Khái quát tình hình kinh tế, xã hội và giáo dục Quận 12, TP.Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THPT võ trường toản, quận 12 thành phố hồ chí minh đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục (Trang 50)

2.1. Khái quát tình hình kinh tế, xã hội và giáo dục Quận 12, TP.Hồ Chí Minh Minh

2.1.1. Điều kiện tự nhiên và đặc điểm kinh tế, xã hội Quận 12

2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên

Quận 12 là một trong các quận vùng ven của thành phố Hồ Chí Minh. Quận nằm ở hướng Tây Bắc thành phố, trên hữu ngạn sơng Sài Gịn. Phía Đơng giáp quận Thủ Đức và tỉnh Bình Dương; phía Tây giáp huyện Hóc Mơn; phía Tây Nam giáp quận Bình Tân; phía Nam giáp quận Tân Bình và Gị vấp, phía Bắc giáp huyện Hóc Mơn.

Về khí hậu: quận 12 mang đặc trưng chung của khí hậu vùng Nam Bộ

là nhiệt đới gió mùa với hai mùa mưa và mùa khơ tương phản nhau rõ rệt. Mùa mưa bắt đầu vào khoảng tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ khoảng tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ ở quận 12 thuộc loại cao, liên tục quanh năm và khá ổn định. Đỉnh của mùa nắng nóng là 400C và thấp nhất khoảng 160C vào mùa mưa. Nhiệt độ trung bình là 270C. Hướng gió chủ yếu là hướng Đơng Nam (vào mùa khô) và Tây Nam (vào mùa mưa).

Nằm ở cửa ngỏ Tây Bắc thành phố Hồ Chí Minh, có hệ thống đường bộ với quốc lộ 22 (nay là đường Trường Chinh), xa lộ vành đai ngoài (nay là quốc lộ 1A), các tỉnh lộ 9, 12, 14, 15, 16, hệ thống các tỉnh lộ này khá dày, quận 12 có cơ sở hạ tầng thuận lợi cho việc phát triển kinh tế - xã hội. Quận 12 cịn có sơng Sài Gịn bao bọc phía Đơng, là con đường giao thông đường thủy quan trọng. Trong tương lai tại quận 12 sẽ có tuyến đường sắt chạy qua. Chính hệ thống mạng lưới giao thơng này sẽ góp phần đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn quận.

Điều kiện kinh tế

Từ khi thành lập quận 12 chủ yếu sản xuất nông nghiệp, với khoảng 2.500ha đất nông nghiệp sản xuất lúa, sen, lài, mai kiểng…; nuôi cá thịt và cá kiểng, bị sữa, ni heo, …năng suất và hiệu quả kinh tế không cao (trừ hoa kiểng và cá kiểng). Năm 1997 toàn quận có 527 đơn vị sản xuất trong đó chủ yếu là các cơ sở tiểu thủ công nghiệp sản xuất hàng thủ cơng vời trình độ cơng nghệ thấp. Đến năm 2007 có 920 cơng ty, doanh nghiệp và 1.608 hộ cá thể, trong đó có cơng ty phần mềm Quang Trung là một trong 12 cơng trình trọng điểm của TP.Hồ Chí Minh.

Hệ thống các chợ Tân Chánh Hiệp, Thạnh Xuân, chợ An Sương và Metro Cash&Cary, các chợ nhỏ và hộ kinh doanh mua bán trong các khu vực dân cư đáp ứng nhu cầu trao đổi mua bán của nhân dân trên địa bàn.  Điều kiện xã hội

Quận 12 được thành lập ngày 18/3/2007, trên cơ sở tồn bộ diện tích tự nhiên và dân số của các xã Thạnh Lộc, An Phú Đông, Tân Thới Hiệp, Đông Hưng Thuận, Tân Thới Nhất, 711ha diện tích tự nhiên và 15.461 nhân khẩu của xã Tân Chánh Hiệp, 273ha diện tích tự nhiên và 11.332 nhân khẩu của xã Trung Mỹ Tây thuộc huyện Hóc Mơn cũ.Thành lập gồm 10 phường: Tân Thới Nhất, Đông Hưng Thuận, An Phú Đông, Trung Mỹ Tây, Tân Chánh Hiệp, Thạnh Lộc, Thạnh Xuân, Hiệp Thành, Thới An, Tân Thới Hiệp.

Vào thời điểm thành lập quận 12 có diện tích tự nhiên là 5.274,9ha, với số dân là 117.253 người.

Vào ngày 23/11/2006 có sự điều chỉnh địa giới hành chính và thành lập các phường mới thuộc quận Gị Vấp, Tân Bình và Quận 12; từ đó Quận 12 có 5.274,9ha diện tích tự nhiên và 336.057 nhân khẩu với 11 phường. Mật độ dân số trung bình của quận là 6.370 người/km2. Theo kết quả điều tra dân số vào ngày 1/4/2009, dân số quận 12 là 401.894 người.

Về tín ngưỡng: có các tơn giáo như Phật giáo, Công giáo, Cao Đài, Tin

Lành và một số tôn giáo khác. Đa số đồng bào quận 12 là người Kinh, kế đến là người Hoa và một số ít là người Khơme, Tày, Chăm, Thái, Nùng

Điều kiện kinh tế, xã hội nói trên có ảnh hưởng khơng ít đến việc phát triển giáo dục quận 12, trình độ dân trí ngày càng phát triển, cuộc sống người dân ngày càng được nâng cao.

2.1.2. Thành tựu giáo dục của Quận 12, TP.Hồ Chí Minh

Trong những năm gần đây, GD Q12, TP.HCM có nhiều chuyển biến tích cực, chất lượng giáo dục được giữ vững, cơng tác xã hội hóa giáo dục ln được quan tâm. Tổng kết năm học 2014 – 2015: Bậc tiểu học 100% học sinh được lên lớp thẳng. Học sinh tốt nghiệp THPT đạt tỉ lệ 99.9%, số học sinh trúng tuyển vào lớp 10 là 2.248 học sinh. Có 99,6% đội ngũ giáo viên và CBQL ngành giáo dục đạt chuẩn, có 175 giáo viên đạt giáo viên dạy giỏi cấp quận, có 118 học sinh giỏi cấp quận và 54 học sinh giỏi cấp thành phố.

Các chỉ tiêu về đội ngũ CBQL và giáo viên đạt yêu cầu kế hoạch. Bộ máy quản lý giáo dục ở trường được kiện tồn và bố trí đầy đủ. Hầu hết đội ngũ cán bộ quản lý mới đề bạt bố trí đảm đương được nhiệm vụ.

Công tác phổ cập giáo dục được củng cố và nâng cao, tiếp tục đề nghị thành phố công nhận hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông năm 2013.

2.2. Khái quát về trƣờng THPT Võ Trƣờng Toản

2.2.1. Giới thiệu trường THPT Võ Trường Toản, Quận 12, TP.HCM

Tiền thân của trường THPT Võ Trường Toản là trường THPT Hiệp Thành, được thành lập theo quyết định số 2892/QĐ-UBVX ngày 22 tháng 5 năm 1999 của UBND TP.HCM. Trường được xây dựng với diện tích 9.000m2 từ tháng 1 năm 1999 tại Khu phố 1, phường Hiệp Thành, Q12, TPHCM. Hai năm sau đó với sự tham mưu tích cực của lãnh đạo nhà trường, Quận ủy, Ủy ban nhân dân Quận 12 giao thêm 12.000m2 đất và trường đã tiến hành kế hoạch lập dự án mở rộng và xin đổi tên trường. Trường THPT

Hiệp Thành được Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh cho phép đổi tên thành trường THPT Võ Trường Toản, một danh sư nổi tiếng của đất Nam Bộ cuối thế kỷ XVIII trong quá trình phát triển của Sài Gịn 300 năm. Sau hơn 10 năm phấn đấu, ngày 12 tháng 2 năm 2010 Nhà trường vinh dự được công nhận là trường chuẩn quốc gia, trở thành 1 trong 2 trường trung học phổ thông chuẩn quốc gia đầu tiên ở TP.HCM.

Nhà trường đã xây dựng được hệ thống các giá trị cơ bản để định hướng cho việc giáo dục học sinh là “Trách nhiệm - Thân thiện - Nhân ái - Trung

thực - Nghĩa tình - Tri thức - Chủ động - Sáng tạo - Hợp tác - Chia sẻ”. Với

định hướng đó cùng những nỗ lực của tập thể giáo viên và học sinh trường đã gặt hái nhiều thành tích. Như bằng khen, cờ thi đua xuất sắc của thành phố, của Bộ giáo dục và đào tạo, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ và đặc biệt năm 2011 vừa qua, trường được tặng Huân chương lao động hạng 3.

Riêng Đồn thanh niên đã có nhiều đóng góp quan trọng trong sự phát triển của nhà trường suốt hành trình 16 năm qua. Đồn là một sân chơi rất được tập thể học sinh Võ Trường Toản yêu thích với những hoạt động thiết thực như tìm hiểu lịch sử dân tộc với cuộc thi “Tự hào sử Việt”, “Rung chng vàng”; tun truyền ATGT với nhiều hình thức phong phú như diễu hành, diễn kịch, xây dựng bảng tin, pano áp phích An tồn giao thơng; diễn đàn lắng nghe tiếng nói học sinh – nơi các em có thể nói lên tâm tư nguyện vọng và có thêm các ý kiến đóng góp xây dựng cho trường, các hoạt động từ thiện chăm lo tết cho các bạn có hồn cảnh khó khăn, thăm các trẻ em khuyết tật mồ cơi, thăm và chăm sóc người già, tàn tật, trẻ em bị ung thư… Vì thế, từ năm 2006 đến 2015, Đoàn trường liên tục nhận bằng khen của Thành Đoàn hoàn thành xuất sắc trong cơng tác đồn và phong trào học sinh. Và nhiều năm liền Đoàn trường nhận Bằng khen của Trung ương Đồn về thành tích Hồn thành xuất sắc cơng tác Đồn và phong trào thanh niên khu vực trường học.

Về học tập, hàng năm nhà trường ln có học sinh đạt giải học sinh giỏi cấp thành phố và thi học sinh giỏi Olympic. Tất cả học sinh được giáo dục hướng nghiệp, dạy nghề theo chương trình giáo dục kỹ năng sống và tất cả học sinh ra trường đều biết chơi 01 môn thể thao, biết 01 đến 02 kiểu bơi. Tỉ lệ xếp loại hạnh kiểm khá, tốt và văn hóa khá, giỏi tăng mỗi năm. Tỉ lệ đậu tốt nghiệp ln cao hơn tỉ lệ trung bình của thành phố và tỉ lệ đậu đại học (đợt 1) của những năm gần đây luôn trên 50%.

Với tập thể hơn 100 giáo viên – công nhân viên và 1846 học sinh Võ Trường Toản quyết tâm phấn đấu giữ vững danh hiệu trường chuẩn quốc gia và giữ vững những truyền thống tốt đẹp của 16 năm qua, đồng thời sẽ quyết tâm chinh phục những chặng đường dài phía trước với thành cơng mới, thắng lợi mới như mục tiêu của chiến lược phát triển nhà trường “Xây dựng nhà

trường có uy tín về chất lượng giáo dục tồn diện, hiện đại, mang đậm bản sắc dân tộc phù hợp với xu thế phát triển, hội nhập của đất nước”

2.2.2. Cơ cấu tổ chức, đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý của nhà trường

Trường THPT Võ Trường Toản hiện nay cơ bản đủ giáo viên giảng dạy tất cả các môn; đội ngũ giáo viên những năm gần đây được bồi dưỡng nhiều hơn về chuyên môn nghiệp vụ, yêu ngành, yêu nghề, tâm huyết với sự nghiệp “trồng người”. Có phẩm chất chính trị tốt, có tinh thần trách nhiệm, vững vàng trong cơng tác chun mơn, có khả năng điều hành và tổ chức các hoạt động giáo dục trong nhà trường. Tỷ lệ giáo viên đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn ngày một tăng, có một số giáo viên và CBQL đã và đang theo học sau đại học về chuyên môn và nghiệp vụ QLGD.

- Tổng số CB – GV – CNV : 110 - Tổng số Giáo viên : 89 - Tổng số GV trên chuẩn : 14 - Tổng số GV chưa đạt chuẩn : 75 - Trình độ Thạc sĩ : 14

2.2.3. Kết quả giáo dục của nhà trường

Kết quả giáo dục của trường THPT Võ Trường Toản tiếp tục được giữ vững và mỗi năm đều tăng về chất lượng. Năm học 2013 – 2014 trường có 1846 học sinh.Chất lượng học tập và rèn luyện của học sinh có nhiều tiến bộ, số học sinh khá giỏi ngày một tăng và nằm trong top đầu của thành phố. Song song gần đây với cuộc vận động “Hai không”của Bộ GD&ĐT, chất lượng giáo dục của trường cũng được đánh giá thực chất hơn. Theo báo cáo tổng kết trong 3 năm học 2011 – 2012, 2012 – 2013, 2013 – 2014 cho thấy nhà trường đã ngày càng nâng cao chất lượng dạy và học.

Bảng 2.1. Kết quả rèn luyệnHS của nhà trường 3 năm học gần đây

Năm học Tổng số HS Hạnh kiểm Tốt Khá Trung bình Yếu SL % SL % SL % SL % 2011-2012 1832 1160 63.32 476 25.98 132 7.21 64 3.49 2012-2013 1836 1259 68.57 434 23.64 116 6.32 27 1.47 2013-2014 1846 1421 76.98 332 17.98 51 2.76 42 2.28

Biểu đồ 2.1. Kết quả rèn luyện HS của nhà trường 3 năm học gần đây Bảng 2.2. Kết quả học tập HS của nhà trường 3 năm học gần đây

Năm học Tổng số HS

Học lực

Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém

SL % SL % SL % SL % SL % 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 Năm học 2011 - 2012 Năm học 2012 - 2013 Năm học 2013 - 2014 Tốt Khá Trung bình Yếu

2012-2013 1836 92 5.00 774 40.70 898 48.90 98 5.30 1 0.10 2013-2014 1846 119 6.30 905 48.90 762 41.40 59 3.50 0 0.00

Biểu đồ 2.2. Kết quả học tập HS của nhà trường 3 năm học gần đây

2.3. Thực trạng HĐGDNGLL ở trƣờng THPT Võ Trƣờng Toản, Quận 12, TP.Hồ Chí Minh

- Nhằm đánh giá thực trạng HĐGDNGLL ở trường THPT Võ Trường Toản,Quận 12, thành phố Hồ Chí Minh, chúng tơi đã xây dựng bộ phiếu khảo sát gồm 3 mẫu phiếu khảo sát, trong đó có một mẫu phiếu dành cho CBQL, một mẫu dành cho giáo viên (GV), một mẫu dành cho học sinh (HS). Bên cạnh đó chúng tơi cịn điều tra bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp 15 người gồm CBQL, giáo viên và học sinh ở trường.

- Về chọn mẫu nghiên cứu:

 CBQL gồm: hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn của trường trong năm học 2013 – 2014, với số lượng 14 người.

 Giáo viên: 84 giáo viên.

 Học sinh: chúng tôi lấy ý kiến 405 học sinh thuộc 3 khối lớp của trường; chúng tôi lấy ý kiến của 9 lớp đại diện cho 3 khối: 10, 11, 12, những lớp được lấy ý kiến là những lớp bình thường để có thể đại diện cho ý kiến của số đông học sinh nhà trường.

0 10 20 30 40 50 60 Năm học 2011 - 2012 Năm học 2012 - 2013 Năm học 2013 - 2014 Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém

- Kết quả của các mặt nghiên cứu được thể hiện như sau:

2.3.1. Nhận thức của CBQL, GV và HS về HĐGDNGLL

Năm học 2013 – 2014 được xác định là “Năm học đổi mới quản lý và

nâng cao chất lượng giáo dục”, trong toàn ngành Giáo dục và Đào tạo, tập

trung thực hiện tốt phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, đặc biệt là giáo dục

đạo đức, nhân cách và kỹ năng sống cho học sinh. Như chúng ta đã biết, học sinh vừa là đối tượng để nhà trường thực hiện các hoạt động giáo dục vừa là chủ thể tích cực của các hoạt động giáo dục do nhà trường tổ chức, mà HĐGDNGLL chính là hướng đến việc hình thành, phát triển nhân cách cho học sinh. Trước yêu cầu đó, việc nâng cao nhận thức về mọi mặt cho CBQL, giáo viên và học sinh về HĐGDNGLL là nhu cầu cấp thiết, là cơ sở để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh. Nếu CBQL, giáo viên và học sinh nhận thức đúng đắn sẽ có chuyển biến mạnh về thái độ, về hành động và sẽ tham gia tích cực vào các hoạt động giáo dục do nhà trường tổ chức nhằm đạt kết quả tốt nhất.

2.3.1.1. Nhận thức của CBQL, GV và HS về sự cần thiết của HĐGDNGLL

- Để đánh giá về vai trò của việc tổ chức thực hiện chương trình HĐGDNGLL, chúng tơi đã khảo sát điều tra ở trường THPT Võ Trường Toản, quận 12 trên 3 đối tượng: CBQL, giáo viên và học sinh và thu được kết quả như sau:

Bảng 2.3.Nhận thức của CBQL, GV và HS về vai trò của tổ chức HĐGDNGLL ở nhà trường

STT Đối

tƣợng

Rất quan trọng Quan trọng Bình thƣờng Không quan

trọng SL % SL % SL % SL % 1. CBQL 4 28.6 10 71.4 0 0 0 0 2. GV 43 51.2 25 29.8 12 14.3 4 4.7 3. HS 242 59.8 70 17.3 73 18 20 4.8 Tổng 289 57.5 105 20.9 85 16.5 37 7.2

- Theo kết quả của Bảng 2.3 cho thấy:

 Đối với đội ngũ CBQL nhà trường có 100% số người được hỏi ý kiến về vai trò của tổ chức HĐGDNGLL ở nhà trường là rất quan trọng và quan trọng. Điều này chứng tỏ lãnh đạo nhà trường cho rằng HĐGDNGLL là hoạt động không thể thiếu được trong nhà trường THPT, trong quá trình giáo dục tồn diện học sinh, qua đó giúp học sinh củng cố kiến thức được học trên lớp, hoàn thiện các kỹ năng sống và có thái độ đúng đắn trước những vấn đề của cuộc sống.

 Nhận thức của giáo viên và học sinh thấp hơn đội ngũ CBQL, có 81% giáo viên và 77.1% học sinh đánh giá HĐGDNGLL ở nhà trường là hoạt động rất quan trọng và quan trọng, còn một số bộ phận GV (19%) và HS (22.8%) cho rằng HĐGDNGLL là không quan trọng trong nhà trường, là hoạt động khơng cần thiết, nó khơng mang tính giáo dục HS. Từ những nhận thức sai lầm đó đã có nhiều GV, HS xem nhẹ hoạt động này, không đầu tư nhiều cho hoạt động. Họ chỉ chú trọng vấn đề giáo dục cho học sinh đạt kết quả tốt trong học tập và xem nhẹ việc giáo dục đạo đức và kỹ năng sống cho học sinh.

- Để tìm hiểu nhận thức của CBQL về HĐGDNGLL ở trường THPT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THPT võ trường toản, quận 12 thành phố hồ chí minh đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục (Trang 50)