Nội dung HĐGDNGLL

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THPT võ trường toản, quận 12 thành phố hồ chí minh đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục (Trang 32 - 37)

1.3. Lý luận về hoạtđộng giáo dục ngoài giờlên lớp cho họcsinh THPT

1.3.3. Nội dung HĐGDNGLL

- HĐGDNGLL ở trường THPT rất đa dạng và phong phú về nội dung, hình thức hoạt động khác nhau. Nhiều nơi do nhận thức đúng đắn vị trí vai trị của hoạt động này đã suy nghĩ, đúc rút kinh nghiệm, tìm ra những hình thức hoạt động phù hợp, hấp dẫn, đạt hiệu quả giáo dục cao và có thể phân chia nội dung HĐGDNGLL như sau:

 Theo thông tư số 32/TT ngày 15/10/1988 của Bộ Giáo dục và Trung ương Đồn TNCS Hồ Chí Minh, có 5 nội dung:

 Hoạt động chính trị - xã hội.

 Hoạt động phục vụ học tập, tìm hiểu khoa học.  Hoạt động lao động cơng ích xã hội.

 Hoạt động văn hóa – nghệ thuật.

 Hoạt động thể thao quốc phòng, tham quan du lịch.

 Theo Điều 26 của Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thơng có nhiều cấp học ban hành ngày 28/3/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo có qui định HĐGDNGLL có các nội dung sau:

 Hoạt động ngoại khóa về khoa học, văn học, nghệ thuật, thể dục thể thao, an tồn giao thơng, phịng chống tệ nạn xã hội, giáo dục giới tính, giáo dục pháp luật, giáo dục hướng nghiệp, giáo dục kỹ năng sống nhằm phát triển toàn diện và bồi dưỡng năng khiếu.

 Hoạt động vui chơi, tham quan, du lịch, giao lưu văn hóa, giáo dục mơi trường.

 Hoạt động từ thiện và các hoạt động xã hội khác phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh.

 Theo tài liệu phân phối chương trình THPT năm học 2013 – 2014 về HĐGDNGLL của Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn, HĐGDNGLL được thực hiện theo quỹ thời gian là 2 tiết/tháng, nội dung HĐGDNGLL gồm 6 vấn đề chủ yếu sau:

 Lý tưởng sống của thanh niên trong giai đoạn cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

 Tình bạn, tình yêu và gia đình.

 Nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

 Truyền thống dân tộc và truyền thống cách mạng; bảo vệ di sản văn hóa.

 Thanh niên với vấn đề lập thân, lập nghiệp.

 Những vấn đề có tính tồn cầu như: bảo vệ môi trường; hạn chế sự bùng nổ dân số; chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên; thực hiện Công ước Liên hiệp quốc về quyền trẻ em.

- Những vấn đề trên được cụ thể hóa thành 10 chủ đề hoạt động trong 12 tháng, đó là:

 Tháng 9: Thanh niên học tập, rèn luyện vì sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

 Tháng 10: Thanh niên với tình bạn, tình yêu và gia đình.

 Tháng 12: Thanh niên với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.  Tháng 1: Thanh niên với việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.  Tháng 2: Thanh niên với lý tưởng cách mạng.

 Tháng 3: Thanh niên với vấn đề lập nghiệp.

 Tháng 4: Thanh niên với hịa bình, hữu nghị và hợp tác.  Tháng 5: Thanh niên với Bác Hồ

 Tháng 6-7-8: Mùa hè tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng.

- Căn cứ vào mục tiêu, nội dung chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tình hình thực tế, cụ thể ở mỗi trường, tài liệu tham khảo, có thể chia HĐGDNGLL theo các nội dung chính sau:

Hoạt động chính trị, xã hội, đạo đức, pháp luật:

Xã hội nào cũng xây dựng cho mình một mẫu người lý tưởng, mẫu người lý tưởng là mẫu người mang tư tưởng tiên tiến của thời đại và hành động theo lý tưởng ấy. Mục đích của nền giáo dục xã hội chủ nghĩa của chúng ta là đào tạo học sinh thành người lao động thành thạo về nghề nghiệp, năng động đáp ứng nền kinh tế nhiều thành phần, những người cơng dân tốt. Vì vậy, giáo dục thế giới quan, tư tưởng chính trị, pháp luật, đạo đức là nhiệm vụ hàng đầu trong nhà trường. Trong các giờ dạy, thông qua bài giảng để liên hệ giáo dục thái độ và giá trị, cịn HĐGDNGLL thì trực tiếp giáo dục tư tưởng chính trị cho học sinh qua các hoạt động. Đây là nội dung quan trọng nhưng khó khăn vì chúng ta không thể tập trung các em lại để phổ biến các chỉ thị, nghị quyết,… mà để đạt hiệu quả cao cần phải qua các hoạt động văn hóa, xã hội, đồn thể, có thực hiện được như vậy học sinh mới tham gia nhiệt tình và hiệu quả đạt được rất cao. Một số hình thức tiến hành như:

 Tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động chính trị ở địa phương.  Chăm sóc gia đình thương binh, liệt sĩ, giúp đỡ gia đình neo đơn,

 Tham gia các chương trình từ thiện để giáo dục lịng nhân ái cho HS.  Xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa, bài trừ mê tín dị đoan  Tuyên truyền pháp luật qua các cuộc thi, nói chuyện chun đề, tìm

hiểu lịch sử địa phương.

 Tham gia công tác phụ trách Đồn, Đội tại địa phương.

 Thơng qua các hoạt động trên, khơng những giáo dục tư tưởng chính trị cho học sinh mà cịn hình thành nhiều phẩm chất khác cho các em như: tình đồn kết, gắn bó u thương con người, tự hào về Đảng, Bác Hồ, về quê hương đất nước…

Tìm hiểu, ứng dụng khoa học kỹ thuật, phục vụ học tập:

Thành lập các câu lạc bộ học thuật cho một số môn như: văn học, tốn học, hóa học, vật lý, sáng tạo khoa học kỹ thuật … để học sinh tham gia, qua đó khắc sâu các kiến thức các em học được trên lớp và ứng dụng vào trong thực tế cuộc sống, đồng thời tổ chức các hoạt động vui học đa dạng như: vui để học, văn nghệ, hát các bài hát tiếng anh, làm tập san…

Thành lập các câu lạc bộ Kỹ năng, Cơng tác xã hội, Cán bộ Đồn để giúp các em có thêm nhiều kỹ năng trong sinh hoạt, cũng như biết yêu thương và giúp đỡ những mãnh đời bất hạnh, trẻ em bị bại não, …

Hoạt động lao động cơng ích, lao động sản xuất – hướng nghiệp:

Hoạt động lao động nói chung nhằm giáo dục ý thức góp phần xây dựng quê hương, giúp đỡ các gia đình và tham gia vào các quá trình sản xuất ra vật chất cho xã hội. Hình thức tiến hành như:

 Tham gia trồng cây xanh trong trường, địa phương, dọn vệ sinh môi trường…

 Tham gia lao động tu sửa bàn ghế trong lớp, trường, trang trí lớp học.  Tham gia lao động tại địa phương: dọn sạch kênh, rạch, giúp ổn định

 Tham gia giúp đỡ các gia đình chính sách, gia đình thương binh liệt sĩ, gia đình có hồn cảnh kinh tế khó khăn…

Với những hình thức trên giúp các em hiểu rõ hơn giá trị lao động từ đó có thái độ đúng với người lao động, tơn trọng thành quả mình làm ra và của người khác làm ra, u q lao động.

Hoạt động văn hóa – nghệ thuật:

Thực chất của hoạt động văn hóa nghệ thuật là làm phong phú thêm đời sống tinh thần, bồi dưỡng lòng khát khao cái đẹp, đưa cái đẹp vào cuộc sống, biết thưởng thức cái đẹp và sáng tạo ra cái đẹp… Có thể tổ chức các cuộc thi mang tính văn hóa giáo dục như:

 Thi học sinh tài năng, thi an tồn giao thơng, kiến thức pháp luật.  Thi sáng tác văn thơ, nhạc, báo tường.

 Tổ chức hội diễn văn nghệ, triển lãm, trưng bày về truyền thống nhà trường, tranh ảnh học sinh…

 Tổ chức các trại truyền thống cho học sinh, các buổi dạ hội…  Hoạt động thể dục thể thao, quốc phòng, tham quan du lịch:

Chỉ thị 112/CT của Hội đồng Bộ trưởng về công tác thể thao trong những năm trước mắt nhấn mạnh: Phải thực hiện nghiêm túc việc dạy và học chương trình thể dục thể thao theo qui định và có biện pháp tổ chức hướng dẫn các hình thức tập luyện và hoạt động thể thao tự nguyện ngoài giờ học.

 Tổ chức các đội thể dục thể thao: bóng đá, bóng bàn, bóng chuyền, cầu lơng, điền kinh, bơi lội, võ thuật, cờ, ...

 Tổ chức Hội khỏe Phù Đổng.

 Tổ chức kết nghĩa các đơn vị bộ đội, công an.

 Tổ chức tham quan du lịch, cắm trại, tham quan bảo tàng, danh lam thắng cảnh, di tích văn hóa; tổ chức cắm trại ...

Như vậy, các nội dung của HĐGDNGLL rất phong phú và đa dạng, phục vụ cho các mục tiêu giáo dục toàn diện, bổ sung và khắc phục những nhược điểm của hoạt động giáo dục trong giờ lên lớp. Các nội dung giáo dục trên được tiến hành chủ yếu thông qua tiết sinh hoạt tập thể hàng tuần và sinh hoạt chủ điểm giáo dục hàng tháng. Trong thực tế, tùy theo hoàn cảnh cụ thể, điều kiện của từng đơn vị, nhà trường mà nhà quản lý có thể tiếp cận nội dung hoạt động theo những cách khác nhau để vận dụng một cách linh hoạt và có hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THPT võ trường toản, quận 12 thành phố hồ chí minh đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục (Trang 32 - 37)