7. Kết cấu của luận án
2.1. CÁC PHƯƠNG THỨC THỂ HIỆN CHỨC NĂNG TƯ TƯỞNG KINH
2.1.1. Chuyển tác – nguồn gốc của sự diễn giải kinh nghiệm
Chuyển tác được miêu tả như nguồn gốc của sự diễn giải kinh nghiệm dưới dạng hình thể của các quá trình, các tham tố tham gia vào quá trình và các chu cảnh liên quan đến quá trình trong câu, qua đó ý nghĩa kinh nghiệm được giải thích. Những hình thể này được khẳng định bằng hai hệ thớng: các kiểu quá trình và chu cảnh hố.
Các kiểu quá trình là xuất phát điểm để phân chia kinh nghiệm về sự kiện, dựa trên các tham tố tham gia vào quá trình và các phương diện hướng tới bản thân các quá trình và số lượng các tham tố có liên quan. Theo Halliday, trong tiếng Anh, hệ thống này gồm 6 kiểu quá trình: (1) Quá trình vật chất – material process; (2) Quá trình hành vi / ứng xử – behavioural process; (3) Quá trình tinh thần – mental
proces; (4) Quá trình phát ngôn – verbal process; (5) Quá trình quan hệ – relationl process; (6) Quá trình hiện hữu - existential process.
Halliday cho rằng, quá trình được đặc trưng bởi tiềm năng tổ chức các tham thể thành một hình thể cấu trúc, bởi tiềm năng phát triển theo thời gian. Nó được hiện thực hố bằng mợt cụm đợng từ. Tham thể được hiện thực hoá điển hình bằng cụm danh từ; tham thể có hai loại: loại thứ nhất là các tham thể cố hữu trong quá trình và loại thứ hai là các tham thể không cố hữu trong quá trình. Trong tiếng Việt, Hoàng Văn Vân đã miêu tả, phân tích một cách chi tiết hai loại tham thể này. Hoàng Văn Vân [96] cho rằng sự phân biệt giữa “vai diễn cố hữu và vai diễn không cố hữu” có ba ý nghĩa quan trọng. Thứ nhất, nó dùng để phân loại và xác định các kiểu quá trình và khi có những trường hợp mập mờ giữa hai quá trình nó có thể được dùng làm tiêu chí để phân biệt quá trình này với quá trình kia. Ví dụ, trong trường hợp của hai cú tiếng Anh: a) He drove the car hot (ông ta lái xe và bị nóng) và (b) He made the car hot (ông ta làm chiếc xe nóng) một trong những căn cứ để có thể nói rằng (a) là cú vật chất và (b) là cú quan hệ là cú được hiện thực hoá về mặt hình thức bằng tính từ “hot” không là vai diễn cố hữu trong cú vật chất trong khi nó lại là vai diễn cố hữu trong cú quan hệ. Thứ hai, nó giúp giải thích tại sao và thậm chí ngay khi một chức năng chuyển tác nào đó không hiện diện trong cấu trúc, nó vẫn được giải thích như là chức năng cố hữu trong cú. Thứ ba, nó có thể cũng được dùng để giải thích tại sao lại có những mối quan hệ chặt chẽ hay mối liên hệ đồng xuất hiện hay đồng “định vị” giữa các vai diễn cố hữu và quá trình” [96, tr.146]. Như vậy, chúng mang lại sự xuất hiện của quá trình hay làm môi giới cho sự xuất hiện của nó. Có một số cách trong đó một tham thể có thể tham gia vào quá trình; nó có thể tạo ra quá trình; nó có thể thông qua quá trình; nó có thể tiếp nhận thông qua quá trình hay hưởng lợi từ quá trình; nó có thể bị ảnh hưởng bởi quá trình. Chu cảnh được hiện thực hoá điển hình bằng cụm trạng từ hoặc tiểu cú, chi tiết hoá các vai diễn chu cảnh trong quá trình. Các vai diễn chu cảnh này có thể là phạm vi của quá trình theo thời gian và không gian; chúng có thể là nguyên nhân cho sự xuất hiện… So với tham thể, chu cảnh là các thành phần đi kèm theo quá trình chứ không phải là các thành phần cố hữu trong quá trình.
Như vậy, ba thành phần: quá trình, tham thể và chu cảnh cung cấp một khung tham chiếu cho một hành động hay trạng thái diễn ra.
Các chu tố có liên quan và nhìn chung xuyên suốt các kiểu quá trình nhưng có vai trò ít trung tâm hơn so với các tham tố.
Bản chất của chuyển tác là giải quyết ba vấn đề chính: (i) khẳng định lại thể loại quá trình (một động từ có thể dùng với hơn một loại chuyển tác phụ thuộc vào kết hợp của nó); (ii) xác định cấu trúc tương tự liên quan đến cấu trúc hiện tại của câu và (iii) kiểm tra xem có sự hiện thực hố tương đương của các tham tớ trong câu. Chúng ta có thể xem xét sơ đồ sau:
Quá trình (process) + Tham tố (participant) + Tham tố (participant)
(ii) các tham tố có thể được lược bỏ hay không?
Động ngữ (verbal Group)
Danh ngữ (nominal group)
(i) có những động từ nào có thể thay thế được?
(iii) có những loại hiện thực hoá nào tương đương?
Khảo sát chung về chuyển tác (nguồn Martin [120, tr.116])