Kiến nghị với Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động cho vay cá nhân tại chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển sơn la (Trang 104 - 107)

- Thường xuyên cập nhật kịp thời nhưng thông tin về thay đổi chính sách của Nhà nước và Ngân hàng Nhà nước đồng thời ban hành quy định hướng dẫn thực hiện, tạo hành lang pháp lý cho các Chi nhánh có thể nhanh chóng cung cấp các sản phẩm tốt nhất cho khách hàng cá nhân.

- Xây dựng trang thông tin tín dụng có nội dung phong phú hơn, tạo kho dữ liệu khách hàng trên cơ sở tập hợp dữ liệu các khách hàng trong toàn hệ thống tạo điều kiện cho các Chi nhánh có thể cập nhật thông tin kịp thời, qua đó có chính sách tín dụng phù hợp với từng đối tượng khách hàng.

- Hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý và phát triển nguồn nhân lực để thu hút nhân tài, cán bộ nghiệp vụ và cán bộ quản lý có trình độ giỏi thông qua xây dựng hệ thống khuyến khích và chế độ quản lý lao động phù hợp. Xây dựng đội ngũ chuyên gia trong các lĩnh vực hoạt động ngân hàng. Tanưg cường đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ mọi mặt cho cán bộ ngân hàng.

Trên đây là một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động cho vay cá nhân tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Sơn La. Các giải pháp trên đây chỉ phát huy tác dụng khi nó được áp dụng một cách đồng bộ với một sự đầu tư thích đáng về nhân lực cũng như chi phí và sự hỗ trợ ở tầm vĩ mô của Nhà nước.

KẾT LUẬN

Trong bối cảnh phát triển nền kinh tế thị trường và xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế, các NHTM nói chung, Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Sơn La nói riêng đã có những đóng góp đáng kể vào sự nghiệp phát triển chung của của tỉnh Sơn La.

Với đề tài nghiên cứu: “Phát triển hoạt động cho vay cá nhân tại Chi nhánh

Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Sơn La” đã khái quát nên những nét cơ bản nhất về

hoạt động cho vay cá nhân tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Sơn La trong những năm qua. Luận văn đã đi sâu phân tích, đánh giá những kết quả đạt được cũng như các mặt còn hạn chế trong hoạt động đi vay cá nhân tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Sơn La trong thời gian qua. Nhờ đó chúng ta nhận thấy rằng hoạt động cho vay cá nhân đã và đang đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng của toàn xã hội, từ đó kích thích sản xuất của nền kinh tế phát triển.

Trên cơ sở vận dụng những nguyên lý, lý luận của Chủ nghĩa Mác – Lênin, sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, bám sát mục tiêu, đối tượng và phạm vi đề tài nghiên cứu, luận văn đã đạt được những kết quả chủ yếu sau:

Làm sáng tỏ những vấn đề lý luận chung đối với hoạt động cho vay đối với cá nhân trong hoạt động của NHTM từ đó thấy được sự cần thiết phải phát triển cho vay cá nhân.

Luận văn đã nghiên cứu thực trạng hoạt động cho vay cá nhân tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Sơn La, chỉ ra những kết quả Chi nhánh đã đạt được và những mặt còn hạn chế của phát triển cho vay cá nhân tại Chi nhánh, chỉ ra những nguyên nhân khách quan, chủ quan từ phía Chi nhánh, khách hàng dẫn đến những yếu kém trong hoạt động cho vay cá nhân.

Trên cơ sở định hướng và mục tiêu chung của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam cũng như định hướng riêng của Chi nhánh, từ các nguyên nhân làm phát sinh những hạn chế trong việc phát triển cho vay cá nhân như đã phân tích ở chương 3, Luận văn đề xuất các giải pháp nhằm tạo điều kiện cho hoạt động cho

vay cá nhân được phát triển một cách tốt nhất. Luận văn mạnh dạn đề xuất một số kiến nghị với Chính phủ liên quan đến môi trường vĩ mô, với Ngân hàng và Đầu tư và Phát triển Việt Nam trong việc phát triển hoạt động cho vay cá nhân của Chi nhánh.

Do thời gian nghiên cứu và trình độ có hạn, luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp, các thầy cô giáo để có thể hoàn thiện hơn nữa đề tài nghiên cứu này.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. TS. Hồ Diệu (2001), Tín dụng ngân hàng, XB Thống kê, Hà Nội. 2. Phan Thị Thu Hà (2004), Giáo trình NHTM, NXB Thống kê, Hà Nội.

3. Phan Thị Thu Hà, Nguyễn Thị Thu Thảo (2002), NHTM - quản trị và nghiệp vụ, NXB Thống kê, Hà Nội.

4. Nguyễn Văn Hà, Vũ Ngọc Nhung, Hồ Ngọc Cẩn (2000), Vay vốn Ngân hàng từ lý thuyết đến thực tiễn, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.

5. Học viện Ngân hàng (2001), Giáo trình tín dụng Ngân hàng, NXB Thống kê, Hà Nội.

6. Trần Hoàng Ngân (1996), Tiền tệ - Ngân hàng và Thanh toán quốc tế, NXB Thống kê, Hà Nội.

7. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2001), Quyết định số 1627/201/NHNN ngày 31/12/2001 về Quy chế cho vay của các tổ chức tín dụng đối với khách hàng, Hà nội.

8. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2006), Quyết định số 26/2006/QĐ-NHNN, Quy chế bảo lãnh ngân hàng, Hà Nội.

9. Ngân hàng Nhà nước (2007), Quyết định số 18/2007QĐ-NHNN, Về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng ban hành theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN, Hà Nội.

10. Nguyễn Hữu Tài (2002, Giáo trình lý thuyết Tài chính tiền tệ, NXB Thống kê, Hà Nội.

11. Lê Văn Tề (2003), nghiệp vụ NHTM, NXB Thống kê, Hà Nội.

12.Website: http://www.vietinbank.vn/web/home/vn/research/07/070213.html

13. Website: http://www.sbv.gov.vn bài viết: Phát triển tín dụng tiêu dùng an toàn và hiệu quả tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam.

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động cho vay cá nhân tại chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển sơn la (Trang 104 - 107)