Tổchức triển khai và chỉđạo các mục tiêu của kếhoạch HĐGDNGLL

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THPT võ trường toản, quận 12 thành phố hồ chí minh đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục (Trang 95 - 97)

3.2. Các biện pháp quản lý HĐGDNGLL cho họcsinh trường THPT Võ Trường Toản,Quận 12,

3.2.3. Tổchức triển khai và chỉđạo các mục tiêu của kếhoạch HĐGDNGLL

HĐGDNGLL

3.2.3.1. Mục tiêu của biện pháp

Tổ chức triển khai và chỉ đạo tốt các mục tiêu của kế hoạch HĐGDNGLL của nhà trường, kiểm tra đánh giá được các hoạt động. Tạo sự phối hợp, cộng tác chặt chẽ, nhịp nhàng giữa các bộ phận, đồn thanh niên, cơng đoàn … trong nhà trường và các lực lượng giáo dục khác được ổn định, thông suốt, phân bố thời gian hợp lý, tránh các hoạt động trong nhà trường diễn ra chồng chéo, trùng lắp, cản trở lẫn nhau. Thống nhất các quan điểm nhận thức, xây dựng kế hoạch cho toàn thể giáo viên và các bộ phận, đoàn thanh niên, cơng đồn. Đặc biệt phát huy cơ chế chỉ đạo, phối hợp HĐGDNGLL và trách nhiệm của các lực lượng tham gia để tất cả GV, CB, NV nhà trường và xã hội hiểu rõ và thực hiện tốt kế hoạch nhiệm vụ đề ra.

3.2.3.2. Nội dung và cách thực hiện

Nội dung

 Qua khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng ở chương 2, chúng tôi thấy việc chỉ đạo chủ yếu là giao cho một số bộ phận như Đoàn thanh niên, Cơng đồn, … phụ trách, cịn ban chỉ đạo chỉ tồn tại có hình thức, thiếu bổ sung nên hiệu quả chỉ đạo điều hành thấp.

 Để nâng cao chất lượng quản lý các HĐGDNGLL, trước tiên nhà trường cần củng cố, tổ chức, kiện toàn lại ban chỉ đạo như sau:

 Hiệu trưởng ra quyết định thành lập ban chỉ đạo và hình thành các tiểu ban phụ trách vào đầu năm học.

 Phân công công việc cụ thể cho từng tiểu ban, từng thành viên, kế hoạch phối hợp của các tiểu ban với nhau.

 Trên cơ sở hướng dẫn số 4723/BGDĐT-CTHSSV, kết hợp với thực tiễn giáo dục trong nhà trường hiện nay, chúng tôi đề xuất việc kiện toàn ban chỉ đạo HĐGDNGLL như sau:

 Các thành viên: Đại diện cấp ủy chi bộ; Chủ tịch cơng đồn; Trợ lý thanh niên; Bí thư chi đồn giáo viên; Chủ tịch hội CMHS; Đại diện tổ chun mơn các mơn xã hội; Kế tốn; Thủ quỹ; Tổ trưởng giám thị; Một số GVCN, GVBM có năng lực trong các hoạt động.  Như vậy, các thành viên không chỉ gồm trợ lý thanh niên, GVCN,

GVBM như hướng dẫn số 5791/BGDĐT-CTHSSV của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn công tác học sinh, sinh viên, hoạt động ngoại khóa và y tế trường học năm 2013 – 2014 mà chúng tơi cịn mở rộng thêm là Cha mẹ học sinh, Cơng đồn, Kế tốn và đặc biệt là sự có mặt của cấp ủy chi bộ của nhà trường nhằm nâng cao chất lượng và sự quản lý của chi bộ trong tất cả các mảng hoạt động.  Ban chỉ đạo HĐGDNGLL sẽ trực tiếp chỉ đạo các tiểu ban sau:

 Tiểu ban Văn nghệ - TDTT: Chịu trách nhiệm tổ chức các hoạt động văn nghệ, TDTT.

 Tiểu ban hoạt động ngoại khóa: Chịu trách nhiệm tổ chức các hoạt động ngoại khóa như thăm bảo tàng, nhà máy, … giao lưu kết nghĩa, tư vấn, ..

 Tiểu ban hướng nghiệp, vệ sinh môi trường: Chịu trách nhiệm tổ chức các hoạt động định hướng nghề nghiệp, giáo dục ý thức vệ sinh môi trường, tạo cảnh quan môi trường sư phạm, ….

 Tiểu ban tổ chức nghi lễ, nề nếp: Chịu trách nhiệm về các chương trình lễ, trang trí, nhân sự, CSVC, theo dõi thi đua, …

 Tiểu ban tài chính, thi đua, khen thưởng, kỷ luật: Chịu trách nhiệm huy động nguồn lực tài chính, xã hội hóa trong giáo dục, đánh giá thi đua, khen thưởng, …

 Số lượng các tiểu ban còn tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của từng trường. Điều quan trọng là chọn được các tiểu ban là những người có năng lực và tâm huyết với nghề, với công việc được giao.

 Thường xuyên củng cố kiện tồn ban chỉ đạo, chú trọng phân cơng nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên của các tiểu ban và sự phối hợp chặt chẽ giữa các tiểu ban.

Cách thực hiện

 Duy trì đều dặn chế độ giao ban hai tháng một lần để đánh giá kết quả các hoạt động đã thực hiện và cụ thể hóa chỉ đạo hoạt động chủ điểm của các tháng tiếp theo. Kịp thời rút kinh nghiệm những mặt chưa tốt và triển khai phát huy những mặt tích cực.

 Xây dựng kế hoạch chỉ đạo cụ thể các chủ điểm hoạt động tháng tiếp theo cho các tiểu ban và GVCN các lớp.

 Có kế hoạch bồi dưỡng năng lực đội ngũ GV và ban chỉ đạo HĐGDNGLL. Nhà trường quan tâm tạo điều kiện giúp đỡ về CSVC, kinh phí, thời gian và khơng gian để có mơi trường hoạt động tốt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THPT võ trường toản, quận 12 thành phố hồ chí minh đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục (Trang 95 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)