Hoàn thiện mô hình tổ chức và đổi mới quy trình cấp tín dụng cá nhân

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động cho vay cá nhân tại chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển sơn la (Trang 84 - 88)

Từ tháng 09/2008 trở về trước hoạt động cho vay cá nhân được tiến hành tự phát tại Chi nhánh, chưa có những định hướng cụ thể từ Hội sở chính, do đó hiệu quả triển khai chưa thựuc sự đem lại hiệu quả. Khi chuyển đổi sang mô hình TA2, quán triệt sâu sắc quan điểm mục tiêu đưa BIDV trở thành một ngân hàng thương mại hiện đại hàng đầu ở Việt Nam cung cấp các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng bán lẻ chuẩn theo thông lệ, theo đó việc tổ chức lại mô hình quản lý là hợp lý và việc đổi mới quy trình cấp tín dụng bán lẻ là một việc làm cấp bách đối với toàn hệ thống cũng như với riêng BIDV Sơn La.

Hoàn chỉnh mô hình tổ chức hoạt động ngân hàng bán lẻ độc lập và chuyên trách, tách bạch với công tác cấp tín dụng bán buôn.

Trên cơ sở kết quả thực hiện Quy trình cấp tín dụng bán lẻ theo TA2, kịp thời sửa đổi, bổ sung trình tự, thủ tục cấp tín dụng bán lẻ đảm bảo phù hợp với thực tế, đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính, phù hợp với đặc thù của từng sản phẩm tín dụng bán lẻ cụ thể.

Xây dựng kho dữ liệu và thông tin khách hàng cá nhân, đồng thời với việc xây dựng tiêu chuẩn khách hàng đánh giá mức rủi ro và nâng cao tiến độ xử lý các khâu cho vay bán.

b. Đổi mới quy trình cấp tín dụng bán lẻ hiện nay như sau

Thứ nhất, về đối tượng áp dụng: Hiện nay khách hàng cho vay bán lẻ chỉ bao

gồm các khách hàng là cá nhân và hộ gia đình. Trong tương lai Chi nhánh nên mở rộng đối tượng khách hàng bán lẻ trước mắt là mở rộng đến đối tượng là các hộ gia đình kinh doanh thương mại.

Thứ hai, Thẩm quyền phê duyệt tín dụng và giải ngân: Căn cứ vào mức phân

cấp uỷ quyền phán quyết tín dụng chung, Giám đốc Chi nhánh quyết định mức thẩm quyền phán quyết quyết tín dụng của từng cấp tại Chi nhánh. người có thẩm quyền phê duyệt tín dụng đồng thời là người phê duyệt giải ngân. Đối với một số sản phẩm đơn giản như: Cho vay cầm cố GTCG, cho vay CBCNV… mở rộng đối tượng được quyền phê duyệt tín dụng và giải ngân đến cấp cán bộ quan hệ khách hàng cá nhân. Căn cứ mức uỷ quyền cụ thể quy định tại mỗi sản phẩm, năng lực,

trình độ, kinh nghiệm của từng cán bộ, Giám đốc chi nhánh Quyết định mức thẩm quyền phê duyệt tín dụng và giải ngân, thẩm quyền ký kết hợp đồng của từng cán bộ tại Chi nhánh.

Thứ ba, hướng dẫn chấm điểm tín dụng đối với khách hàng cá nhân: Hiện

nay Chi nhánh chưa có quy định về chấm điểm xếp hạng đối với các khách hàng cá nhân hộ gia đình. Để góp phần thẩm định khách hàng cá nhân đủ điều kiện được cấp tín dụng cụ thể, trong quy trình cần có bước hướng dẫn chấm điểm tín dụng cá nhân dựa trên mức độ tín nhiệm, nghề nghiệp, thu nhập, tài sản bảo đảm,…

Thứ tư, thẩm định tài sản đảm bảo: Về thẩm quyền: Do đặc thù của tín dụng

cá nhân là đơn giản, vì vậy cần quy định riêng về thẩm quyền thẩm định tài sản bảo đảm theo hướng một cán bộ quan hệ khách hàng khác (không trực tiếp xử lý hồ sơ) thẩm định. Trường hợp thành lập tổ thẩm định thì thẩm quyền thực hiện theo quy định chung cuả Chi nhánh. Về quy trình: Hiện nay Chi nhánh chưa có quy trình riêng về thẩm định tài sản bảo đảm của khách hàng vay cá nhân. Trong tương lai Chi nhánh cần quy định chi tiết về quy trình thẩm định tài sản bảo đảm tại Quy trình tín dụng bán lẻ và có thay đổi, bổ sung so với quy định đảm bảo tiền vay, đảm bảo phù hợp với thực tế bán lẻ.

Thứ năm, Thẩm quyền phê duyệt và cập nhật thông tin vào hệ thống SIBS:

Nên quy định thuộc thẩm quyền của trưởng hoặc phó Phòng Quản trị tín dụng và cán bộ quản trị tín dụng.

Thứ sáu, chức năng trách nhiệm của bộ phận quản trị tín dụng: Bộ phận

quản trị tín dụng có chức năng kiểm tra, kiểm soát toàn bộ sự phù hợp của bề mặt hồ sơ, cập nhật thông tin vào hệ thống SIBS và quản lý khoản vay sau giải ngân.

Thứ bảy, theo dõi, kiểm tra, đánh giá, khách hàng sau khi cho vay: Cần quy định cụ thể cách thức, tần suất theo dõi, kiểm tra, đánh giá khách hàng, khoản vay, tài sản bảo đảm sau khi cho vay phù hợp với đặc điểm của từng sản phẩm. Theo hướng:

+ Đối với vay mục đích tiêu dùng: Chỉ kiểm tra trước và trong khi cho vay (khi giải ngân);

+ Giải ngân bằng tiền mặt: Thì chỉ cần đề nghị và cam kết của khách hàng; + Giải ngân bằng chuyển khoản: thì cần Hợp đồng hoặc hoá đơn hợp lệ, hợp pháp…

+ Đối với cho vay mục đích sản xuất, kinh doanh: Kiểm tra cả trước, trong và sau khi cho vay.

Thứ tám, thời gian thẩm định, xét duyệt cho vay: Cần quy định thời gian tối

đa của từng bước trong quy trình thẩm định, xét duyệt cho vay tại mỗi sản phẩm, đảm bảo có thể cấp tín dụng cho khách hàng trong thời gian nhanh nhất.

Thứ chín, luân chuyển và lưu chứng từ: Bổ sung vào quy trình các quy định,

hướng dẫn cụ thể về số lượng chứng từ, quy trình luân chuyển chứng từ giữa các bộ phận trong từng bước quy trình, trong đó lưu ý:

+ Hồ sơ gốc khách hàng, khoản vay: Quản trị tín dụng lưu (trừ hồ sơ gốc tài sản đảm bảo).

+ Hồ sơ gốc tài sản đảm bảo: Cán bộ quan hệ khách hàng nhận từ khách hàng và bàn giao trực tiếp cho kho quỹ để kho quỹ lưu bản gốc.

+ về việc luân chuyển hồ sơ giải ngân cho cán bộ dịch vụ khách hàng. Cán bộ quản trị tín dụng sau khi nhập thông tin vào hệ thống SIBS sẽ chuyển hồ sơ xuống cán bộ dịch vụ khách hàng để giải ngân theo đề nghị của khách hàng.

Mười, các mẫu biểu: Chưa có đầy đủ các mẫu biểu liên quan đến hoạt động

tín dụng bán lẻ. Một số mẫu biểu chưa phù hợp với thực tế và đặc thù của sản phẩm, đôi khi tồn tại những mẫu biểu chồng chéo nhau. Vì vậy Chi nhánh cần hoàn thiện các mẫu biểu còn thiếu, như: Hợp đồng tín dụng ngắn hạn; Hợp đồng tín dụng trung, dài hạn, Hợp đồng bảo đảm tiền vay; Hợp đồng bảo lãnh; Bảng kê rút vốn; Biên bản kiểm tra tài sản bảo đảm; Biên bản giao nhận hồ sơ; Phiếu nhập/xuất kho tài sản cầm cố, thế chấp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Mười một, trách nhiệm của cán bộ quan hệ khách hàng : Bán toàn diện sản

phẩm, dịch vụ ngân hàng (tiếp thị, tìm kiếm khách hàng, thẩm định, phê duyệt cho vay theo thẩm quyền) tới từng khách hàng bán lẻ.

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động cho vay cá nhân tại chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển sơn la (Trang 84 - 88)