7. Kết cấu của luận án
1.2. PHÂN TÍCH DIỄN NGƠN VÀ PHÂN TÍCH DIỄN NGƠN
1.2.2. Phân tích diễn ngôn phê phán (Critical Discourse Analysis CDA)
Theo Ngũn Hồ [54], CDA là mợt đường hướng phân tích diễn ngôn được hình thành như một chuyên ngành từ những năm 70 của thế kỉ XX, với việc nhận thức diễn ngôn không chỉ là thực tiễn và tập quán xã hội (social practice) mà đồng thời còn là sự phản ánh thực tiễn đó. Các nhà ngôn ngữ có đóng góp quan trọng đối với CDA là Fowler và các cộng sự (1979) [109], Van Dijk [105], Fairclough [107], [108]; Wodak [126] và Chouliaraki [104]. Theo một số tác giả, CDA bắt nguồn từ tư tưởng của Mác về lí thuyết xã hội và tổ chức xã hội. Chủ nghĩa Mác coi ngôn ngữ như là một hiện tượng xã hội. Một số tác giả khác cho rằng CDA gắn bó với trường phái Frankfurt (Đức). Trường phái này quan niệm vai trò của các nhà lí luận là góp phần làm rõ và phát triển ý thức về giai cấp, là đấu tranh để giải phóng.
Mục đích của CDA không chỉ là miêu tả diễn ngôn mà còn giải thích diễn ngôn đã được kiến tạo như thế nào và vì sao nó lại tồn tại và hoạt động như vậy. CDA thừa nhận vai trò của ngôn ngữ trong việc tổ chức các quan hệ quyền – thế (power) xã hội và nó bắt đầu nổi lên như là một đường hướng phân tích diễn ngôn mới vào những năm 70 của thế kỉ XX. Đây cũng là thời điểm các nhà ngôn ngữ học tập trung vào dụng học – ngành nghiên cứu những biến đổi ngôn ngữ trong mối quan hệ với xã hội. Chouliaraki và Fairclough (1999) coi CDA là một bộ phận của khoa học xã hội phê phán. Một số nhà CDA coi đối tượng của CDA là quan hệ quyền – thế được thể hiện trong diễn ngơn. Theo Ngũn Hồ, cách nhìn nhận như vậy có thể còn hẹp, cần mở rộng thêm phạm vi của CDA sang nghiên cứu các mối quan hệ xã hội thường là không bình đẳng như sự phân biệt chủng tộc, giới tính, quan hệ giữa các tầng lớp xã hợi.
Như vậy, có thể thấy thuật ngữ “phê phán” được hiểu như thế nào, khái niệm phân tích diễn ngôn phê phán được quan niệm ra sao còn tùy thuộc vào quan điểm của các trường phái nghiên cứu khác nhau.
1.2.2.1. Một số khái niệm về phân tích diễn ngôn phê phán
Thuật ngữ phê phán “critical” trong tên gọi “phân tích diễn ngôn phê phán” được hiểu như thế nào? Trong tiếng Việt hiện nay, song song tồn tại hai tên gọi:
a. Theo quan điểm của Nguyễn Hoà, “Critical discourse analysis” được dịch là “phân tích diễn ngôn phê phán” và trong công trình của mình [54] tác giả sử dụng thuật ngữ “phân tích diễn ngôn phê phán”;
b. Theo quan điểm của Diệp Quang Ban [10], “Critical discourse analysis” được dịch là “phân tích diễn ngôn phê bình”, ông cho rằng phân tích diễn ngôn phê bình liên quan chặt chẽ với ngôn ngữ phê bình (Critical language studies).
Trong luận án này, chúng tôi sử dụng thuật ngữ phân tích diễn ngôn phê phán (CDA) theo quan điểm của Nguyễn Hoà.
Theo Nguyễn Hoà [54] CDA có liên quan đến trường phái Frankfurt, hay trường phái Habemrmas, theo đó “phê phán” tức là làm rõ tính quan hệ giữa các sự vật hiện tượng. Đối với một số học giả khác nó có liên quan đến quan niệm về “phê phán” của chủ nghĩa Mác, “phê phán” là làm cho phân tích diễn ngôn trở nên có thái độ. Thực chất, “phê phán” bao hàm việc phải bộc lộ bản chất mang tính hệ tư tưởng (ideology) hay các quan hệ xã hội không bình đẳng được thể hiện trong diễn ngôn. Đa số các nhà CDA đồng ý với quan điểm của Habermas cho rằng “ngôn ngữ cũng là một công cụ thống trị lực lượng xã hội. CDA có mục đích nghiên cứu một cách có phê phán sự bất công xã hội như nó được thể hiện, biểu lộ, được kiến tạo, hợp thức hố trong việc sử dụng ngơn ngữ” [54, tr.23].
Van Dijk cho rằng “CDA là cách nghiên cứu có phê phán, tức là phân tích diễn ngôn với một “thái độ” và tập trung vào các vấn đề xã hội, nhất là vai trò của diễn ngôn trong việc tạo và tái tạo quyền lực và thống trị” [54, tr.19].
Theo Fairclough (1995) “phân tích diễn ngôn phê phán” được hiểu như là phân tích diễn ngôn nhằm khám phá một cách hệ thống các mối quan hệ về tính nguyên nhân mờ ảo và quy định giữa: (i) thực tiễn suy diễn (discursive), sự kiện và văn bản, và (ii) các cấu trúc xã hợi và văn hố, các mối liên hệ và quá trình rộng lớn hơn nhằm nghiên cứu xem các thực tiễn, sự kiện và văn bản được phát sinh hay được định hình bởi các mối quan hệ quyền lực và đấu tranh vì quyền lực như thế nào, nhằm khám phá bằng cách nào mà tính mờ ảo của các mối quan hệ này giữa diễn ngôn và xã hội lại là một yếu tố trong việc giành quyền lực và sự bá quyền” (Dẫn theo [54, tr.20]).
Theo Nguyễn Hoà, ngay từ những ngày đầu, CDA đã đặt trọng tâm vào việc nghiên cứu quan hệ quyền lực (power) được thể hiện, tái tạo hay bị phản kháng qua văn bản và hội thoại trong hoàn cảnh xã hội và chính trị. Hơn nữa, CDA sử dụng một loạt các thao tác để nghiên cứu, phân tích các thực tiễn sử dụng diễn ngôn hay ngôn ngữ như là một tập quán xã hợi và văn hố.
Như vậy, có thể hiểu CDA là việc nghiên cứu ngôn ngữ một cách có “thái độ” trong mối quan hệ với ngữ cảnh xã hội. Nó gắn liền với các tầng lớp xã hội, với hệ tư tưởng và quyền lực.
Trong CDA, diễn ngôn được nhìn nhận như là một tập quán và thực tiễn xã hội (Social practice – Fairclough, 1989, 2001; Wodak & Mayer, 1999).
Theo Diệp Quang Ban, CDA không chỉ dừng lại ở câu hỏi “diễn ngôn có nghĩa gì?” (What is discourse?) mà quan trọng hơn là “diễn ngôn có nghĩa thế nào?” (How does discourse means?) tức là tìm hiểu thái độ và các mối quan hệ của các tầng lớp xã hội, là những cái có thể suy diễn được (có cơ sở lôgic) từ các cấu trúc, các từ ngữ, các lời lẽ có mặt trong diễn ngôn [8, tr.46].
Có thể nói, nghiên cứu CDA quan tâm đến hiệu lực của việc sử dụng ngôn ngữ trong đời sống xã hội, gắn liền với các tầng lớp xã hội, với hệ tư tưởng và quyền lực. Nói cách khác, CDA quan tâm đến các ́u tớ văn hố, xã hợi và tư tưởng. Mặt khác, bản chất của đối tượng CDA đã được xác định trước vì CDA xuất phát từ (tương tác giao tiếp) hệ tư tưởng, tập quán xã hội, trật tự xã hội, quan hệ quyền lực và thực tại xã hội… Đối tượng phân tích của CDA đã được nêu rõ trước khi tiến hành phân tích, đó là quyền lực xã hội, tư tưởng hay thái độ hiện diện trong diễn ngôn. Hơn nữa, CDA được dựa trên mối quan hệ giữa ngôn ngữ và xã hội. Còn phân tích diễn ngôn chỉ quan tâm đến diễn ngôn như là một quá trình giao tiếp / tương tác, bỏ qua khía cạnh hệ tư tưởng, quan hệ quyền thế. Cụ thể, diễn ngôn quan tâm đến mối quan hệ giữa ngôn ngữ và xã hội, giải quyết mối quan hệ phản ánh xã hội qua ngôn ngữ. Còn phân tích CDA đã tiến xa thêm một bước khi quan tâm đến mối quan hệ biện chứng giữa hai phạm trù này.
1.2.2.2. Vai trò của phân tích diễn ngôn phê phán
Mác đã khẳng định: “Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội” và “Ngôn ngữ là công cụ đấu tranh giai cấp” [64, tr.24-25]. Dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác, các
nhà phân tích CDA hiện đại cho rằng “Ngôn ngữ là thực tiễn và tập quán xã hội”. Hơn nữa, nó là công cụ truyền đạt và thể hiện quyền lực và các tư tưởng khác. Vậy, CDA mang lại sự hiểu biết về mối quan hệ quyền lực xã hội được thể hiện trong ngôn ngữ. Các nhà CDA chịu ảnh hưởng của lí thuyết chức năng hệ thống quan niệm rằng, mỗi văn bản là một không gian xã hội, ở đó có hai quá trình xã hội diễn ra: (i) Nhận thức và thể hiện thế giới; (ii) Tương tác xã hội; phân tích diễn ngôn cũng phải mang tính đa chức năng: quan niệm ứng với thể hiện kinh nghiệm về thế
giới, liên nhân ứng với tương tác xã hội và văn bản ứng với việc tạo ra một chỉnh thể diễn ngôn mạch lạc.
Như vậy, CDA có tác dụng rất lớn đối với công cuộc đấu tranh xã hội, với việc giảng dạy ngôn ngữ nhằm nâng cao ý thức sử dụng cho người học. Đối với nhà báo, nhà văn, nhà giáo, nhà khoa học, nhà chính trị, nhà kinh doanh … việc sử dụng ngôn ngữ đối với họ được coi như một công cụ nghề nghiệp thì CDA cũng có tác dụng như là một công cụ nghề nghiệp của họ. Như vậy, CDA là một lợi thế cho mọi sự hoạt động có sử dụng ngôn từ.
Phân tích CDA mang lại sự hiểu biết về mối quan hệ quyền lực xã hội được thể hiện trong ngôn ngữ và vai trò của ngôn ngữ trong việc duy trì, bảo vệ quyền lực xã hội.
1.2.2.3. Một số hướng phân tích diễn ngơn phê phán
• Các quan điểm chủ yếu của CDA
- CDA chấp nhận ngôn ngữ như là một hiện tượng xã hội, tức là diễn ngôn là tập quán và đời sống xã hội.
- Diễn ngôn là tri thức, là những điều nói về thực tiễn hay tập quán xã hội, là sự thể hiện đời sống xã hội.
- Các điều kiện xã hội (yếu tố ngữ cảnh) đóng một vai trò quan trọng đối với sự kiến tạo, hiểu hoạt động của diễn ngôn.
- Các tổ chức, các nhóm xã hội hay cá nhân sử dụng ngôn ngữ để thể hiện hệ thống giá trị hay ý nghĩ của mình. Như vậy, chính bản thân ngôn ngữ không có quyền lực mà là những người sử dụng có quyền lực nên ngôn ngữ trở nên một công cụ có “quyền lực”. Vì vậy, nhiệm vụ của CDA là phải phân tích, tìm hiểu xem ngôn ngữ đã được sử dụng như thế nào.
• Mợt sớ hướng phân tích CDA chính
- Hướng phân tích diễn ngôn phê phán nhận thức – xã hội, đại diện tiêu biểu là Van Dijk [105], là nhà nghiên cứu có ảnh hưởng lớn nhất trong lĩnh vực CDA. Van Dijk gọi tên đường hướng phân tích CDA của mình là nhận thức – xã hội bởi lẽ cách tiếp cận của ông chủ yếu tập trung vào các vấn đề xã hội, và vai trò của nhận thức như là một giao diện giữa diễn ngôn và thực tiễn xã hội. Theo Van Dijk, xã hội có thể được phân tích ở 2 cấp độ: (i) tương tác tình huống; và (ii) cấp độ nhóm, tổ chức xã hội và định chế xã hội. CDA đối với ông tập trung chủ yếu vào vai trò của diễn ngơn trong việc cụ thể hố và tái tạo qùn lực và lạm dụng quyền lực, trong đó, cầu giao diện là nhận thức và tương tác. Tuy nhiên, ông cũng nhấn mạnh rằng, đường hướng này không chỉ ở giới hạn ở cơ sở phân tích mang tính nhận thức và xã hợi. Ơng quan tâm nhiều đến việc xem xét các biểu hiện hình thức của quyền lực trong diễn ngôn, CDA cần phải giải thích được các hình thức nhận thức xã hội mà các nhóm hay tổ chức này chia sẻ như: tri thức, thái độ, hệ tư tưởng, chuẩn tắc và các giá trị.
- Hướng phân tích diễn ngôn phê phán theo quan điểm lịch sử, đại diện tiêu biểu là Wodak, một nhà phân tích CDA theo quan điểm của ngôn ngữ xã hội diễn ngôn (discourse sosiolinguistics). Wodak cũng là người đưa ra phương pháp phân tích diễn ngôn trong hoàn cảnh lịch sử, theo đó ngữ cảnh và tất cả các thông tin nền cần phải được xem xét trong quá trình phân tích và hiểu một đối tượng đa diện và đa tầng bậc như diễn ngôn. Phương pháp này chịu ảnh hưởng sâu sắc của lí luận phê phán triết học – xã hội, nên việc phân tích cần phải tập trung vào ba mặt có quan hệ với nhau: (i) Phê phán nội tại diễn ngôn hay văn bản nhằm phát hiện những điểm không nhất quán, mâu thuẫn, nghịch lí… trong cấu trúc bên trong của diễn ngôn hay văn bản; (ii) Cấu trúc tương tác và giao tiếp của sự kiện (discursive) được đặt trong một bối cảnh chính trị và xã hội rộng lớn; (iii) Phê phán dự đoán góp phần vào việc thay đổi và nâng cao hiệu quả giao tiếp [126].
Như vậy, Wodak không quan tâm đến việc điều gì “sai” hay “đúng”; và về thực chất CDA tìm cách lí giải xem tại sao cách hiểu các sự kiện này lại có giá trị hơn cách hiểu các sự kiện khác và đưa ra các kiểu lựa chọn vào mỗi thời điểm nghiên cứu.
- Hướng phân tích diễn ngôn phê phán xã hội học vi mô, đại diện tiêu biểu là Scollon, một nhà xã hội học vi mô. Tác giả gọi đường hướng CDA của mình là phân tích diễn ngôn trung gian (medialted discourse analysis – MDA). CDA theo Scollon là một cách tiếp cận phân tích diễn ngôn hay ngôn ngữ trong sử dụng để giải quyết các vấn đề thay đổi xã hội.
- Hướng phân tích diễn ngôn phê phán chức năng hệ thống, dựa trên nền tảng ngữ pháp học chức năng hệ thống của Halliday. Đại diện cho đường hướng này có một số tác giả tiêu biểu như Kress và Fairclough. Tính kí hiệu của diễn ngôn là một mặt được đường hướng này quan tâm. Quan điểm phân tích CDA của Fairclough đã được thể hiện khá rõ ràng. Theo ông, CDA có nhiệm vụ phân tích mối quan hệ biện chứng giữa các hệ thống kí hiệu và các thành tố này của thực tiễn xã hội. Chính vì vậy, Fairclough sử dụng ngữ pháp chức năng của Halliday vào phân tích CDA. Các nhà ngôn ngữ theo đường hướng này đã xây dựng một khung phân tích cho CDA. Do đó, trước hết cần phải xác định được:
Các vấn đề quyền lực / xã hội hay quan hệ cấp trên, cấp dưới.
Tìm hiểu hoàn cảnh của vấn đề, bao gồm các thông tin lịch sử – xã hội về vấn đề, hiện trạng, chức năng và vai trò của vấn đề trong xã hội.
Fairclough đề nghị phân tích diễn ngôn theo ba bước:
+ Miêu tả (description) cấu trúc diễn ngôn, ngôn ngữ sử dụng (mặt kí hiệu)
quá trình tương tác. Phân tích diễn ngôn thực chất là sự phân tích việc lựa chọn và sử dụng ngôn từ, siêu cấu trúc diễn ngôn cũng như cách thức tương tác thực hiện. Vì vậy, công việc miêu tả bao gồm việc trả lời 10 câu hỏi sau đây thuộc về ba phạm trù: từ vựng, ngữ pháp và cấu trúc văn bản.
Thứ nhất, về từ vựng:
Đặt ra các câu hỏi như: (a) Từ ngữ có giá trị kinh nghiệm gì? - Các mô hình phân loại nào được sử dụng?
- Các từ ngữ có nội dung hệ tư tưởng tương phản nhau?
- Có việc diễn đạt lại hay sử dụng quá nhiều từ ngữ nào đó hay không?
- Có mối quan hệ ngữ nghĩa mang giá trị tư tưởng hay không? (đồng nghĩa, trái nghĩa, bao hàm)
- Có các biểu thức mĩ từ hay không?
- Có sử dụng các từ ngữ thuộc về các phong cách khác nhau hay không? (c) Từ ngữ có giá trị biểu cảm gì?
(d) Các ẩn dụ được sử dụng?
Thứ hai, về ngữ pháp:
(e) Các hiện tượng ngữ pháp được sử dụng có giá trị kinh nghiệm gì? - Loại quá trình và tham thể nào là chủ yếu?
- Yếu tố tác nhân có rõ ràng không?
- Có sử dụng các hiện tượng như danh hố, bị đợng / chủ đợng, câu phủ định, khẳng định không?
(f) Các hiện tượng ngữ pháp trong diễn ngôn có giá trị quan hệ gì?
- Các kiểu phát ngôn nào được sử dụng? (trần thuật, mệnh lệnh, hùng biện) - Có tình thái quan hệ không?
- Các đại từ nhân xưng như “chúng ta – we”, và “các bạn/anh – you” được sử dụng không? Nếu có thì như thế nào?
(g) Các hiện tượng ngữ pháp có giá trị quan hệ gì? - Có hiện tượng tình thái biểu cảm hay không? (h) Các câu/mệnh đề được liên kết như thế nào? - Các liên ngữ lôgic nào được sử dụng?
- Các câu kết hợp (composite) theo quan hệ đẳng lập hay chính phụ? - Các phương tiện nào được sử dụng để quy chiếu trong và ngoài văn bản?
Thứ ba, về cấu trúc:
(i) Các quy ước giao tiếp nào được sử dụng? (k) Diễn ngôn có cấu trúc vi mô nào?
Fairclough cũng đã xác định rõ khái niệm “kinh nghiệm” được sử dụng về cơ