Lý luận về quản lý HĐGDNGLL

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THPT võ trường toản, quận 12 thành phố hồ chí minh đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục (Trang 39)

1.4.1. Quản lý xây dựng kế hoạch HĐGDNGLL

- Đây là chức năng quan trọng trong công tác quản lý của hiệu trưởng, nhằm định hướng cho HĐGDNGLL tại nhà trường trong từng thời điểm của năm học. Khi thiết kế chương trình kế hoạch HĐGDNGLL, cần xây dựng kế hoạch cả năm cho toàn trường, cho từng khối và từng lớp. Ngoài ra, việc xây dựng kế hoạch theo các chuyên đề của bộ môn cần được xây dựng xuyên suốt trong cả cấp học. Để xây dựng kế hoạch đạt kết quả cần đảm bảo các yêu cầu sau:

- Về quy trình:Thực hiện các bước sau:  Lập dự thảo kế hoạch

 Họp thảo luận dự thảo đối với các bộ phận liên quan  Thống nhất, điều chỉnh trước khi ban hành

- Về nội dung:Nội dung của kế hoạch thực hiện theo các nội dung cụ thể sau:

 Xác định đúng mục tiêu quản lý HĐGDNGLL theo các chỉ đạo từng năm học của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Sở Giáo dục và Đào tạo.  Xây dựng cụ thể chương trình hành động trong năm học, từng học

kỳ, từng tháng.

 Nội dung hoạt động cần phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường, tình hình học sinh, thực tiễn của địa phương.

 Việc xây dựng nội dung cần cân đối, đều đặn theo chủ đề từng tháng trong cả năm học.Ngoài việc xây dựng chương trình kế hoạch hoạt động về mặt nội dung còn phải xây dựng kế hoạch về sử dụng

phương tiện, cơ sở vật chất, kinh phí và xây dựng kế hoạch vềviệc phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường.

1.4.2. Quản lý đội ngũ thực hiện kế hoạch

Quản lý đội ngũ GVCN thực hiện HĐGDNGLL:Trong thực tế hoạt động tại các nhà trường, GVCN luôn là người thiết kế, tổ chức thực hiện các HĐGDNGLL tại lớp mình. Quản lý GVCN thực hiện HĐGDNGLLbao gồm: quản lý việc xây dựng kế hoạch hoạt động, công tác chuẩn bị và triển khai của GVCN theo chủ đề hoạt động của từng tháng và cả năm học. Dưới góc độ quản lý, lãnh đạo nhà trường phải nắm được nội dung, hình thức tổ chức, thời gian tổ chức và vai trò của GVCN trong việc tổ chức HĐGDNGLL ở các lớp. Việc sắp xếp, bố trí đội ngũ cán sự lớp điều hành của GVCN phải phát huy được tính tích cực của học sinh, cách tự quản của lớp cần cụ thể, chi tiết đảm bảo hiệu quả của hoạt động. GVCN với tư cách là người tham mưu, người tổ chức để các lực lượng này cùng tham gia tích cực và có hiệu quả vào HĐGDNGLL tại lớp mình chủ nhiệm. Trong quá trình thực hiện, GVCN cần đưa ra các yêu cầu cụ thể về nội dung, cách thức phối hợp, hìnhthức đánh giá đối với học sinh. Bên cạnh đó GVCN cũng cần phối hợp với gia đình, các tổ chức xã hội khác để hướng vào tổ chức các hoạt động toàn diện cho học sinh. Sau mỗi chuyên đề, mỗi đợt thực hiện các HĐGDNGLL, GVCN đều phải đánh giá kết quả hoạt động của học sinh lấy đó làm căn cứ để xếp loại hạnh kiểm học sinh mỗi học kỳ và toàn năm học. GVCN cần phải có một thang điểm đánh giá để đánh giá từng học sinh thật chi tiết và khách quan.

Ngoài ra cần kết hợp đánh giá dưới nhiều hình thức khác nhau như: họcsinh tự đánh giá, tổ nhóm đánh giá, lớp đánh giá.

Quản lý đội ngũ cán bộ Đoàn và Ban chỉ đạoHĐGDNGLL.

Ban chỉ đạo HĐGDNGLL có vai trị đặc biệt trong chỉ đạo và tổ chức thực hiện các HĐGDNGLL. Với vai trò là thành viên trong ban chỉ đạo HĐGDNGLLcủa nhà trường, Đoàn thanh niên có vai trị rất quan trọng

trong việc chỉ đạo và phối hợp tổ chức HĐGDNGLL. Việc quản lý phải được thể hiện ở những nội dung: quản lý việc xây dựng kế hoạch, việc triển khai kế hoạch, việc tổ chức thực hiện, phối hợp các lực lượng ngoài nhà trường, cuối cùng là quản lý việc phối hợp kiểm tra đánh giá.

1.4.3. Quản lý việc phối hợp giữa các lực lượng thực hiện HĐGDNGLL

Để học sinh phát triển toàn diện, khơng phải chỉ có nhà trường, gia đìnhmà cần phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa ba môi trường giáo dục: nhà trường, gia đình, xã hội. Các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trườngcùng tham gia phối hợp trong việc tổ chức HĐGDNGLL gồm có: Cơng Đồn cơ sở, Đồn thanh niên, GVCN, GV bộ môn, CNV, hội CMHS, một số tổ chức, đoàn thể ngoài xã hội như Hội cựu chiến binh, Hội Phụ nữ, Công an, Y tế, ...Mỗi lực lượng này đều có thế mạnh riêng vì vậy việc phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường để tổ chức tốt HĐGDNGLL chính là việc thực hiện tốt xã hội hóa giáo dục trong mỗi nhà trường. Vì vậy, cần có sự quản lý một cách hiệu quả sự phối hợp thực hiện của các lực lượng thamgia vào HĐGDNGLL để tăng hiệu quả HĐGDNGLL.

1.4.4. Quản lý các điều kiện phục vụ HĐGDNGLL

HĐGDNGLL cũng như tất cả các hoạt động giáo dục kháccầnđến những trang thiết bị, hệ thống cơ sở vật chất đảm bảo cho quá trình hoạt động. Hình thức tổ chức phong phú cùng với các thiết bị hiện đại, phù hợp sẽ làm tăng tính hấp dẫn của các hoạt động.

Đối với tất cả các văn bản và tài liệu hướng dẫn thực hiện HĐGDNGLL cần được quản lý theo danh mục và đầu tài liệu, đầu văn bản. Cán bộ quản lý và GV lấy đó làm cơ sở hướng dẫn chính tạo một khung kế hoạch thống nhất và hợp chủ đề hoạt động trong từng tháng và trong cả năm học. Những tài liệu tham khảo, tài liệu chuyên sâu, các nghiên cứu về biện pháp nhằm nâng cao chất lượng HĐGDNGLL được sử dụngnhư những tài liệu tham khảo,

vận dụng cách làm, vận dụng các phương pháp và hình thức hay, phù hợp để nâng cao chất lượng HĐGDNGLL cho học sinh.

Quản lý các điều kiện về cơsở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho các HĐGDNGLL như trang thiết bị về âm thanh, ánh sáng, mơ hình học cụ, nhà thể chất, nhà đa năng, thư viện.... Hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị phù hợp sẽ làm tăng hiệu quả HĐGDNGLL, trong quá trình sử dụng cầnđược bảo quản và quản lý hiệu quả, tránh thất thoát và hư hỏng, giảm chất lượng, tạo hiệu ứng kém làm ảnh hưởng đến các hoạt động của nhà trường nói chung, của HĐGDNGLL nói riêng.

1.4.5. Quản lý việc kiểm tra đánh giá kết quả HĐGDNGLL

- Bất cứ hoạt động nào cũng cần kiểm tra, đánh giá.Kiểm tra là khâu rất quan trọng trong việc thực hiện tốt HĐGDNGLL. Kiểm tra thường xuyên theo định kỳ các hoạtđộng về số lượng, chất lượng nội dung, chương trình.

- Ngoài việc kiểm tra thường xuyên, hiệu trưởng cần phải kịp thời phát hiện những nhân tố tích cực, điển hình để động viên, khen thưởng. Kiểm tra còn là để cải tiến thay đổi phương pháp, điều chỉnh kếhoạch. Ngoài ra việc kiểm tra còn cho thấy được những ưu điểm, hạn chế của đội ngũ cũng như của người lãnh đạo. Mục đích của kiểm tra đánh giá HĐGDNGLL là để động viên đồng nghiệp, tư vấn, thúc đẩy chứ không nặng nề về phê bình xếp loại. Đây là cơng việc thường xuyên của hiệu trưởng trong mọi công tác quản lý nhà trường cũng như HĐGDNGLL. Do vậy, hiệu trưởng cùng lãnh đạo nhà trường cần lưu ý một số vấn đề trong kiểm tra đánh giá HĐGDNGLL:

 Cần xây dựng các tiêu chí chuẩn, ở đây cần có sự thống nhất trong tồntrường về các tiêu chuẩn đánh giá phù hợp với mục tiêu, yêu cầu của HĐGDNGLL. Muốn vậy, hơn ai hết,hiệu trưởng cần phải nắm rõ mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ, nguyên tắc tổ chức... của hoạt động

này.Tổ chức, bố trí, phân cơng lực lượng kiểm tra: Lực lượng kiểm tra chủ yếu là các thành viên của Ban chỉ đạo HĐGDNGLL.

 Khi thực hiện công tác kiểm tra cần lưu ý kiểm tra nội dung các hoạt động đã đề ra theo kế hoạch, kiểm tra kết quả từng hoạt động cụ thể về nội dung, hình thức, biện pháp tổ chức, kiểm tra đánh giá kếtquả giáo dục về các mặt nề nếp sinh hoạt, tham gia các hoạt động phong trào, thành tích. Mục đích kiểm tra chủ yếu là để tư vấn thúc đẩy, rút kinh nghiệm.

 Về phương pháp kiểm tra, cần kiểm tra qua hồ sơ sổ sách, trao đổi, tìm hiểu, nghe báo cáo hoặc có thểtrực tiếp dự một vài hoạt động cụ thể.Qua kiểm tra cần có biện pháp xử lý, cải thiện mọi điều kiện để nâng cao chất lượng HĐGDNGLL.

- Như vậy HĐGDNGLL là hoạt động giáo dục có ý nghĩa quan trọng, nhằm thực hiện nhiệm vụ giáo dục toàn diện của mỗi nhà trường, đặc biệt là trường THPT trong giai đoạn hiện nay. Vì vậy, trong công tác quản lý, hiệu trưởng cần phải tổ chức chỉ đạo hoạt động này một cách cân đối, thực hiện tốt mục tiêu giáo dục của nhà trường, của cấp học.

1.5. Những yếu tố ảnh hƣởng đến HĐGDNGLL và QL HĐGDNGLL

1.5.1. Yếu tố khách quan

1.5.1.1. Những yêu cầu đổi mới giáo dục THPT và đổi mới HĐGDNGLL

- Yêu cầu đổi mới giáo dục THPT

 Giáo dục tập trung phát triển, khai thác nguồn nhân lực của mỗi con người nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục. Ba thành tố chủ yếu là trí lực, tâm lực và thể lực của mỗi con người phải được khai thác triệt để, trong đó vai trị “nội lực”, của “tâm lực” là yếu tố quan trọng.

Để phát triển tâm lực thì việc đổi mới các mơn khoa học tự nhiên, khoa học xã hội gắn hoạt động dạy học, hoạt động giáo dục với thực tiễn là hết sức quan trọng và cần thiết.

 Đổi mới phải tạo cơ hội phát huy tối đa vai trò của chủ thể giáo dục đó là người học.

 Khai thác tối đa tiềm năng xã hội, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh.

 Đổi mới tổng thể, toàn diện, đồng bộ tất cả các yếu tố như dạy học và giáo dục.

 Đáp ứng yêu cầu đổi mới của giáo dục Việt Nam phối hợp với xu thế giáo dục thế giới, giáo dục THPT phải đổi mới toàn diện, đổi mới từ mục tiêu, nội dung, cách đánh giá, …

- Đổi mới HĐGDNGLL và quản lý HĐGDNGLL

 Trước hết, phải đa dạng hóa các hình thức quản lý HĐGDNGLL, khắc phục tính chất đơn điệu, lặp đi lặp lại một vài hình thức đã quá quen thuộc với học sinh và gây ra nhàm chán, tẻ nhạt đối với các em. Để thực hiện phương hướng này cần cụ thể hóa ở những điểm sau:  Nắm thật chắc mục tiêu giáo dục của từng hoạt động cụ thể. Mục tiêu

đó định hướng cho giáo viên trong việc xây dựng nội dung và hình thức hoạt động nhưng phải đảm bảo tính thống nhất và mối liên hệ chặt chẽ giữa các nội dung hoạt động của các tuần với nhau.

 Lựa chọn các hình thức hoạt động phù hợp với nội dung của tháng. Những hình thức này có thể được thay đổi hoặc nhắc lại ở mỗi chủ điểm giáo dục hàng tháng. Điều đó sẽ có tác dụng giúp các em thực hiện HĐGDNGLL một cách linh hoạt, chủ động hơn.

 Gắn đổi mới các hình thức hoạt động với đổi mới phương pháp tổ chức và quản lý HĐGDNGLL. Điều này thể hiện ở chỗ tăng cường tính chất tương tác, tính sáng tạo của học sinh khi tham gia hoạt động. Tính sáng tạo là công cụ nhận thức thiết yếu giúp học sinh nâng cao hiểu biết của mình qua hoạt động. Đổi mới phương pháp tổ chức HĐGDNGLL là phải khuyến khích tính sáng tạo của học sinh.

- Đổi mới phương pháp HĐGDNGLL và quản lý HĐGDNGLL cần hướng vào việc phát triển tính chủ động, tính tích cực của học sinh, khả năng hoạt động độc lập, khả năng tự đề xuất và giải quyết vấn đề trong hoạt động cũng như khả năng tự kiểm tra đánh giá kết quả của các em. Đó là khả năng tự quản HĐGDNGLL của học sinh. Tự quản HĐGĐNGLL tạo điều kiện cho học sinh phát huy tinh thần trách nhiệm trong việc tham gia và điều khiển hoạt độngcủa tập thể. Vì vậy, đổi mới phương pháp tổ chức HĐGDNGLL phải kiên quyết khắc phục tính áp đặt, bao biện, làm thay học sinh. Cụ thể là:

 Phải đưa học sinh vào những tình huống cụ thể với những cơng việc được giao cụ thể. Có như vậy mới giúp các em có điều kiện trưởng thành.

 Phát huy cao độ khả năng của đội ngũ cán bộ lớp, đồng thời khéo léo lôi cuốn mọi thành viên trong lớp cùng tham gia vào các khâu của quá trình hoạt động.

- Đổi mới phương pháp quản lý tổ chức HĐGDNGLL theo phương hướng tăng cường vận dụng thiết bị và phương tiện dạy học các môn học.

 Trong điều kiện hiện nay, việc huy động sử dụng các thiết bị và phương tiện dạy học của một số môn vào HĐGDNGLL là cách làm thể hiện sự sáng tạo và linh hoạt. Những phương tiện dạy học của các môn học được dùng cho HĐGĐNGLL có thể là: bản đồ, tranh ảnh, băng hình, sơ đồ biểu bảng.

 Các phương tiện và thiết bị dạy học có thể có sẵn ở trường hoặcdo giáo viên làm, hoặc học sinh sưu tầm được. Vì vậy với bất kỳ hoạt động nào khi tổ chức thực hiện cũng phải phối hợp nhiều loại thiết bị và phương tiện dạy học từ nhiều nguồn.

- Đổi mới quản lý đánh giá kết quả hoạt động cũng là yêu cầu cần thiết trong quá trình đổi mới phương pháp quản lý tổ chức HĐGDNGLL.

 Khi đánh giá phải so sánh mục tiêu, đối chiếu với mục tiêu để xem xét mức độ hoạt động của học sinh. Bởi vì đánh giá là hình thức giúp học sinh tự nhìn nhận những tiến bộ cũng như những tồn tại cần khắc phục trong quá trình tham gia và điều khiển hoạt động.

 Đánh giá hoạt động cần nhấn mạnh kỹ năng và hành vi, coi đó là yêu cầu cơ bản cần đạt được trong hoạt động. Học sinh được chủ động tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau.

1.5.1.2. Các điều kiện để tổ chức HĐGDNGLL

Các điều kiện để tổ chức HĐGDNGLL cũng như phương tiện phục vụ tốt sẽ làm tăng tính hấp dẫn cho hoạt động. Chẳng hạn trong các hoạt động hội trại, tham quan dã ngoại hay tổ chức các cuộc thi trị chơi dân gian khơng thể thiếu các phương tiện như loa, amply, phương tiện đi lại, đồ dùng vật dụng phục vụ cho các dạng hoạt động. Đối với các hoạt động VHVN, TDTT, trị chơi trí tuệ, kinh phí cũng là yếu tố quan trọng trong quá trình tổ chức hoạt động. Nếu khơng huy động được kinh phí thì hoạt động khó đạt được kết quả như mong muốn. Thực tế các trường THPT ở TP.HCM nhất là các trường ngoại thành, kinh phí cho các hoạt động này quá ít ỏi nên sự sáng tạo của người lãnh đạo quản lý trong việc huy động sức mạnh của cả lực lượng giáo dục sẽ tạo thuận lợi cho hoạt động đạt kết quả cao.

1.5.2. Yếu tố chủ quan

1.5.2.1. Nhận thức của các lực lượng trong nhà trường

HĐGDNGLL diễn ra trong nhà trường và ngoài nhà trường, các lực lượng giáo dục có ảnh hưởng rất lớn đến HĐGDNGLL đó là: giáo viên, học sinh, PHHS, đồn thanh niên, cơng đồn, … tổ chức xã hội ngoài nhà trường. Mối quan hệ giữa người tổ chức và chủ thể HĐGDNGLL là mối quan hệ hợp tác. Người tổ chức phải là người có uy tín, có tinh thần trách nhiệm, có khả năng tổ chức, điều hànhvà am hiểu về lĩnh vực tổ chức. Các lực lượng tham gia tổ chức ở vị trí khác nhau song đều phải có những

hiểu biết nhất định về chương trình HĐGDNGLL, năng lực tổ chức, kinh nghiệm, uy tín với tập thể giáo dục.

Việc nhận thức của HS có vai trị quyết định đến hiệu quả tổ chức HĐGDNGLL. Khó có thể đạt kết quả tốt khi bản thân chủ thể hoạt động nhận thức khơng đầy đủ về vai trị của hoạt động, tham gia hoạt động thụ động, gị bó. Học sinh THPT có khả năng tự ý thức cao, có nghị lực vượt qua khó khăn để đạt được mục tiêu nên khi xác định được mục tiêu HĐGDNGLL là mục tiêu phát triển con người thì các em sẽ tham gia nhiệt tình và đầu tư thực hiện HĐGDNGLL có kết quả. Chính HĐGDNGLL là hoạt động có thế mạnh nhất định, nếu phát huy được tính tích cực của các em sẽ giúp các em phát triển kiến thức, kỹ năng, thái độ và được trưởng thành.

1.5.2.2. Năng lực của người tổ chức, thực hiện HĐGDNGLL

Năng lực của người tổ chức là yếu tố quan trọng, quyết định cho thành công của mỗi công việc. Đối với việc tổ chức HĐGDNGLL thì năng lực quản lý, tổ chức củacán bộ, GV, học sinh là rất quan trọng. HĐGDNGLL đa dạng, phong phú với nhiều chủ đề khác nhau và luôn ở trạng thái động từ kiến thức đến hình thức. Điều đó địi hỏi người tổ chức phải có năng lực đặc trưng, đáp ứng yêu cầu hoạt động đó là năng lực tổ chức, năng lực nhận thức trên nhiều lĩnh vực, năng lực thu thập thông tin, khả năng diễn đạt tốt, năng động, sáng tạo, ln có ý thức tìm tịi cái mới,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THPT võ trường toản, quận 12 thành phố hồ chí minh đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục (Trang 39)