Đổi mới kiểm tra, đánh giá kếtquả chương trình HĐGDNGLL

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THPT võ trường toản, quận 12 thành phố hồ chí minh đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục (Trang 101 - 103)

3.2. Các biện pháp quản lý HĐGDNGLL cho họcsinh trường THPT Võ Trường Toản,Quận 12,

3.2.6. Đổi mới kiểm tra, đánh giá kếtquả chương trình HĐGDNGLL

3.2.6.1. Mục tiêu của biện pháp

Kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm là một chức năng rất quan trọng trong cơng tác quản lý. Nó giúp cho hiệu trưởng chỉ đạo tốt kế hoạch tổ chức HĐGDNGLL của trường, đồng thời khi làm tốt công tác này chắc chắn chất lượng HĐGDNGLL trong nhà trường sẽ được nâng cao.

3.2.6.2. Nội dung và cách thực hiện

Nội dung

 Kiểm tra nhận thức, tính thần thái độ, ý thức tổ chức kỷ luật, tình đoàn kết, sự chủ động sáng tạo trong hoạt động.

 Kiểm tra việc làm cụ thể của giáo viên và học sinh.  Kiểm tra cơng việc có trong kế hoạch.

 Kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động phản ánh được mức độ đạt được của học sinh về khối lượng công việc, số lượng học sinh tham gia hoạt động, về sản phẩm hoạt động do chính các em làm ra.

 Đánh giá về nhu cầu hứng thú, nguyện vọng của HS. Nếu hoạt động đáp ứng được nhu cầu, nguyện vọng phù hợp với hứng thú và khả năng của HS thì sẽ phát huy được tiềm năng sẵn có của HS.

 Thường xuyên kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm hàng tháng để phát hiện, điều chỉnh các kế hoạch tổ chức cho phù hợp với tình hình thực tế nhằm tạo sự hứng thú từ phía giáo viên và học sinh tham gia.  Cách thực hiện

 Qua phân tích thực trạng cho thấy, nhà trường chưa thực hiện tốt công tác kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm hàng tháng của công tác tổ chức HĐGDNGLL, Ban Giám hiệu giao cho tổ chức Đoàn thanh niên và một vài thành viên trong Ban chỉ đạo HĐGDNGLL theo dõi, và kiểm tra chủ yếu là kết quả hoạt động để đánh giá thành tích, xếp hạng thi đua. Do đó, để nâng cao chất lượng quản lý HĐGDNGLL người CBQL cần thay đổi cách thức kiểm tra, đánh giá.Đây là hoạt

động giáo dục nên khi kiểm tra không chỉ dựa trên kết quả của hoạt động mà cần kiểm tra cả một quá trình chuẩn bị, kiểm tra khi hoạt động đang diễn ra, xem xét tinh thần, thái độ của Thầy và Trò khi tham gia. Trong q trình kiểm tra đánh giá phải có các tiêu chí đánh giá cụ thể cho từng hoạt động. Cụ thể:

 Phải thành lập Ban chỉ đạo HĐGDNGLL, ban chỉ đạo phải hoạt động nề nếp, có lịch sinh hoạt cụ thể hàng tháng. Trưởng Ban chỉ đạo có sự phân nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên và xây dựng các tiểu ban phụ trách theo nội dung chương trình của HĐGDNGLL, có sự phối hợp chặt chẽ giữa các hoạt động của các tiểu ban. Chúng ta có thể phân chia 5 tiểu ban chỉ đạo theo 5 nội dung như:

 Tiểu ban chỉ đạo tổ chức, kiểm tra hoạt động chính trị, xã hội, đạo đức, pháp luật.

 Tiểu ban chỉ đạo tổ chức, kiểm tra hoạt động tìm hiểu, ứng dụng khoa học kỹ thuật phục vụ học tập.

 Tiểu ban chỉ đạo tổ chức, kiểm tra hoạt động lao động cơng ích, lao động sản xuất – hướng nghiệp.

 Tiểu ban chỉ đạo tổ chức, kiểm tra hoạt động văn hóa, nghệ thuật.

 Tiểu ban chỉ đạo tổ chức, kiểm tra hoạt động thể dục thể thao, quốc phịng, tham quan du lịch.

 Trong q trình kiểm tra chúng ta có thể áp dụng một số kỹ thuật kiểm tra:

 Phân công các thành viên đi dự giờ một số hoạt động cụ thể của các lớp.

 Quan sát các hoạt động của giáo viên và học sinh.

 Kiểm tra hồ sơ, sổ sách, giáo án và một số sản phẩm của hoạt động.  Trao đổi, trò chuyện trực tiếp cùng học sinh, giáo viên nhằm nắm

bắt tình hình tổ chức, hoạt động, mặt mạnh, mặt yếu cần khắc phục trong quá tình tổ chức HĐGDNGLL của các lớp.

 Sau khi tổ chức kiểm tra xong, các thành viên trong Ban chỉ đạo HĐGDNGLL cần tổng hợp tất cả phiếu kiểm tra và từ đó có đánh giá. Ngay phiên họp Hội đồng sư phạm tiếp theo, Ban chỉ đạo tổ chức đánh giá HĐGDNGLL, cần rút kinh nghiệm về các hình thức tổ chức hoạt động, các phương pháp tổ chức hiệu quả, những ưu điểm, khuyết điểm còn tồn tại, kế hoạch cần bổ sung.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THPT võ trường toản, quận 12 thành phố hồ chí minh đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục (Trang 101 - 103)