, việc thiếu kỹ năng làm việc nhóm cịn tác động lâu dài đến thái độ sống và công việc của các bạn sau này. Đây là một vấn đề cần được nhìn nhận nghiêm túc để tìm ra giải pháp phù hợp.

2.4.3. Thực trạng quản lý nội dung NCKH

NCKH nó nằm ngay trong hoạt động đào tạo của nhà trường ĐH Công nghệ. Hiện nay, trong nhà trường một số chuyên ngành có 2 chương trình học. Đó là chuẩn và chương trình chất lượng cao. Đối với các bạn sinh viên theo học chương trình chất lượng cao, NCKH là một điều kiện bắt buộc để tốt nghiệp ra trường. Ít nhất trong q trình theo học tại trường các bạn phải có một đề tài nghiên cứu khoa học hoặc một bài báo khoa học được đăng trên tạp chí khoa học. Do đó, ngay từ đầu khi tham gia vào chương trình học các bạn đã biết được mình cần phải làm gì, các bạn có sự chuẩn bị trước nên nội dung đề tài của các bạn phù hợp với chuyên ngành đào tạo.

Nội dung NCKH của sinh viên bao gồm: Nghiên cứu những vấn đề thuộc các lĩnh vực khoa học tự nhiên, công nghệ, khoa học kỹ thuật; Triển khai ứng dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ vào thực tiễn sản xuất và đời sống; Tham gia thực hiện các đề tài hoặc hợp đồng NCKG của bộ môn, khoa, trường…..

Đối với các bạn sinh viên theo học chương trình chuẩn của các ngành là chủ yếu, hoạt động NCKH cũng được các bạn sinh viên chú ý nhưng chưa thực sự quan tâm nhiều. Chủ yếu là giảng viên trong q trình dạy học các mơn học, thấy được một số bạn sinh viên khả năng tư duy tốt đề nghị tham gia nghiên cứu một vấn đề nhỏ trong đề tài nghiên cứu của các thầy.

Sự định hướng đề tài của giáo viên có vai trị quan trọng trong q trình hình thành một đề tài.Tên đề tài có đúng thì nội dung nghiên cứu mới đúng. Sinh viên hiện nay vẫn còn yếu trong việc xác định tên đề tài.

Hiện nay, các đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên cịn mang nhiều tính lý luận, tính thực tế, ứng dụng chưa cao.

Để có được nội dung nghiên cứu khoa học phù hợp, sinh viên có thể:

- Thông qua cố vẫn học tập để được giời thiệu GVHD có chun mơn phù hợp với hướng sinh viên dự định nghiên cứu. Sinh viên trao đổi với giáo viên hướng dẫn về dịnh hướng nghiên cứu để có được tên đề tài và nội dung nghiên cứu phù hợp.

- Sinh viên có thể liên hệ trực tiếp với giáo viên giảng dạy để tìm hướng nghiên cứu.

2.4.4. Thực trạng quản lý hình thức, phương pháp NCKH

Bảng 2.11. Thực trạng quản lý các hình thức nghiên cứu khoa học của sinh viên (CBQL,GV) TT Hình thức NCKH Tốt Bình thƣờng Chƣa tốt Số lƣợng Tỉ lệ % Số lƣợng Tỉ lệ % Số lƣợng Tỉ lệ %

1 Bài tập nhỏ ( bài tập môn học 20 50 20 50 0 0 2 Bài tập lớn (tiểu luận) 27 67,5 13 32,5 0 0

3 Khóa luận tốt nghiệp 32 80 8 20 0 0

4 Đồ án tốt nghiệp 30 75 10 25 0 0

5 Thực hiện đề tài NCKH do

GV hướng dẫn 30 75 10 25 0 0

6 Viết bài đăng trên tạp chí

khoa học 23 57,5 17 42,5 0 0

7 Hoạt động thực tế, kiến tập

tại các doanh nghiệp 32 80 8 20 0 0

8 Tham gia hội nghị khoa học 23 57,5 17 42,5 0 0

9 Tham gia cuộc thi SV NCKH 24 60 16 40 0 0

Tỉ lệ trung bình 66,94 33,06 0

Qua khảo sát thu được nhận thấy các khách thể khảo sát đánh giá khá tốt về thực trạng quản lý các loại hình NCKH của sinh viên. Có 66,94% đánh giá quản lý tốt; 33,06% đánh giá quản lý các loại hình NCKH của sinh viên ở mức bình thường; khơng ý kiến đánh giá nào cho là chưa tốt. Tuy nhiên mức độ đánh giá tốt và bình thường ở các loại hình khơng đồng đều nhau cụ thể:

Trong các loại hình NCKH của sinh viên, việc quản lý loại hình hoạt động thực tế, kiến tập tại doanh nghiệp và khoa luận tốt nghiệp được các cán bộ quản lý và giảng viên đánh giá quản lý có tác dụng tốt với tỷ lệ cao nhất 32 ý kiến chiếm tỷ lệ 80% và có 8 ý kiến chiếm tỷ lệ 20% đánh giá bình thường trong việc ảnh hưởng tới chất lượng đào tạo. Điều này phù hợp với việc nhà trường có quan hệ tốt với các doanh nghiệp và các doanh nghiệp cũng rất nhiệt tình sẵn sàng tiếp nhận, tạo điều kiện để sinh viên nhà trường đến thực tập tiếp cận các vấn đề của doanh nghiệp. Tuy nhiên vẫn còn trường hợp lựa chọn doanh nghiệp để sinh viên đến thực tập chưa sát với nghề đào tạo, lao động giản đơn, thủ cơng khơng có chuyên sâu nghề

nghiệp. Để thực hiện vấn đề này có hiệu quả hơn P.CTSV đã có thêm một kênh kết nối làm việc với các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng sinh viên, tìm hiểu yêu cầu của doanh nghiệp đối với sinh viên được đào tạo tại trường và khảo sát về kết quả thực tập tại doanh nghiệp đối với sinh viên.

Kết quả của hình thức NCKH đồ án tốt nghiệp, thực hiện đề tài do GV hướng dẫn và bài tập lớn cũng được đánh giá là có ảnh hưởng tốt đến chất lượng đào tạo của nhà trường. Bảng kết quả phiếu trưng cầu ý kiến cho thấy quản lý hình thức đồ án tốt nghiệp của sinh viên và thực hiện đề tài do giáo viên hướng dẫn có ảnh hưởng tốt đến chất lượng đào tạo với 30 ý kiến chiếm 75%, có 10 ý kiến chiếm 25% cho ràng ảnh hưởng ở mức trung bình. Tác dụng của quản lý đối với hình thức cho sinh viên làm bài tập lớn có 27 ý kiến, chiếm tỷ lệ 67,50% đánh giá có tác dụng tốt và 13 ý kiến, chiếm 32,50% cho rằng ảnh hưởng đến chất lượng dào tạo ở mức độ bình thường.

Cơng tác quản lý đới với ba hình thức: viết bài báo đăng trên tập chí khoa học, tham gia hội nghị khoa học và tham gia cuộc thi SV NCKH được các cán bộ quản lý và giảng viên đánh giá chưa cáo tác dụng của nó tới chất lượng đào tạo. có 23 ý kiến chiếm 57,50% đanh sgias tác dụng tốt và 17 ý kiến chiếm 42,50 đánh giá ở mức độ trung bình đối với hình thức viết bài báo khoa học và tham gia hội ngị khoa học. Vấn đề này phù hợp với thực tế vì số lượng sinh viên của trường đơng nhưng số lượng sinh viên tham gia vào các hình thức NCKH này chiếm tỷ lệ nhỏ, chủ yếu là sinh viên chương trình chất lượng cao tham gia do yêu cầu bắt buộc.

Hình thức NCKH làm bài tập môn học được đánh giá thấp nhất về tác dụng của công tác quản lý đến chất lượng đào tạo. Chỉ có 20 ý kiến chiếm 50% đồng ý có tác dụng tốt và 20 ý kiến chiếm 50% chiếm tác dụng bình thường đến chất lượng đào tạo. bài tập mơn học là hình thức NCKH đầu tiên đối với sinh viên, lượng kiến thức chỉ giới hạn trong phạm vi môn học nên các giảng viên chưa chú trọng đến việc đào sâu kiến thức cho sinh viên và trong bài làm cịn có hiện tượng sao chép ý tưởng của nhau. Việc quản lý loại hình thức này chưa được quan tâm, chủ yếu để giáo viên quyết định. Do vậy để hình thức này có hiệu quả cao, cần cái tiến biện pháp quản lý và thực hiện.

Biểu đồ 2.5. Thực trạng quản lý các hình thức nghiên cứu khoa học của sinh viên 2.4.5. Thực trạng việc kiểm tra đánh giá hoạt động NCKH của SV

Trước những năm 2007, cơng tác quản lí đề tài các cấp trong Trường hầu như chỉ thực hiện ở các khâu về quản lí hành chính đối với các đề tài. Việc tổ chức kiểm tra ở Trường và các khoa cũng chưa được thực hiện thống nhất. Về mặt chun mơn trong q trình theo dõi tiến độ và đánh giá chất lượng đề tài qua nghiệm thu thì chúng tơi thấy chưa thực sự chất lượng và hiệu quả.

Hiện nay khâu kiểm tra đã được nhà trường quan tâm hơn đó là sự đổi mới trong cơ chế QL, Phòng KHCN đã có yêu cầu từng nhóm và cá nhân sinh viên tham gia NCKH nộp phiếu báo cáo tiến độ cho khoa sau đó tổng hợp nộp về Phịng.

Theo quy định của Bộ thì Trường phải lập đồn kiểm tra đúng thành phần. Việc kiểm tra công tác thực hiện đề tài hiện nay trực tiếp là do Phịng KHCN đảm nhận thơng qua báo cáo tiến độ của khoa gửi lên, rồi báo cáo lên cấp trên bằng văn bản. Kế hoạch tổ chức hoạt động NCKH của SV đã được chú trọng trong việc kiểm tra đánh giá, nghĩa là công tác này được chuẩn bị cụ thể từ đầu, chính vì vậy việc kiểm tra đánh giá được coi trọng đúng mức. Việc kiểm tra đánh giá trong bất cứ

hoạt động nào đều rất cấp thiết, nó giúp cho cơng việc triển khai đúng với kế hoạch đã đề ra, người QL nắm bắt được tình hình thực hiện và người trực tiếp thực hiện cơng việc có cơ hội được tư vấn thúc đẩy, khắc phục những hạn chế của mình do những người có vị trí và kinh nghiệm cao hơn giúp đỡ.

Bên cạnh đó chưa có sự liên hệ chặt chẽ giữa SV với các doanh nghiệp cần ứng dụng khoa học. Điều này khơng những làm cho cơng trình khoa học của SV không đến được với ứng dụng mà còn mất đi một nguồn đầu tư lớn cho NCKH.

2.4.6. Thực trạng việc Quản lý các điều kiện hỗ trợ cho hoạt động NCKH của SV

Trong những năm qua, hoạt động NCKH của SV tại trường là một trong những hoạt động quan trọng trogn sự nghiệp giáo dục và đào tạo của nhà trường. Nhà trường đã đầu tư nhiều về kinh phí, chun mơn và cơ cáu tổ chức cho hoạt động này nhằm kích thích tinh thần sau mê nghiên cứu, giúp sinh viên tiếp cần và áp dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn, đồng thời mang lại những lợi ích cụ thể, đáp ứng những đòi hỏi của nhu cầu xã hội.

Nhà trường đã tăng cường đầu tư và tạo ra cơ chế cho SV NCKH. Hàng năm, Trường dều dành nguồn kinh phí khá lớn để NCKH, quy chế NCKH được áp dụng rõ ràng, cụ thể đã giúp học sinh và giảng viên xác định rõ được quyền lợi và trách nhiệm khi tham gia nghiên cứu. Ban giám hiệu thường xuyên quán triệt vai trò từ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên trường đại học công nghệ ĐHQGHN (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)