Khái quát về hoạt động KHCN và NCKHcủa Trường Đại học Công nghệ-

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên trường đại học công nghệ ĐHQGHN (Trang 46 - 48)

1.5 .Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động NCKHcủa SV

1.5.4 .Yếu tố về các điều kiện hỗ trợ cho hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên

2.1. Khái quát về Trường Đại học Công nghệ ĐHQGHN

2.1.2. Khái quát về hoạt động KHCN và NCKHcủa Trường Đại học Công nghệ-

ĐHQGHN

Về hoạt động NCKH của cán bộ , giảng viên, sinh viên: Nhà trường chủ trương phát triển môi trường nghiên cứu với phương châm mỗi giảng viên là một nhà

khoa học, hoạt động đào tạo được tích hợp với hoạt động nghiên cứu khoa học. Giảng viên được khuyến khích đăng ký tham gia các đề tài, nhiệm vụ khoa học; cán bộ trẻ mới về trường công tác được hỗ trợ đề tài cấp trường quản lý để khởi động hoạt độ nghiên cứu. Kính phí nghiên cứu tính theo giảng viên trong giai đoạn này đạt 36,7 triệu đồng/người, đạt 81,50 triệu đồng/GV. Có 03 Đề tài KC được triển khai trong giai đoạn này. Số lượng cơng trình khoa học được cán bộ Nhà trường công bố tăng gấp 2 lần, đạt trung bình 0,77 bài/GV/năm trong đó số bài báo cơng bố trên các tạp chí quốc tế tăng nhanh. Theo kết quả ghi nhận từ Scopus, trong giai đoạn này, Trường ĐHCN đã công bố quốc tế 118 cơng trình (đạt trung bình 0,24 bài/GV/năm).

Liên tiếp các năm, các tập thể cán bộ khoa học của Trường ĐHCN có sản phẩm công nghệ dự thi và đạt giải thưởng tại cuộc thi Nhân tài Đất Việt về CNTT (01 Giải Nhất Sản phẩm có tiềm năng ứng dụng, 01 Giải Sản phẩm vì cộng đồng và 01 Giải Ba Sản phẩm có tiềm năng ứng; Nhiều cá nhân và tập thể các nhà khoa học cũng được tặng thưởng các giải thưởng có giá trị khác như Giải thưởng ĐHQGHN Lần thứ nhất về KHCN, Giải thưởng Scopus Awards cho nhà khoa học Việt Nam có chỉ số h-index cao, Giải thưởng Cơng trình khoa học Tiêu biểu, nhà khoa học trẻ Tiêu biểu của ĐHQGHN, Giải thưởng Quả cầu vàng CNTT, Giải thưởng IBM Faculty Award.

Bảng 2.1. Thống kê giải thưởng sinh viên/ giảng viên NCKH

Năm học Giải thưởng cấp trường Giải thưởng cấp ĐHQGHN Giải thưởng cấp BGD&ĐT 2009-2010 14 2 1 2010-2011 7 2 1 2011-2012 12 4 2 2012-2013 21 2 1 2013-2014 18 3 1 2014-2015 16 5 0

Về quản lý các hoạt động KHCN, nhà trường đã thực hiện một loạt giải

pháp thúc đẩy, khuyến khích các hoạt động KHCN chất lượng và trình độ cao: có chính sách tạo kinh phí hỗ trợ các cơng trình KHCN được cơng bố trên các tạp chí và tại các hội nghị hội thảo KHCN quốc tế; thành lập và triển khai việc xét chọn và trao giải thưởng KHCN của trường hằng năm; hỗ trợ kinh phí và tổ chức các nhóm nghiên cứu tham gia đề xuất, xây dựng và đăng ký các dự án, đề tài, nhiệm vụ KHCN các cấp. Trường cũng đã ban hành hướng dẫn cán bộ khoa học đề xuất các đề án xây dựng, phát triển các nhóm nghiên cứu mạnh nhằm mục tiêu tăng cường tính tập trung, có trọng điểm trong việc triển khai các hoạt động nghiên cứu, tập trung khai thác được tất cả mọi nguồn lực một cách hợp lý, đào tạo tốt đội ngũ cán bộ khoa học. Trường ĐHCN cũng đã rất tích cực tổ chức và tham gia tổ chức có hiệu quả cao các hội nghị, hội thảo KHCN quốc tế.

Số cơng trình được cơng bố quốc tế tăng liên tục và đáng kể theo các năm, trong đó nhiều cơng trình có chỉ số ảnh hưởng đáng chú ý. Trường ĐHCN có nhóm nghiên cứu có sản phẩm tham gia các cuộc thi toàn quốc về CNTT và TT như: Cuộc thi Nhân tài Đất Việt, Cuộc thi Trí tuệ Việt Nam và đạt các loại giải thưởng tại các cuộc thi này. Các cán bộ KHCN của trường trong ba năm vừa qua cũng đã đạt một số giải thưởng KHCN các cấp khác như sau: Giải thưởng ĐHQGHN về KHCN lần thứ nhất, Giải thưởng Quả Cầu vàng CNTT, Giải thưởng Cơng trình và Nhà khoa học trẻ tiêu biểu của ĐHQGHN, Giải thưởng Scopus Award của Nhà Xuất bản Elsevier Science (Hà Lan) tặng các nhà khoa học có chỉ số H-index (Hirsch-index) cao...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên trường đại học công nghệ ĐHQGHN (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)