Hoàn thiện quản lý rủi ro cho vay cá nhân

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động cho vay cá nhân tại chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển sơn la (Trang 92 - 94)

Hoạt động tín dụng là hoạt động kinh doanh chính của BIDV Sơn La hiện nay, do đó cần phải tính toán kỹ hiệu qủa trước khi quyết định một khoản vay. Nhất là đối với cho vay cá nhân là lĩnh vực kinh doanh mới, số tiền vay không lớn, rủi ro lại cao trong khi đó chi phí cho một khoản vay cá nhân là không nhỏ, do đó để hoạt động cho vay nói chung hay hoạt động cho vay cá nhân nói riêng thực sự đem lại hiệu quả như mong đợi thì Chi nhánh cần tăng năng lực quản lý rủi ro và nâng cao hiệu quả của cho vay cá nhân.

Chi nhánh cần nghiên cứu phân tách các chi phí – thu nhập liên quan tới hoạt động tín dụng cá nhân để xác định được hiệu quả của tín dụng cá nhân (chi tiết theo sản phẩm, theo bộ phận…) để từ đó có các biện pháp cụ thể nâng cao hiệu quả hoạt động, tập trung và mở rộng cung cấp các sản phẩm chi phí thấp hiệu quả cao. Để thực hiện được vấn đề quan trọng nhất là xác định mức lãi suất cho vay linh hoạt dựa trên khả năng cân đối nguồn vốn, mức độ tín nhiệm của khách hàng và khả năng chấp nhận lãi suất của khách hàng vay. Đồng thời, việc xác định lãi suất cho vay thoả thuận cần đảm bảo tính cạnh tranh trên đại bàn, bù đắp đủ chi phí và kinh doanh có lãi …

Với cơ chế lãi suất thảo thuận thì lãi suất cũng có thể coi như một công cụ cạnh tranh của các ngân hàng với nhau. Có thể lãi suất của Chi nhánh áp dụng cao hơn các đối thủ cạnh tranh nhưung kèm theo đó là chất lượng và tiện ích tốt hơn sẽ thu hút được nhiều khách hàng hơn.

Chi nhánh nên sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để xác định lãi suất thực tế của các khoản vay cá nhân. Các phương pháp thông dụng nhất để tính lãi suất cho vay cá nhân là lãi suất phần trăm, phương pháp lãi đơn, tỷ lệ chiết khấu, phương pháp lãi gộp. Hiện nay, các khách hàng cá nhân nagỳ càng nhạy cảm với sự khác biệt về lãi suất đối với laọi hình cho vay khác nhau do các NHTM khác nhau cung cấp. Để khắc phục điều này Chi nhánh cần tạo cho khách hàng của mình thấy có sự công bằng và lợi ích lớn hơn trong quan hệ tín dụng với Chi nhánh như chính sách lãi suất thả nổi hiện đang được áp dụng tại Chi nhánh.

Tăng cường công tác quản lý rủi ro tín dụng: Mục tiêu phấn đấu không có nợ xấu hoặc tỷ lệ nợ xấu tín dụng cá nhân luôn ở mức thấp và thấp hơn tỷ lệ nợ xấu tín dụng doanh nghiệp và tín dụng chung toàn Chi nhánh. Sau đây là các giải pháp duy trì rủi ro tín dụng ở mức thấp:

+ Đảm bảo tách bạch giữa chức năng kinh doanh (Quan hệ khách hàng) và chức năng quản lý rủi ro tại Chi nhánhnhằm chuyên nghiệp hoá công tác quản lý rủi ro tín dụng, giảm thiểu rủi ro.

+ Xây dựng hệ thống xếp hạng khách hàng cá nhân để thẩm định, phân tích và định lượng rủi ro, quyết định cấp hạn mức tín dụng hoặc hạn mức các khoản vay độc lập cho từng khách hàng.

+ Tăng cường công tác dự báo tại Chi nhánh để quản lý rủi ro thị trường. + Quản lý tốt hơn rủi ro vận hành, tác nghiệp thông qua những giải pháp tổng thể.

+ Chuẩn hoá các quy trình sản phẩm, tác nghiệp, quản lý, và kiểm soát việc tuân thủ các quy trình nghiệp vụ và cung ứng nguồn lực.

+ Thường xuyên đào tạo, nâng cao ý thức đạo đức kinh doanh ngân hàng vàb trình độ chuyên môn cho cán bộ;

+ Tăng cường công tác kiểm trả, kiểm toán nội bộ; hiện đại hoá hệ thống công nghệ thông tin, nâng cao tính bảo mật và an toàn dữ liệu, hệ thống lưu trữ dự phòng dữ liệu liên tục.

+ Thiết kế các sản phẩm cho vay cá nhân kết hợp với các sản phẩm bảo hiểm.

+ trích lập đầy đủ kịp thời quỹ dự phòng rủi ro.

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động cho vay cá nhân tại chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển sơn la (Trang 92 - 94)