0
Tải bản đầy đủ (.doc) (179 trang)

CẤU TRÚC VĨ MƠ CỦA VĂN BẢN BÌNH LUẬN

Một phần của tài liệu NGÔN NGỮ BÌNH LUẬN TRONG BÁO IN TIẾNG VIỆT HIỆN NAY (Trang 118 -118 )

7. Kết cấu của luận án

4.2. CẤU TRÚC VĨ MƠ CỦA VĂN BẢN BÌNH LUẬN

4.2.1. Cấu trúc văn bản

Khi bàn về cấu trúc diễn ngôn, các nhà nghiên cứu diễn ngôn trong nước đều cho rằng mỗi loại diễn ngôn có một kiểu kết cấu đặc trưng riêng, do phong cách chức năng mà diễn ngôn đó lệ thuộc vào quy định [6], [15].

Halliday và Hassan [116] nhận thấy khi nghiên cứu cấu trúc của các văn bản thuộc một thể loại nhất định, các văn bản này đều được phát triển dựa trên những cấu trúc tương tự có thể quy nạp lại được thành một dạng chung điển hình cho thể loại văn bản đó. Chẳng hạn như các câu chuyện cổ tích thường bắt đầu bằng cụm từ “ngày xửa ngày xưa” (once upon a time) và kết thúc bằng “và từ đó họ sống hạnh phúc bên nhau” (and they lived happily ever after), phần giữa là một loạt các sự kiện tuần tự như: một sự việc bất ngờ – một khủng hoảng. Sau đó lại là các sự kiện để giải quyết khủng hoảng và dẫn tới kết thúc tốt đẹp. Cách sắp xếp trật tự các yếu tố như trên có thể ít nhiều khác biệt với các văn bản cụ thể, nhưng về cơ bản có thể mô hình hố lại thành mơt cấu trúc chung nhất, quy định sự phát triển của các loại văn bản thuộc thể loại văn bản đó. Halliday và Hassan [116] gọi cấu trúc như vậy là “cấu trúc thể loại tiềm năng” của văn bản. Các tác giả cho rằng thuật ngữ “tiềm năng” phản ánh năng lực của ngôn ngữ như một nguồn tạo nghĩa và được hiện thực hố trong các ngữ cảnh tình h́ng khác nhau thông qua văn bản. Cấu trúc này cũng là sản phẩm của quá trình quy ước hoá, biệt loại hố của các thành viên trong cợng đờng nhằm thể hiện những mục đích giao tiếp đặc thù. Cấu trúc này được các thành viên trong cộng đồng giao tiếp dễ dàng, nhận ra khi tiếp nhận văn bản và sử dụng khi tạo văn bản thuộc thể loại liên quan. Việc nắm bắt cấu trúc thể loại tiềm năng của văn bản cũng quan trọng như việc nắm bắt ngôn ngữ trong giao tiếp.

Halliday và Hassan [116] đã đưa ra hai loại yếu tố cấu trúc trong một cấu trúc thể loại tiềm năng. Đó là các yếu tố bắt buộc (Obligatory elements) và các yếu tố không bắt buộc/ tùy chọn (Optinal elements). Hai loại yếu tố này được sắp xếp theo một kiểu nào đó (trật tự nào đó) cũng có thể là hồi quy, cũng có thể là chuỗi, trật tự này là đặc thù cho thể loại liên quan. Nó được xem là đặc thù của thể loại đó mà sự phát triển của các tiểu loại văn bản cụ thể phải tuân thủ.

Như vậy, “cấu trúc thể loại tiềm năng” hay “cấu trúc chức năng”, “cấu trúc vĩ mô” của diễn ngôn có tầm quan trọng trong việc phân tích văn bản theo hướng giải thích vì qua việc giải thuyết cách tổ chức các yếu tố cấu trúc, một loại văn bản vốn

là sản phẩm của một quá trình diễn ngôn sẽ được hiểu cặn kẽ hơn qua việc khám phá cơ chế ngầm ẩn điều tiết sự hình thành văn bản như nó hiện có.

4.2.2. Cấu trúc vĩ mô của văn bản bình luận

4.2.2.1. Các yếu tố bắt buộc phải có a. Tiêu đề (nhan đề, đầu đề)

Nếu coi bài bình luận là một khối thống nhất có một thông điệp chung của toàn ngôn bản, thì tiêu đề chính là nơi bắt đầu của mọi sự bắt đầu. Nó chính là thông tin mới được thể hiện một cách cô đọng, giàu ý nghĩa khái quát và mang tính thẩm mĩ nhất trong ngôn bản. Theo quan niệm của Halliday, nó chính là “đơn vị khởi xướng ngôn bản và chỉ chứa thông tin mới” mà không có thông tin cũ. Trên thực tế, thông tin cũ có được do liên tưởng với những yếu tố không thuộc văn bản chủ yếu dựa trên kiến thức nền của người đọc.

“Trong các tiêu đề có dạng câu hỏi, thông tin cũ có thể được khôi phục từ một ngôn bản khác hay được người đọc đương nhiên thừa nhận, được tác giả đề cập theo một hướng mới, với mục tiêu đặt ra khác những ngôn bản đã có: đính chính, khẳng định thông tin, đáp lại ý kiến của một người khác và gợi ra suy nghĩ về hướng giải quyết khác, …” [55].

a1. Về cấu trúc: Tiêu đề bài bình luận có thể ở dạng ngữ, câu hoặc là sự kết hợp giữa hai dạng đó.

Bảng 4.1 : Các dạng tiêu đề trong bài bình luận báo in tiếng Việt

Dạng tiêu đề bình luận Tỉ lệ Ví dụ minh họa

Danh ngữ 48% Màn hai Vedan (LĐ 13/8/2010)

Động ngữ 15% Xây dựng lòng tin (QĐND 06/06/2009)

Giới ngữ 2,5% Khi nào làm xong? (LĐ 09/12/2010)

Tính ngữ 4,5% Màu cam phai nhạt (QĐND 06/02/2020)

Trần thuật 16% Lô cốt bị lơi ra tịa (LĐ 30/8/2010)

Nghi vấn 5% Bác sĩ ngồi ở đâu? (TT 20/9/2010)

Mệnh lệnh 3% Đừng để chết non! (LĐ 17/8/2010)

Cảm thán 1% Bữa ăn 5000 đồng! (LĐ 15/03/2010)

Kết hợp (4%) 4% Chiến trường Áp-ga-ni-xtan: Một góc nhìn cận cảnh (QĐND 23/01/2010)

Theo kết quả thống kê ở bảng trên, các tiêu đề bài bình luận phần lớn có dạng ngữ, trong đó danh ngữ chiếm tỉ lệ lớn nhất (48%). Câu trần thuật là dạng chủ yếu trong các tiêu đề có cấu trúc câu (16%).

a2. Về ngữ nghĩa: Tiêu đề bài bình luận có thể:

(i) Đưa ra thông tin ngắn gọn, cô đọng và khái quát về sự kiện, vấn đề mà tác giả

cần bình luận trong ngôn bản. Tiêu đề phải phản ánh sự kiện hoặc là tình huống, quá trình, xu thế, nhiệm vụ, cách giải quyết, cách đánh giá liên quan đến sự kiện đó. Nó có thể xác định hoặc phản ánh hướng tranh luận của bài bình luận. Các tiêu đề dạng này thường có cấu trúc ngữ và thường được mở rộng nghĩa để biểu hiện thuộc tính. Chúng được dùng:

• Để miêu tả những sự kiện, hiện tượng có thật. Ví dụ: - Màn hai Vedan (LĐ 13/8/2010)

- Từ ốc bươu vàng đến hải li và rùa tai đỏ (LĐ 18/7/2010)

• Dưới dạng nghĩa trừu tượng, ẩn dụ để tạo nghĩa hàm ngôn. Ví dụ: - Trò bịp bị lật tẩy? (Quang Lợi – Cuộc bứt phá toàn cầu)

- “Nời cơm” các trường đại học (LĐ 8/12/2010)

• Dưới dạng kết hợp giữa hai dạng trên. Ví dụ:

- Thế giới – cuộc kiến trúc lại đầy ẩn số (Quang Lợi – Cuộc bứt phá toàn cầu)

- Dầu lửa – thiên thần hay quỷ dữ (Quang Lợi – Cuộc bứt phá toàn cầu) Cả hai vế của tiêu đề dạng này là danh ngữ: vế thứ nhất nêu khái niệm cụ thể, vế thứ hai nêu khái niệm trừu tượng có tính chất một lời bình hay nhận xét bổ sung cho khái niệm đưa ra ở vế thứ nhất hoặc ngược lại.

(ii) Đặt câu hỏi nêu vấn đề. Ví dụ:

- Khi nào làm xong? (LĐ 9/12/2010)

- Mỹ điều chỉnh chiến lược quân sự theo hướng nào? (QĐND 19/8/2010) Kiểu tiêu đề này thường phản ánh hướng tranh luận của bài báo và hẳn điều này khơng chỉ có một nhà báo hay một tờ báo đề cập.

- Phi lí, vơ nhân đạo và lỗi thời (QĐND 29/10/2009) - Màu cam phai nhạt (QĐND 06/02/2020)

- Khổ quá Bộ trưởng ơi! (LĐ 13/7/2010)

Dù kết hợp trong mình nhiều đặc tính, một tiêu đề bình luận khơng phải lúc nào cũng đủ sức kéo người đọc chú ý tới bài báo, do nó khơng đủ sức khái qt, quá trừu tượng hay ở dạng hàm ngơn khó suy luận. Chính vì một trong những lí do đó mà phần mở đầu khơng những chỉ là sự tiếp nối mà còn là sự bổ sung, chi tiết hoá cho tiêu đề.

b. Phần mở đầu

Phần mở đầu trong bài bình luận báo in tiếng Việt thường từ 2 đến 5 câu, với chức năng như chiếc cầu nối giữa tiêu đề và phần phát triển. Phần mở đầu trong bài bình luận thường có những dạng chính như sau:

(i) Là sự cụ thể hố cho chi tiết chính được nêu ra ở tiêu đề (31,5%); ví dụ: Tiêu đề: Khôi phục niềm tin bị đánh mất

Phần mở đầu: Sáng 28-1, nhà lãnh đạo Mỹ B.Ơ-ba-ma (B.Obama) đã đọc thơng

điệp liên bang đầu tiên của nhiệm kì tổng thống. Dành phần lớn thời gian đề cập đến “bánh mì và bơ”, cụ thể là tập trung vào mặt trận thất nghiệp và giảm thâm hụt ngân sách, Tổng thống thứ 44 của nước Mỹ đang nỗ lực lấy lại hình ảnh sau một năm mà những cam kết đổi thay khi tranh cử vẫn chưa thành hiện thực.

(QĐND 29/1/2010)

Đây là dạng tiêu đề và phần mở đầu cung cấp được nhiểu thơng tin nhất.

(ii) Có câu hỏi định hướng suy nghĩ cho tồn ngơn bản (14%); ví dụ: Tiêu đề: Xây dựng lòng tin

Phần mở đầu: Tổng thống B.Ơ-ba-ma đã chính thức gửi tới thế giới Hồi giáo

bức thơng điệp mang tính “tích cực và xây dựng” với mong muốn cải thiện mối quan hệ giữa Mỹ và thế giới Hồi giáo. Phát biểu tại trường đại học Cai-rô của Ai Cập, ơng Ơ-ba-ma kêu gọi: “Mọi bất hịa, mọi sự hồi nghi cần phải chấm dứt… vì một sự khởi đầu mới cho người Mỹ và cộng đồng người Hồi giáo trên khắp thế giới, vì một tương lai cùng có lợi và tơn trọng lẫn nhau”. Liệu thơng điệp cởi mở

này có giúp ơng hồn thành sứ mệnh khó khăn hàn gắn quan hệ và khơi phục hình ảnh nước Mỹ trong thế giới Hồi giáo? (QĐND, 06/6/2009)

Ở ví dụ này tiêu đề tạo hàm ngơn nhờ ẩn dụ và mang tính nghệ thuật cao. Nếu chỉ đọc tiêu đề này người đọc không phải lúc nào cũng hiểu hết ý định của tác giả và có thể liên tưởng đến rất nhiều sự việc xảy ra ở các địa điểm, với các mức độ khác nhau (kể cả với sự giúp đỡ của những bức ảnh). Chính vì vậy, phần mở đầu này vừa có tác dụng giới hạn phạm vi đề cập của ngôn bản, vừa định hướng suy nghĩ. Câu cuối của phần mở đầu dưới dạng câu hỏi ẩn dụ thức, biểu hiện chức năng liên nhân, đồng thời đưa người đọc vào vị trí của đồng nhân chứng.

Phần phát triển cung cấp các dữ kiện để trả lời cho câu hỏi và được trình bày lần lượt theo thứ tự thời gian hoặc từ đơn giản đến phức tạp. Phần kết tổng kết lại những luận chứng và trực tiếp hoặc gián tiếp trả lời câu hỏi đã nêu.

(iii) Mở đầu nêu nhận xét của người viết và cung cấp thông tin nền (36,5%?) Tiêu đề: Cùng chuyện khác mục đích

Phần mở đầu: Chuyện như thế rất hiếm khi thấy xảy ra ở khu vực kể từ nhiều

năm trở lại đây: Cả Mỹ lẫn Trung Quốc đều tiến hành tập trận quy mô lớn trên

biển Đông Bắc Á. Mỹ và Hàn Quốc tiến hành cuộc tập trận chung trên biển lớn nhất kể từ sau cuộc chiến tranh ở Triều Tiên đến nay. (LĐ, 31/7/2010)

Kiểu mở đầu này xuất hiện tương đối nhiều trong các bài bình luận, vì tên gọi của thể loại báo chí này đã cho thấy yếu tố “nhận xét”, “bình luận” sẽ xuất hiện nhiều.

(iv) Mở đầu trực tiếp (13%)

Kiểu mở đầu trực tiếp (mở đầu thẳng) là kiểu mở đầu khẳng định luôn nội dung của đầu đề - chủ đề. Ví dụ:

Tiêu đề: Nền tảng vững chắc của độc lập dân tộc

Phần mở đầu: Các nhân tố cơ bản và chủ yếu tạo nên nền tảng vững chắc của

độc lập dân tộc là: Đường lối xây dựng và phát triển đất nước phù hợp với quy luật phát triển khách quan của xã hội và thời đại; có nền kinh tế độc lập tự chủ;

chế độ chính trị phù hợp ý chí, nguyện vọng của nhân dân và an ninh quốc phòng được đảm bảo. (LĐ, 1/9/2010)

(v) Mở đầu bằng cách dẫn điển tích, điển cố (2%)

Ở cách mở đầu này, người viết thường dẫn một chuyện chép trong văn học cũ (có thể là tồn bộ cốt truyện hoặc chỉ là một chi tiết), để tạo cơ sở liên hệ, so sánh. Rồi từ đó, nói về một vấn đề, một sự kiện hiện tại có những nét tương tự. Ví dụ:

Tiêu đề: Buôn … công nhân

Mở đầu: Xưa, trong Đơng Chu Liệt Quốc, có chuyện Lã Bất Vi buôn vua. Nay là

thời mới, ngôi vị đã thay đổi, thế là lại nảy sinh những toan tính bn … cơng nhân. Chuyện vừa xảy ra rất đáng kể lại. [131, tr.66]

Cách mở đầu như trên có sự chuyển đổi bất ngờ từ quá khứ sang hiện tại và màu sắc tương phản giữa cổ và kim đã tạo nên sự thú vị cho độc giả. Họ vừa được gợi nhắc về tích cũ, vừa được tiếp nhận thông tin mới liên quan tới một vấn đề bức xúc trong xã hội.

(vi) Mở đầu bằng một câu chuyện thời hiện đại (1%)

Là kiểu mở đầu mà người viết dẫn một chuyện qua phim ảnh hoặc một chuyện ngoài đời để làm cách đặt vấn đề. Với kiểu mở đầu này, người đọc cũng dễ bị cuốn hút vào câu chuyện riêng của một ai đó. Sau đây là một ví dụ:

Tiêu đề: Đừng để lịng tốt cơ đơn!

Phần mở đầu: Kênh HBO chiếu đi chiếu lại bộ phim The brave (tựa tiếng Việt:

Người dũng cảm). Phim kể về nữ phát thanh viên Erica Bain của chương trình Street Talk – Đài New York (Mỹ) đang sống bình yên và hạnh phúc cùng chồng sắp cưới thì ngày nọ, bọn du đãng giết chết hơn phu của cô và đánh cô trọng thương. Sau ba tuần hôn mê, Êrica tỉnh lại, mua súng và trả thù. Êrica khơng biến mình thành kẻ sát nhân hàng loạt mà chỉ ra tay trong những lúc bị bọn du côn dồn cơ hoặc những người lương thiện nào đó vào chân tường. (TT, 21/8/2010)

Từ việc mở đầu bằng câu chuyện được dẫn trong một bộ phim, phần phát triển của bài báo, tác giả đã dẫn dắt người đọc vào câu chuyện “người dũng cảm” ở ngồi đời để bình luận. Đó là việc anh Mai Văn Chiêm tay khơng lao vào trấn áp bọn móc túi và đâm người trên xe buýt ở quận Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh hơm

17/8/2010. Và anh bị chúng đâm hai nhát vào lưng. Rồi tiếp đến trường hợp anh Nguyễn Thanh Hải phục bắt “đinh tặc” ở Bình Dương vào rạng sáng ngày 16/8…

(vii) Mở đầu tiếp nối tiêu đề (2%)

Mở đầu tiếp nối tiêu đề là kiểu mở đầu triển khai trực tiếp tiêu đề, cả hình thức và nội dung đều phụ thuộc vào tiêu đề. Ví dụ:

Tiêu đề: Ngô Bảo Châu

Phần mở đầu: Tên gọi đó khơng chỉ là tên riêng của một con người, từ ngày hôm

qua, thế giới biết đến Ngô Bảo Châu gắn liền với hai tiếng Việt Nam. Người Việt Nam trên khắp thế giới đều nhắc đến tên ông, và chắc chắn trong lịng mỗi người dân đều bày tỏ niềm kính trọng, sự biết ơn, bởi vì ơng đã mang lại vinh quang cho nịi giống của mình. (LĐ, 20/8/2010)

Mở đầu tiếp nối tiêu đề thường được dùng trong các tiêu đề nêu những tình huống giả định hoặc những sự việc bất thường, hoặc là sự kiện “hiếm thấy” (chẳng hạn như Ngơ Bảo Châu) và có nhiệm vụ làm rõ hơn thông tin liên quan tới chúng. Người viết khá kiệm lời, khiến độc giả phải đọc tiếp ngay nội dung phía dưới để biết thêm thơng tin chi tiết. Cách viết mở đầu này cũng gây được sự hấp hẫn.

c. Phần phát triển

Theo [55, tr.157], Mencher đã đưa ra mơ hình của chuyện một chi tiết trong các bài báo như sau:

Chủ đề chính (Major theme) Giải thích cho phần dẫn (Explaination of lead)

Trích dẫn hoặc biến cố có giá trị nhất (Best quote or incident)

Giải thích bổ xung cho phần dẫn (Additional explaination of lead) Các dữ kiện, trích dẫn, biến cố, minh hoạ và giai thoại hỗ trợ (Suppoting facts, quotes, incidents, illustrations, and anecdotes)

Chủ đề thứ yếu (Secondary themes) Các dữ kiện hỗ trợ (Suppoting facts)

Sơ đồ 4.1 Cấu trúc của chuyện một chi tiết (Nguồn [55, tr.157])

Tư liệu bối cảnh (Backgrround material)

Từ sơ đồ 4.1 có thể thấy phần phát triển chính là sự chi tiết hố và bổ sung cho lời dẫn. Lời dẫn tương ứng với phần mở đầu trong bài bình luận.

Phần phát triển là phần chứa đựng nhiều mối quan hệ đan xen, tầng bậc giữa các từ, ngữ, câu, đoạn, mà mỗi thành tố trong đó có thể cùng một lúc thuộc nhiều mối quan hệ đơn chiều, từng cặp qua lại hay đa chiều cùng với các thành tố khác nhau.

Một chỉnh thể ngơn bản bình luận có một thơng điệp chung và những thơng tin lí lẽ, lí giải đưa ra nhằm chứng minh cho thơng điệp đó có thể được trình bày theo thứ tự, đan xen, bổ sung và làm cơ sở cho nhau. Dựa trên mơ hình câu chuyện một chi tiết (sơ đồ 4.1) có thể mơ hình hố cấu trúc phổ biến của bài bình luận báo tiếng Việt như sau:

a b (c) a b c ( ) a b c ( ) ( ) b c ( ) ( ) a b ( ) ( ) a b c ( ) ( ) a c ( ) ( ) a b c ( ) a b c (d)

( ): biểu thị những phương thức liên kết có thể được sử dụng để liên kết các đoạn của ngôn bản; : biểu thị sự liên kết giữa các chi tiết có liên quan đến cùng một nội dung thơng tin; a, b, c: các mục đích tác giả đặt ra; (d): kết luận, thơng điệp có thể suy ra từ ngơn bản).

Sơ đồ 4.2 Dạng cấu trúc điển hình của bài bình luận báo in tiếng Việt

Một phần của tài liệu NGÔN NGỮ BÌNH LUẬN TRONG BÁO IN TIẾNG VIỆT HIỆN NAY (Trang 118 -118 )

×