Đánh giá thực trạng và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THPT võ trường toản, quận 12 thành phố hồ chí minh đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục (Trang 82)

Nghiên cứu thực trạng quản lý HĐGDNGLLthơng qua việc phân tích các phiếu hỏi, qua phỏng vấn và quan sát trực tiếptạitrường THPT Võ Trường Toản cho thấy:

2.5.1. Những điểm mạnh

- Nhìn chung tất cảcác lực lượng tham gia vào chỉđạo, tổchức thực hiện và phối hợp thực hiện đều có nhận thức rất tốt vềvai trị, vịtrí và ý nghĩa của HĐGDNGLL đối với việc hình thành và phát triển nhân cách của học sinh. HĐGDNGLL được thực hiện tốt sẽgóp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho các em.

- Đội ngũ CBQL, cán bộ Đồn và GVCN đã có nhận thức tương đối đầyđủ về vai trị, vị trícủa HĐGDNGLL.

- Đa số HS ngoan, có ý thức tham gia các hoạt động tập thể của nhà trường, năng động, sáng tạo, thích ứng nhanh với môi trường xung quanh.

- Nội dung và hình thức tổ chức HĐGDNGLL tương đối đa dạng, phong phú, bước đầu lôi cuốn hấp dẫn HStham gia.

- Nhà trường đã có sự quan tâm tới việc lập kế hoạch, triển khai kế hoạch HĐGDNGLL theo năm học, từng tháng, từng tuần, chỉ đạo các bộ phận thực hiện tương tốt.Đã thành lập được Ban chỉ đạo HĐGDNGLL, có xây dựng kế hoạch HĐGDNGLL cho cả năm học.

2.5.2. Những điểm yếu

- Nhận thức của cán bộ, GV, nhân viên về vị trí, vai trị, nhiệm vụ của HĐGDNGLL chưa đồng đều, đặc biệt là đối vớinhững GVcao tuổi.

- CMHSchưa thực sự thấy được giá trị của HĐGDNGLL, nhiều người còn cho rằng hoạt động này làm ảnh hưởng đến thời gian học tập của con em mình.

- Các tiết chào cờ chủ yếu do Đoàn thanh niên phụ trách, các tiết sinh hoạt chủ yếu do GVCN phụ trách, chưa thu hút tập hợp được các lực lượng khác trong nhà trường và ngoài nhà trường cùng phối hợp thực hiện HĐGDNGLL.

- Nội dung và hình thức tổ chức hiện nay chưa phong phú, đa dạng, chưa hấp dẫn học sinh tham gia một cách tích cực, nhiều hoạt động cịn lặp đi lặp lại từ năm này cho đến năm khác.

- Tài chính, CSVC, thiết bị cho HĐGDNGLL cịn hạn hẹp, cịn thiếu, gây ra khó khăn cho GV và HS khi tổ chức thực hiện, có những hoạt động cần phải thuê mướn nhiều trang thiết bị như: âm thanh, ánh sáng, nhạc công …

- Việc kiểm tra, đánh giáchưa được thực hiện thường xuyên. Về đánh giá GV, BGH mới chỉ tập trung vào việc kiểm tra hồ sơ giáo án, chưa đầu tư vào việc dự giờ thăm lớp.Về đánh giá HSmới chỉ tập trung vào việc đánh giáhai mặt là đức dục và trí dục. Việc đánh giá rút kinh nghiệm chưa được tiến hành nghiêm túc, bài bản.

- Nănglực tổ chức HĐGDNGLL của GVcịn nhiều hạn chế do cơng tác bồi dưỡng và tự bồi dưỡng còn yếu. GVmới chỉ tiến hành thực hiện hoạt động do kinh nghiệmvà năngkhiếu, chưa được tập huấnhay tham gia các khóa học ngắn hạn về nghiệp vụ.

- Giáo viên cịn đầu tư nhiều vào chun mơn, ít chú ý đến việc tổ chức tiết HĐGDNGLL hoặc không đủ thời gian cho giáo viên, học sinh tổ chức HĐGDNGLL. Giáo viên còn thiếu năng lực, kỹ năng tổ chức các hoạt động sinh hoạt tập thể

2.5.3. Nguyên nhân của những hạn chế

2.5.3.1. Nguyên nhân khách quan

- Kinh phí từ Sở GD&ĐT cấp về hàng năm theo quy định, CSVC chưa được đầu tư nhiều, phương tiện hỗ trợ HĐGDNGLL còn thiếu.

- Công tác kiểm tra, đánh giá của nhà trường hiện nay về HĐGDNGLL chưa phù hợp, chưa thực sự thúc đẩy tinh thần người tổ chức, tham gia.

- Thiếu các biện pháp kiểm tra, đôn đốc, rút kinh nghiệm, khen thưởng kịp thời nhằm động viên giáo viên, học sinh.

- Giáo viên còn chịu nhiều áp lực về đầu tư cho dạy học văn hóa. Thời gian học tập của học sinh quá nhiều. Tâm lý của giáo viên và học sinh còn nặng về chế độ thi cử, chỉ chú trọng các mơn học trên lớp, ít chú ý đến các HĐGDNGLL.

- Tài liệu hướng dẫn công tác này cịn q ít.

- Cịn nhiều PHHS chưa khuyến khích con em tham gia, nhiều lúc còn cấm tham gia vì sợ ảnh hưởng đến quá trình học tập trên lớp.

2.5.3.2. Nguyên nhân chủ quan

- Một số bộ phận CBQL, giáo viên nhận thức chưa đúng về HĐGDNGLL vì vậy chưa quan tâm đầu tư đúng mức cho việc quản lý và tổ chức hoạt động này trong nhà trường.

- Giáo viên còn hạn chế về năng lực, kỹ năng tổ chức.

- Áp lực về đầu tư chuyên môn nên nhiều giáo viên thiếu sự nhiệt tình, trách nhiệm trong khâu tổ chức, nên cịn tổ chức theo hình thức đối phó, tổ chức cho có lệ.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 2

Từ việc nghiên cứu thực trạng quản lý HĐGDNGLL ở trường THPT Võ Trường Toản, chúng tôi rút ra một số nhận định như sau:

Đội ngũ CBQL, GV đã phần nào nhận thức được vị trí, vai trị của HĐGDNGLL nên có cố gắng xây dựng kế hoạch, tổ chức HĐGDNGLL ở trường trong điều kiện cho phép.

Tiết HĐGDNGLL được thực hiện theo chương trình của Bộ GD&ĐT và hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo TP.Hồ Chí Minh nhưng cịn mang tính hình thức nên chưa đáp ứng được nhu cầu của học sinh và mục tiêu giáo dục đề ra. Giáo viên chưa chú ý đổi mới hình thức, phương pháp hoạt động nên chưa phát huy được tính chủ động, sáng tạo của học sinh.

Công tác triển khai kế hoạch, đánh giá, rút kinh nghiệm về HĐGDNGLL đã được thực hiện nhưng còn bằng các biện pháp chưa đồng bộ nên chưa mang lại kết quả nhất định.

Việc phối hợp với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường chưa được chú trọng nên chưa phát huy được sức mạnh của lực lượng này.

HĐGDNGLL ở trường vẫn chưa được chỉ đạo đồng đều, các hoạt động chưa thực sự đi vào nề nếp và chưa được đông đảo các lực lượng giáo dục xác định là trọng tâm của nhà trường trường, do đó chưa góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Vì vậy, cần có những biện pháp quản lý HĐGDNGLL một cách hợp lý và khoa học để khắc phục những hạn chế, tồn tại nêu trên để HĐGDNGLL thực sự không thể thiếu trong việc hình thành và phát triển nhân cách toàn diện của học sinh.

CHƢƠNG 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ

HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚPỞTRƢỜNG THPT VÕ TRƢỜNG TOẢN – QUẬN 12 – TP.HỒ CHÍ MINH 3.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp

Hoạt động GDNGLL được tổ chức trong nhà trường, ngồi nhà trường, nó chịu tác động bởi nhiều yếu tố chủ quan, khách quan. Vì vậy, muốn tổ chức hoạt động GDNGLL có chất lượng và hiệu quả cao thì người cán bộ quản lý và toàn thể GV, nhân viên trong nhà trường cần phải có nhận thức đầy đủ về hoạt động này.Việc đề xuất một số biện pháp QL HĐGDNGLL cho học sinh tại Võ trường Toản phải đảm bảo các nguyên tắc cơ bản sau:

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa

Đổi mới biện pháp QL HĐGDNGLL khơng có nghĩa là loại bỏ các biện pháp truyền thống mà là sử dụng các biện pháp sao cho hiệu quả. Do đó, khi đề xuất các biện pháp QL HĐGDNGLL cần phải dựa trên các biện pháp đã và đang được sử dụng nhằm tận dụng các ưu điểm, hạn chế các nhược điểm trên cơ sở đó tìm ra được biện pháp tối ưu.Các biện pháp cần phải nhằm vào việc hình thành và phát triển nhân cách của HS theo đúng mục tiêu giáo dục của cấp học, được thể hiện rõ trong mục tiêu giáo dục tổng thể, cũng như mục tiêu chương trình các mơn học cụ thể. Nguyên tắc này đòi hỏi mục tiêu GD của nhà trường phải là “thước đo”, là chuẩn để đánh giá hiệu quả của các giải pháp. Vì mục tiêu được phân thành nhiều cấp độ khác nhau cho nên các biện pháp đề ra phải phân thành nhiều cấp theo tính chất quy mơ của các hoạt động và theo từng giai đoạn cụ thể thì hiệu quả sẽ cao hơn và tính kế thừa sẽ có hiệu quả hơn.

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ

Các biện pháp cần phải được xây dựng một cách có hệ thống quy trình thực hiện phải có tính liên hồn nhằm đảm bảo phát huy được sức mạnh tổng hợp của các cơ quan, đoàn thể trong và ngoài nhà trường. Nguyên tắc

này địi hỏi nhà trường, gia đình và xã hội phải liên kết, phối hợp chặt chẽ và thống nhất cả về mục đích, nội dung và hình thức tổ chức hoạt động

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn

Các biện pháp phải được thể hiện và cụ thể hóa trong chủ trương, đường lối giáo dục của Đảng và Nhà nước, phù hợp với nguyên tắc giáo dục của ngành trong QL. Muốn vậy phải xác định được xu thế phát triển của giáo dục hiện nay bằng các biện pháp cụ thể để thực hiện chiến lược giáo dục trong đó việc nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường là một trong những yếu tố cấp bách cần được giải quyết. Các biện pháp QL của lãnh đạo nhà trường phải dựa trên những điều kiện cụthể: hoàn cảnh, điều kiện tận dụng các nguồn lực, đặc thù của bộ môn HĐGDNGLL trên cơ sở tuân thủ nghiêm ngặt các qui chế của Bộ GD&ĐT.

3.2. Các biện pháp quản lý HĐGDNGLL cho học sinh trƣờng THPT Võ Trƣờng Toản, Quận 12, TP.Hồ Chí Minh

3.2.1. Nâng cao nhận thức cho các đối tượng về tầm quan trọng của HĐGDNGLL

3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp

Mục tiêu phát triển toàn diện nhân cách : Nghị quyết 4 của Ban chấp hành Trung ương Đảng CSVN khóa VII chỉ rõ mục tiêu giáo dục là

“Phát triển giáo dục nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực bồi dưỡng nhân tài, đào tạo những con người có kiến thức văn hóa, khoa học, có kỹ năng nghề nghiệp, lao động tự chủ, sáng tạo và có kỷ luật, giàu lịng nhân ái, yêu nước, yêu CNXH, sống lành mạnh, đáp ứng nhu cầu phát triển đất nước những năm 90 và chuẩn cho tương lai. Phải mở rộng qui mô, đồng thời nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục, gắn học với hành, tài với đức”. Mục tiêu của giáo dục trong nhà trường hiện nay chính là giáo dục

con người phát triển toàn diện, do đó yêu cầu giáo dục HS là phải chú trọng cả phẩm chất đạo đức và năng lực chuyên môn, chú trọng giáo dục HS từ những hoạt động trong và ngoài giờ lên lớp, giúp HS củng cố và

khắc sâu kiến thức đã học qua các môn học ở trên lớp, mở rộng và nâng cao hiểu biết cho học sinh về các lĩnh vực của đời sống xã hội, làm phong phú thêm vốn tri thức đã có của HS, làm tăng thêm vốn kinh nghiệm hoạt động thực tiễn của học sinh thông qua việc làm quen với nhiều dạng hoạt động khác nhau để học sinh có thể thích ứng, linh hoạt, sáng tạo, hợp tác, chia sẻ, sống hịa nhập với xã hội thơng qua các HĐGDNGLL.

Biện pháp nhằm nâng cao nhận thức cho CBQL, GV và HS về vị trí, vai trị, nhiệm vụ của HĐGDNGLL để từ đó có ý thức được trách nhiệm của mình đối với việc tổ chức HĐGDNGLL trong nhà trường THPT.

3.2.1.2. Nội dung và cách thực hiện

Nội dung

 Đối với cán bộ quản lý, cán bộ Đoàn và đội ngũ GV:Đối với nhà trường, năng lực quản lý của đội ngũ CBQL có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả hoạt động giáo dục trong nhà trường. Vì vậy việc bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý của đội ngũ CBQL là yêu cầu cấp thiết, tăng cường tổ chức các hoạt động bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận cũng như nghiệp vụ quản lý cho CBQL, cán bộ nguồn.

 Ngoài ra, BGH cần phải nghiên cứu kỹ các văn bản chỉ đạo của Bộ, của Sở, tổ chức triển khai tập huấn cho đội ngũ cán bộ quản lý và toàn thể GV trong nhà trường. Qua đó nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ GV về tất cả các hoạt động của nhà trường, trong đó đặc biệt lưu ý tới việc nâng cao nhận thức của cán bộ GV về HĐGDNGLL.  Đối với GVCN:đây là lực lượng chủ yếu trực tiếp tham gia, xây dựng

kế hoạch và tổ chức thực hiện, thông qua các buổi sinh hoạt tổ chủ nhiệm, các buổi giao ban hàng tuần cần tổ chức những hoạt động sinh hoạt chuyên đề, thảo luận về việc tổ chức HĐGDNGLL, cần đặc biệt chú trọng đến việc nâng cao nhận thức về vai trị, vị trí và ý nghĩa của HĐGDNGLL.

Đối với học sinh:Tổ chức các buổi tập huấn cho đội ngũ cán bộ lớp,

hướng dẫn cho các em biết cách xây dựng kế hoạch HĐGDNGLL cho lớp mình, định hướng cho các em trong việc tìm hiểu các thơng tin, tài liệu liên quan đến các nội dung của HĐGDNGLL, tư vấn định hướng cho các em trong việc lựa chọn nội dung, hình thức thể hiện các chủ đề của hoạt động.Cần tuyên truyền về vai trò của HĐGDNGLL đối với việc hình thành và phát triển nhân cách của học sinh. GVCN cần nâng cao nhận thức cho học sinh thông qua việc tạo điều kiện cho các em chủ động tham gia vào các khâu từ chuẩn bị xây dựng kếhoạch đến tổ chức thực hiện. Qua đó, các em có thể tự nâng cao nhận thức của mình về HĐGDNGLL.

Cách thực hiện

Đối với CBQL và giáo viên

 Qua các buổi họp Hội đồng sư phạm đầu năm, hàng tháng nhà trường cần phải tổ chức tuyên truyền, giải thích cho đội ngũ CBQL, giáo viên hiểu và có một cách nhìn đúng, hiểu một cách sâu sắc về tầm quan trọng của HĐGDNGLL trong việc giáo dục tồn diện học sinh để từ đó có sự thay đổi thái độ của họ đối với hoạt động này.

 Cần làm cho đội ngũ CBQL, giáo viên hiểu rằng HĐGDNGLL không phải là việc riêng của một bộ phận nào trong trường mà là việc làm của tập thể giáo viên tham gia tổ chức HĐGDNGLL, là nhiệm vụ bắt buộc đối với giáo viên.

 Hàng tháng khi triển khai kế hoạch HĐGDNGLL cần phải có sự chuẩn bị chu đáo từ Ban chỉ đạo HĐGDNGLL, các KH có sự hướng dẫn cụ thể về thời gian tổ chức, cách tổ chức, … cho lực lượng GV. Có sự phân cơng nhiệm vụ cụ thể cho các bộ phận, cá nhân cụ thể, có như vậy GV sẽ hiểu được mục đích, u cầu của

hoạt động và có trách nhiệm của cá nhân trong khâu tổ chức hoạt động này.

 Tổ chức các tiết HĐGDNGLL mẫu để các GVCN dự, sau đó tổ chức tọa đàm rút kinh nghiệm để trao đổi kinh nghiệm tổ chức, cách tổ chức nhằm giúp giáo viên có định hướng về cách tổ chức tiết HĐGDNGLL cho lớp mình quản lý.

 Đầu năm học phải có sự thống nhất các kế hoạch trong nhà trường về thời gian tổ chức, bộ phận quản lý, chỉ đạo để khi thực hiện sẽ diễn ra đồng bộ, không bị chồng chéo.

 Kế hoạch tổ chức HĐGDNGLL phải được thực hiện đầu năm học và triển khai đến tất cả CBQL, giáo viên trong trường để chủ động sắp xếp thời gian hoạt động cho phù hợp.

 Thường xuyên làm phong phú, làm mới về nội dung và hình thức tổ chức HĐGDNGLL để giáo viên và học sinh tham gia tích cực hơn.  Đối với học sinh

 Ban chỉ đạo HĐGDNGLL, GVCN phải thường xuyên tìm hiểu tâm lý, tư tưởng, nguyện vọng, tình cảm, nhu cầu HS để có sự điều chỉnh về nội dung và hình thức tổ chức cho phù hợp để có tác động tốt đến từng đối tượng HS nhằm đạt được mục tiên giáo dục.  Ban chỉ đạo HĐGDNGLL, Đoàn thanh niên, GVCN phải có sự

tuyên truyền, giải thích, giáo dục ý thức, thái độ, động cơ tham gia HĐGDNGLL và tầm quan trọng của hoạt động này cho học sinh thông qua các buổi sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt chủ nhiệm, các buổi sinh hoạt ngoại khóa, ….

 Phải thay đổi hình thức và nội dung tổ chức HĐGDNGLL, làm cho hoạt động này phong phú, hấp dẫn về nội dung, hình thức tổ chức nhằm làm cho HS cảm thấy u thích, lơi cuốn các em tham gia tích cực từ đó góp phần nâng cao nhận thức cho HS về hoạt động.

 Trong quá trình giáo dục, một yếu khơng thể thiếu đó chính là giáo dục gia đình. CMHS có vai trị rất quan trọng trong việc thúc đẩy quá trình giáo dục đạt kết quả cao, là lực lượng gần gũi học sinh hàng ngày ngồi giờ học chính thức tại trường;do đó chúng ta cần có các biện pháp nhằm nâng cao nhận thức của Cha Mẹ học sinh về tầm quan trọng của HĐGDNGLL. Các biện pháp cụ thể như:

 Đầu năm phải tổ chức Đại hội Cha Mẹ học sinh và bầu được Ban đại diện Cha Mẹ học sinh của trường. Từ đó duy trì các các cuộc họp của Ban đại diện với nhà trường định kỳ hàng tháng. Qua đó hiệu trưởng sẽ tuyên truyền, khuyến khích và vận động ban đại diện CMHS của trường, Ban chấp hành chi hội các lớp khuyến khích, động viên con em mình tham gia tích cực HĐGDNGLL.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THPT võ trường toản, quận 12 thành phố hồ chí minh đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)