Sự tăng trưởng của dư nợ cho vaycá nhân

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động cho vay cá nhân tại chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển sơn la (Trang 68 - 72)

* Xét dư nợ cho vay cá nhân trên tổng dư nợ cho vay của Chi nhánh: Bảng 3.7: Dư nợ cho vay cá nhân tại BIDV Sơn La trong 3 năm 2009 – 2011:

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Số tiền Số tiền Tỷ lệ tăng

giảm (%) Số tiền

Tỷ lệ tăng giảm (%)

Dư nợ cho vay cá nhân 127 220 73,22 314 42,72

Tỷ trọng(%) 10,25 13,21 14,74

Tổng DS cho vay 1.238 1665 34,49 2.130 47,4

(Nguồn: Báo cáo kết quả bán lẻ của BIDV Sơn La)

Tổng dư nợ hoạt động cho vay cá nhân luôn chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng Dư nợ cho vay của BIDV Sơn La. Tuy nhiên tỷ trọng này dần được cải thiện qua các năm. Xét trong 3 năm 2009– 2011, năm 2011 doanh số cho vay cá nhân chiếm tỷ trọng cao nhất (14,74%) bởi vì đây là một năm mà BIDV nói chung và BIDV Sơn La nói riêng đã cực kỳ chú trọng vào phát triển bán lẻ. Năm 2011, tỷ trọng doanh số cho vay cá nhân tiếp tục tăng đều và tăng nhiều hơn so với năm 2010 và đây là một tín hiệu đáng mừng đối với hoạt động của Chi nhánh. Nhìn chung tỷ trọng doanh số cho vay cá nhân của Chi nhánh đang ngày một nâng cao, điều này cho thấy cho vay cá nhân tại Chi nhánh đang ngày phát triển.

Bảng 3.8: Dư nợ cho vay cá nhân theo từng loại sản phẩm tại BIDV Sơn La trong 3 năm 2009 – 2011:

Đơn vị: Tỷ đồng

TT Sản phẩm 2009 2010 2011

Dư nợ Dư nợ TT dư nợ % TT

nợ TT dư nợ % TT dư nợ 1 CV SX-KD 77 131 54 70 190 59 45 2 CV nhà ở 12 25 13 108 28 3 12 3 Nhóm CC/CK GTCG 5 7 2 40 9 2 29 4 Nhóm CV tiêu dùng tín chấp 6 8 3 60 11 3 38 5 CV bảo đảm bằng BĐS 12 16 4 33 28 12 75 6 CV mua ô tô 14 30 18 129 43 11 34 7 Nhóm CV chứng khoán 0 0 0 0 0 0 0 8 Nhóm SP khác 1 3 2 200 5 2 67 Tổng cộng 127 220 96 76 314 92 41

(Nguồn: Báo cáo kết quả tín dụng của BIDV Sơn La)

- Về mặt tỷ trọng: Trong tổng dư nợ cho vay cá nhân thì dư nợ cho vay của các sản phẩm sau luôn chiếm tỷ trọng lớn như: Cho vay cầm cố GTCG, cho vay hỗ trợ nhu cầu nhà ở, cho vay hỗ trợ hộ gia đình sản xuất kinh doanh, cho vay mua ô tô. Các sản phẩm cho vay thấu chi, cho vay CBCNV chiếm tỷ trọng không đáng kể và đặc biệt những sản phẩm khác như cho vay du học, cho vay chiết khấu,… là không có. Xét về xu hướng biến động, tỷ trọng cho vay cầm cố GTCG là sản phẩm cho vay cá nhân truyền thống, ít rủi ro nên thường chiếm tỷ trọng lớn, tuy nhiên trong thời gian gần đây Chi nhánh đã chú trọng đa dạng hoạt động cho vay cá nhân, triển khai thêm nhiều sản phẩm nên tỷ trọng cho vay cầm cố GTCG giảm và tỷ

trọng các sản phẩm khác tăng đặc biệt là cho vay hộ gia đình sản xuất kinh doanh chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng dư nợ cho vay khách hàng bán lẻ.

- Về mặt tốc độ tăng trưởng : Các sản phẩm: Cho vay hộ gia đình sản xuất kinh doanh, cho vay mua ô tô là những sản phẩm có tốc độ tăng trưởng lớn nhất. Do chính sách của Chi nhánh là chủ yếu phát triển vào những đối tượng kinh doanh thương mại hàng nông sản trên địa bàn tỉnh bởi đây cũng chính là thế mạnh trong nền kinh tế của toàn tỉnh Sơn La. Tiếp đến là tốc độ tăng trưởng doanh số cho vay của các sản phẩm: cho vay hỗ trợ nhu cầu nhà ở, cho vay thấu chi,… về mặt tỷ trọng chúng cũng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh số cho vay.

Biểu đồ 3.10: Tỷ trọng dư nợ tín dụng cá nhân theo sản phẩm của BIDV Sơn La năm 2011

* Xét Dư nợ cho vay theo kỳ hạn:

Bảng 3. 9: Dư nợ cho vay cá nhân xét theo kỳ hạn tại BIDV Sơn La trong 3 năm 2009 – 2011 và 06 tháng đầu năm 2012:

Đơn vị: Tỷ đồng TT TD BÁN LẺ Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 6 tháng 2012 %Tăng trưởng 2010/2009 2011/2010 1 Cho vay ngắn hạn 114 194 280 217 72 43 2 Tỷ lệ cho vay ngắn hạn 90.48 88.29 89.17 84.11 -2 1 3

Cho vay trung,

dài hạn 13 26 34 41 117 31

4

Tỷ lệ cho vay

TDH 9.52 11.71 10.83 15.89 23 -8

(Nguồn: Báo cáo kết quả tín dụng của BIDV Sơn La)

Dư nợ cho vay cá nhân trung dài hạn luôn chiếm tỷ trọng thấp, bình quân là 11,99%/năm có xu hướng ngày một tăng qua 3 năm 2009 – 2011, năm 2009 tỷ trọng cho vay cá nhân trung dài hạn chiếm 9,52%; năm 2010 tăng lên 11,71%; năm 2011 tăng lên 10,83% và đặc biệt đến tháng 06/2012 tỷ lệ này tăng lên 15,89%. Nguyên nhân của tình trạng tỷ trọng cho vay trung dài hạn cá nhân cao hơn tỷ trọng cho vay ngắn hạn cá nhân là do một số sản phẩm có tỷ trọng doanh số lớn như: Cho vay hỗ trợ nhu cầu nhà ở, cho vay mua ô tô, cho vay cán bộ CNV, đây là các sản phẩm có đặc thù là thời gian cho vay dài. Các sản phẩm có thời gian cho vay ngắn thường là sản phẩm: Cho vay cầm cố GTCG, cho vay thấu chi, và lớn nhất là cho vay hộ gia đình sản xuất kinh doanh vay vốn lưu động thường xuyên. Tỷ trọng doanh số cho vay trung dài hạn tại chi nhánh là tương đối thấp so với trong toàn hệ thống, vì vậy riêng Chi nhánh không gặp khó khăn trong thu xếp nguồn vốn để phát triển tín dụng cá nhân. Để phù hợp với xu thế cạnh tranh của ngân hàng đa năng hiện đại BIDV Sơn La cũng đã dần chuyển đổi tỷ trọng cho vay theo hướng tích cực tăng tỷ trọng cho vay ngắn hạn ngày càng lớn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Việc xem xét, phân loại cho vay trên cơ sở dư nợ có tài sản bảo đảm và dư nợ không có tài sản bảo đảm là một trong những tiêu chí để đánh giá chất lượng cho vay tại Ngân hàng.

Bảng 3.10: Dư nợ cho vay cá nhân theo tài sản đảm bảo tại BIDV Sơn La trong 3 năm 2009 – 2011:

Chỉ tiêu

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Số tiền Số tiền Tỷ lệ tăng

giảm(%) Số tiền

Tỷ lệ tăng giảm(%) Dư nợ cho vay cá nhân có

tài sản bảo đảm 118 205 73,73 291 41,95

Tỷ trọng(%) 92,91 93,18 92,68

Dư nợ cho vay cá nhân

không có tài sản bảo đảm 9 15 66,67 23 53,33

Tỷ trọng(%) 7,09 6,82 7,32

Dư nợ cho vay cá nhân 127 220 73,23 314 42,73

(Nguồn: Báo cáo kết quả tín dụng của BIDV Sơn La)

Hầu hết các khoản vay cá nhân đều có tài sản bảo đảm. Đây là kết quả của chính sách khách hàng hợp lý và nỗ lực của Chi nhánh trong việc chú trọng nâng cao tỷ lệ dư nợ có tài sản bảo đảm, qua đó góp phần giảm thiểu thiệt hại của Ngân hàng khi xảy ra rủi ro. Thông thường các khoản vay không có tài sản bảo đảm là các khoản vay của Cán bộ CNV, các khoản vay tín chấp qua lương phục vụ nhu cầu tiêu dùng sinh hoạt và các khoản cho vay thấu chi tài khoản thanh toán có nguồn trả nợ từ lương hàng tháng ổn định.

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động cho vay cá nhân tại chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển sơn la (Trang 68 - 72)