Khảo nghiệm tính cấpthiết và tính khả thi của các biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THPT võ trường toản, quận 12 thành phố hồ chí minh đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục (Trang 103)

3.3.1. Mục đích khảo nghiệm

Nhằm thống kê kết quả khảo sát thực tiễn tại trường THPT Võ Trường Toản, quận 12, thành phố Hồ Chí Minh về các biện pháp để nâng cao chất lượng quản lý HĐGDNGLL được trình bày trong bảng 3.1

3.3.2. Đối tượng và phương pháp khảo nghiệm

Đối tượng khảo nghiệm gồm CBQL, GV và HS. Phương pháp điều tra bằng phiếu khảo sát về những vấn đề như nâng cao nhận thức cho các đối tượng về tầm quan trọng của HĐGDNGLL, xây dựng kế hoạch HĐGDNGLL phù hợp với kế hoạch tổng thể, tổ chức triển khai và chỉ đạo các mục tiêu của kế hoạch HĐGDNGLL, tăng cường các điều kiện về cơ sở vật chất thực hiện HĐGDNGLL, phối hợp các lực lượng giáo dục tham gia vào quá trình tổ chức HĐGDNGLL, đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả chương trình HĐGDNGLL.

3.3.3. Nội dung khảo nghiệm

Khảo nghiệm về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp:

Bảng 3.1. Mức độ cấpthiết của các biện pháp quản lý HĐGDNGLL

S T T Nội dung Mức độ Tổng X Xếp thứ Rất cấp thiết Cấp thiết Chƣa cấp thiết SL % SL % SL % 1.

Nâng cao nhận thức cho các đối tượng về tầm quan trọng của HĐGDNGLL

198 39.4 285 56.7 20 4.0 1184 2.4 3

2. Xây dựng kế hoạch

kế hoạch tổng thể 3.

Tổ chức triển khai và chỉ đạo các mục tiêu của kế hoạch HĐGDNGLL

158 31.4 308 61.2 37 7.4 1127 2.2 6

4.

Tăng cường các điều kiện về cơ sở vật chất thực hiện HĐGDNGLL

179 35.6 298 59.2 26 5.2 1159 2.3 4

5.

Phối hợp các lực lượng giáo dục tham gia vào quá trình tổ chức HĐGDNGLL

180 35.8 290 57.7 33 6.6 1153 2.3 5

6.

Đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả chương trình HĐGDNGLL

206 41.0 270 53.7 27 5.4 1185 2.4 2

Theo kết quả bảng 3.1 khảo sát ý kiến CBQL, GV, học sinh về mức độ cấp thiết của các biện pháp quản lý HĐGDNGLL được xếp theo thứ bậc, với kết quả: Thứ bậc 1 là xây dựng kế hoạch HĐGDNGLL phù hợp với kế hoạch tổng thể; Thứ bậc 2 là đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả chương trình HĐGDNGLL; Thứ bậc 3 là nâng cao nhận thức cho các đối tượng về tầm quan trọng của HĐGDNGLL; Thứ bậc 4 là tăng cường các điều kiện về cơ sở vật chất thực hiện HĐGDNGLL; Thứ bậc 5 là phối hợp các lực lượng giáo dục tham gia vào quá trình tổ chức HĐGDNGLL; Thứ bậc 6 là tổ chức triển khai và chỉ đạo các mục tiêu của kế hoạch HĐGDNGLL.

Về tính cấp thiết(đồng ý rất cấp thiết và cấp thiết) ta thấy: Nâng cao nhận

thức cho các đối tượng về tầm quan trọng của HĐGDNGLL (96.1%); Xây dựng kế hoạch HĐGDNGLL phù hợp với kế hoạch tổng thể (94.2%); Tổ chức triển khai và chỉ đạo các mục tiêu của kế hoạch HĐGDNGLL (92.6%); Tăng cường các điều kiện về cơ sở vật chất thực hiện HĐGDNGLL (94.8%); Phối hợp các lực lượng giáo dục tham gia vào quá trình tổ chức HĐGDNGLL (93.5%); Đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả chương trình HĐGDNGLL (94.7%).

Bảng 3.2. Mức độ khả thi của các biện pháp quản lý HĐGDNGLL

STT Nội dung Rất khả thi Khả thi Không khả thi Tổng X Xếp

thứ

SL % SL % SL %

1.

Nâng cao nhận thức cho các đối tượng về tầm quan trọng của HĐGDNGLL 203 40.4 283 56.3 17 3.4 1192 2.4 2 2. Xây dựng kế hoạch HĐGDNGLL phù hợp với kế hoạch tổng thể 219 43.5 262 52.1 22 4.4 1203 2.4 1 3. Tổ chức triển khai và chỉ đạo các mục tiêu của kế hoạch HĐGDNGLL

158 31.4 310 61.6 35 7.0 1129 2.2 6

4.

Tăng cường các điều kiện về cơ sở vật chất thực hiện HĐGDNGLL 181 36.0 301 59.8 21 4.2 1166 2.3 4 5. Phối hợp các lực lượng giáo dục tham gia vào quá trình tổ chức HĐGDNGLL

182 36.2 292 58.1 29 5.8 1159 2.3 5

6.

Đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả

chương trình

HĐGDNGLL

205 40.8 273 54.3 25 5.0 1186 2.4 3

Theo kết quả bảng 3.2 khảo sát ý kiến CBQL, GV, học sinh về mức độ khả thi của các biện pháp quản lý HĐGDNGLL được xếp theo thứ bậc, với kết quả: Thứ bậc 1 là xây dựng kế hoạch HĐGDNGLL phù hợp với kế hoạch tổng thể; Thứ bậc 2 là nâng cao nhận thức cho các đối tượng về tầm quan trọng của HĐGDNGLL; Thứ bậc 3 là đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả chương trình HĐGDNGLL; Thứ bậc 4 là tăng cường các điều kiện về cơ sở vật chất thực hiện HĐGDNGLL; Thứ bậc 5 là phối hợp các lực lượng giáo dục tham gia vào quá trình tổ chức HĐGDNGLL; Thứ bậc 6 là tổ chức triển khai và chỉ đạo các mục tiêu của kế hoạch HĐGDNGLL.

Về tính khả thi (đồng ý rất khả thi và khả thi) ta thấy: Nâng cao nhận thức

cho các đối tượng về tầm quan trọng của HĐGDNGLL (96.7%); Xây dựng kế hoạch HĐGDNGLL phù hợp với kế hoạch tổng thể (95.6%); Tổ chức triển khai và chỉ đạo các mục tiêu của kế hoạch HĐGDNGLL (93%); Tăng cường các điều kiện về cơ sở vật chất thực hiện HĐGDNGLL (95.8%); Phối hợp các lực lượng giáo dục tham gia vào quá trình tổ chức HĐGDNGLL (94.3%); Đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả chương trình HĐGDNGLL (95.1%).

3.3.4. Tương quan giữa mức độ cấp thiết và mức độ khả thi của các biện

pháp quản lý HĐGDNGLL

Kết quả nghiên cứu khẳng định tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý HĐGDNGLL. Mối quan hệ giữa mức độ cấp thiết và mức độ khả thi của các biện pháp được thể hiện như sau:

Bảng 3.3. Tương quan giữa mức độ cấp thiết và mức độ khả thi của các biện pháp quản lý HĐGDNGLL

STT Biện pháp QL HĐGDNGLL Mức độ cấp thiết Mức độ khả thi

Điểm TB Thứ bậc Điểm TB Thứ bậc

1. Nâng cao nhận thức cho các đối tượng

về tầm quan trọng của HĐGDNGLL 2.4 3 2.4 2

2. Xây dựng kế hoạch HĐGDNGLL phù

hợp với kế hoạch tổng thể 2.4 1 2.4 1

3. Tổ chức triển khai và chỉ đạo các mục

tiêu của kế hoạch HĐGDNGLL 2.2 6 2.2 6

4. Tăng cường các điều kiện về cơ sở vật

chất thực hiện HĐGDNGLL 2.3 4 2.3 4

5. Phối hợp các lực lượng giáo dục tham

gia vào quá trình tổ chức HĐGDNGLL 2.3 5 2.3 5

6. Đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả

chương trình HĐGDNGLL 2.4 2 2.4 3

Việc tìm ra sự tương quan giữa mức độ cấp thiết và mức độ khả thi của các biện pháp quản lý HĐGDNGLL là rất cấp thiết ở góc độ khoa học và cả trong việc áp dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn. Để tìm hiểu tương quan giữa mức độ cấp thiết và mức độ khả thi của các biện pháp quản lý HĐGDNGLL, chúng tôi sử dụng hệ số tương quan thứ bậc Spearman để tính theo cơng thức: 2 2 6 1 ( 1) D R N N     Trong đó: R: Hệ số tương quan thứ bậc

D: Hiệu số thứ bậc giữa 2 đại lượng cần so sánh N: Số đơn vị cần so sánh

Nếu R > 0: Mức độ cấp thiết và mức độ khả thi có tương quan thuận. Nghĩa là các biện pháp vừa cần thiết vừa khả thi.

Nếu R < 0: Mức độ cấp thiết và mức độ khả thi có tương quan nghịch. Nghĩa là các biện pháp có thể cần thiết nhưng khơng khả thi hoặc ngược lại.

Áp dụng công thức Spearman và các đại lượng kết quả nghiên cứu ta có:

𝑅 = 1 −6 1

2+ 0 + 0 + 0 + 0 + 12

6 62 − 1 =

33

35 ≈ 0.94

Kết quả thu được hệ số R ≈ 0.94 có thể khẳng định mức độ cấp thiết và mức độ khả thi của các biện pháp quản lý HĐGDNGLL được đề xuất có tương quan thuận và rất chặt chẽ. Nghĩa là giữa mức độ cấp thiết và mức độ khả thi của các biện pháp là rất phù hợp nhau.

2.1 2.15 2.2 2.25 2.3 2.35 2.4 BP1 BP2 BP3 BP4 BP5 BP6

Biểu đồ 3.1. Tƣơng quan giữa mức độ cấp thiết và mức độ khả thi của các biện pháp QL HĐGDNGLL

Mức độ cấp thiết Mức độ khả thi

TIỂU KẾT CHƢƠNG 3

Sau khi nghiên cứu lý luận và khảo sát thực tế, dựa trên các nguyên tắc để đảm bảo tính khả thi của các biện pháp, chúng tôi đã đề xuất các biện pháp:

Biện pháp 1. Nâng cao nhận thức cho các đối tượng về tầm quan trọng

của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.

Biện pháp 2. Xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

phù hợp với kế hoạch tổng thể

Biện pháp 3. Tổ chức triển khai và chỉ đạo các mục tiêu của kế hoạch

hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.

Biện pháp 4. Tăng cường các điều kiện về cơ sở vật chất thực hiện hoạt

động giáo dục ngoài giờ lên lớp.

Biện pháp 5. Phối hợp các lực lượng giáo dục tham gia vào quá trình tổ

chức hoạt động giáo dục ngồi giờ lên lớp.

Biện pháp6. Đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả chương trình hoạt động

giáo dục ngồi giờ lên lớp.

Chúng ta thấy trong thời gian qua, HĐGDNGLL ln bị xem nhẹ, ít được quan tâm. Chính vì vậy việc đề ra các biện pháp để quản lý tốt hoạt động này sẽ khắc phục được những hạn chế trước đây và đồng thời sẽ phát huy hết hiệu quả, ý nghĩa, mục tiêu của hoạt động. Tuy nhiên các biện pháp trên phải được tiến hành song song, khơng được xem nhẹ biện pháp nào, từ đó mới đạt hiệu quả mong muốn.

Sáu biện pháp tổ chức quản lý HĐGDNGLL đã được tiến hành khảo nghiệm đều khẳng định tính khả thi, tính hiệu quả của các biện pháp đó. Đây là thuận lợi để nhà trường phát huy, áp dụng vào thực tiễn trong quản lý, chỉ đạo và tổ chức thực hiện HĐGDNGLL ở trường và triển khai sâu rộng đến các trường THPT khác.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. KẾT LUẬN

- HĐGDNGLL chính là con đường để phát triển năng lực trong mỗi cá nhân HS, tạo ra một môi trường để HS rèn năng lực hành động, một kỹ năng sống quan trọng của con người trong xã hội hiện đại ngày nay. Việc nhìn nhận đúng về HĐGDNGLL sẽ giúp cho các cấp quản lý dành nhiều sự đầu tư cho việc chỉ đạo hoạt động này ở trong nhà trường, giúp đội ngũ giáo viên có thái độ tích cực và sáng tạo khi tham gia tổ chức hoạt động ở trường, tạo ra sự chuyển biến tích cực về chất lượng tổ chức HĐGDNGLL. - Từ nhận thức đó, đề tài đã tập trung nghiên cứu các vấn đề về lý luận và

thực tiễn, nhằm tìm ra các biện pháp có tính khả thi trong cơng tác quản lý HĐGDNGLLđáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục ở trường THPT Võ Trường Toản, quận 12, thành phố Hồ Chí Minh.

- Luận văn đã nghiên cứu có hệ thống cơ sở lý luận của công tác quản lý HĐGDNGLL. Qua nghiên cứu đã giúp cho tác giả có cơ sở để phân tích thực trạng và xây dựng các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công công tác quản lý HĐGDNGLL ở trường THPT Võ Trường Toản, quận 12, thành phố Hồ Chí Minh đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.

- Về phần lý luận: Luận văn đã đề cập đến các vấn đề lý luận cơ bản của

HĐGDNGLL ở trường THPT, quản lý giáo dục và quản lý HĐGDNGLL. Đồng thời trong luận văn cũng tập trung nghiên cứu những qui định về nội dung quản lý HĐGDNGLL. Nghiên cứu phần lý luận đã giúp cho tác giả có cơ sở để nghiên cứu thực trạng cơng tác quản lý HĐGDNGLL ở trường THPT, từ đó có đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý HĐGDNGLL của trường.

- Về phần thực tiễn: Luận văn đã khảo sát thực trạng HĐGDNGLL và công

tác quản lý HĐGDNGLL ở trường THPT Võ Trường Toản, quận 12, thành phố Hồ Chí Minh bằng phiếu khảo sát và phỏng vấn trực tiếp. Kết quả khảo

HĐGDNGLL, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường. Tuy nhiên ở trường vẫn còn một số nguyên nhân làm cho HĐGDNGLL trong nhà trường chưa được thực hiện tốt như:

 Một số bộ phận CBQL, giáo viên nhận thức chưa đúng về HĐGDNGLL.  Giáo viên còn hạn chế về năng lực, kỹ năng tổ chức.

 Thiếu kinh phí, CSVC chưa được đầu tư nhiều, …

 Công tác kiểm tra, đánh giá của nhà trường hiện nay về HĐGDNGLL chưa phù hợp, chưa thực sự thúc đẩy tinh thần người tổ chức, tham gia.  Thiếu các biện pháp kiểm tra, đôn đốc, rút kinh nghiệm, khen thưởng kịp

thời nhằm động viên giáo viên, học sinh.

 Chỉ đạo của cấp trên về HĐGDNGLL chưa rõ ràng, hợp lý.

 Giáo viên còn chịu nhiều áp lực về đầu tư cho dạy học văn hóa. Thời gian học tập của HS quá nhiều. Tâm lý của GV và HS còn nặng về chế độ thi cử, chỉ chú trọng các mơn học trên lớp, ít chú ý đến các HĐGDNGLL.  Còn nhiều PHHS chưa khuyến khích con em tham gia, nhiều lúc cịn

cấm tham gia vì sợ ảnh hưởng đến quá trình học tập trên lớp.

- Qua quá trình nghiên cứu lý luận, khảo sát thực tiễn và xuất phát từ yêu cầu của giáo dục trong giai đoạn hiện nay là phải đào tạo những người năng động, sáng tạo, giỏi về chun mơn, có năng lực, phẩm chất đạo đức tốt, do đó để HĐGDNGLL giữ được vai trị quan trọng trong hoạt động đào tạo của nhà trường, nhà trường cần cải tiến công tác quản lý HĐGDNGLL theo hướng thực hiện các chức năng quản lý chung và quản lý HĐGDNGLL một cách linh hoạt, phù hợp với hoạt động này. Đề tài đã đưa ra 6 biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng quản lý HĐGDNGLL:

 Nâng cao nhận thức cho các đối tượng về tầm quan trọng của HĐGDNGLL.

 Xây dựng kế hoạch HĐGDNGLL phù hợp với kế hoạch tổng thể.  Tổ chức triển khai và chỉ đạo các mục tiêu của kế hoạch HĐGDNGLL.

 Tăng cường các điều kiện về cơ sở vật chất thực hiện HĐGDNGLL.  Phối hợp các lực lượng giáo dục tham gia vào quá trình tổ chức

HĐGDNGLL.

 Đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả chương trình HĐGDNGLL.

- Các biện pháp đã được khảo nghiệm qua ý kiến của 14 CBQL, 84 giáo viên và 405 học sinh của trường THPT Võ Trường Toản quận 12 thành phố Hồ Chí Minh, hầu hết các ý kiến đều đồng ý các biện pháp đưa ra là có tính khả thi và cần thiết.

2. KHUYẾN NGHỊ

2.1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo

- Hiện nay trong nhà trường THPT học sinh được học và được giáo dục theo một chương trình tồn diện, nhưng chế độ đánh giá nhà trường, đánh giá học sinh và chế độ thi tuyển hiện nay khiến các trường chỉ tập trung chuyên sâu về hoạt động dạy trên lớp, ít quan tâm đến HĐGDNGLL, do đó BGD&ĐT cần cải tiến lại cách đánh giá nhà trường, đánh giá HS.

- BGD&ĐT nên đưa HĐGDNGLL vào các trường sư phạm và trở thành một chuyên ngành đào tạo riêng, có bài bản vì hiện nay tất cả giáo viên chưa được đào tạo bài bản, có những giáo viên chưa hiểu rõ về chương trình nên việc tổ chức gặp rất nhiều khó khăn, khơng hiệu quả.

- Cần có chế độ tăng cường kinh phí, cung cấp trang thiết bị cho các trường nhằm phục vụ công tác giảng dạy cũng như phục vụ cho HĐGDNGLL.

2.2. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo

- Hàng năm Sở Giáo dục và Đào tạo cần duy trì và tăng cường công tác bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho CBQL, giáo viên trong đó chú ý nhiều đến bồi dưỡng năng lực tổ chức HĐGDNGLL.

- Trong quá trình kiểm tra đánh giá toàn diện trường THPT, bên cạnh việc đi sâu vào thanh tra hoạt động trên lớp, cần đi sâu vào thanh tra

quản lý và tổ chức HĐGDNGLL của các trường, điều này giúp các trường có sự quan tâm nhiều hơn tới quản lý tổ chức HĐGDNGLL. - Hàng năm nên tổ chức Hội nghị tổng kết HĐGDNGLL của các trường,

có báo cáo kinh nghiệm của các trường thực hiện tốt cho các trường khác học tập.

- Có chế độ khen thưởng xứng đáng cho các đơn vị, cá nhân đã tổ chức tốt HĐGDNGLL nhằm động viên, khuyến khích.

2.3. Đối với các trường đại học, cao đẳngsư phạm

- Trong chương trình đào tạo của các trường đại học, cao đẳngsư phạm phải có học phần giảng dạy, bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng tổ chức các HĐGDNGLL cho các giáo sinh.

- Chú ý bồi dưỡng các kỹ năng sống, kỹ năng thực hành, kỹ năng sinh hoạt tập thể, và nhất là kỹ năng thiết kế và tổ chức HĐGDNGLL cho các giáo sinh trẻ để họ có đầy đủ năng lực khi tốt nghiệp và khi về các trường công tác giảng dạy họ có đủ khả năng tổ chức các HĐGDNGLL.

2.4. Đối với hiệu trưởng các trường THPT

- Hiệu trưởng các trường cần tăng cường tổ chức giao lưu để học tập kinh nghiệm lẫn nhau. Trong việc tổ chức thao giảng giữa các trường hiện nay đa phần chú ý vào việc giảng dạy trên lớp, các môn học văn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THPT võ trường toản, quận 12 thành phố hồ chí minh đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục (Trang 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)