7. Kết cấu của luận án
2.1. CÁC PHƯƠNG THỨC THỂ HIỆN CHỨC NĂNG TƯ TƯỞNG KINH
2.1.5. Chu cảnh và chuyển tác chu cảnh trong văn bản bình luận báo in
từ, vừa đảm bảo nguyên tắc đơn giản và dễ hiểu vốn là ngun tắc của ngơn ngữ báo chí nói chung.
Thế mạnh của định ngữ trong danh ngữ dùng trong ngơn ngữ bình luận báo in tiếng Việt, ngoài việc mở rộng nghĩa của danh từ (chức năng tư tưởng), cịn có thêm chức năng cấu tạo các biểu thức quy chiếu với mục đích thể hiện thái độ của người viết (chức năng liên nhân) (sẽ được trình bày ở chương 3).
2.1.5. Chu cảnh và chuyển tác chu cảnh trong văn bản bình luận báo in tiếng Việt tiếng Việt
2.1.5.1. Chu cảnh chuyển tác
Trong ngữ pháp chức năng hệ thống, các thành phần diễn đạt các khía cạnh khung cảnh như thời gian, địa điểm, phương thức, đồng hành … được gọi chung bằng một cái tên là chu cảnh. Nó là một trong những thành phần kinh nghiệm được xác định trong ngữ pháp của câu. Chúng không nhất thiết là một thành phần cố hữu trong một sự tình mà chỉ là những thành phần phụ kèm vào “cốt lõi” hay “chuyển tác hạt nhân” của cú. Chức năng chính của chúng là tạo ra “hậu cảnh” hay “tình huống” cho quá trình [96, tr.337] tức là chúng giải thích một cách khái quát quá trình xảy ra ở đâu, như thế nào, khi nào, tại sao … Khu vực chuyển tác trong tiếng Việt bao gồm một số sự lựa chọn đồng thời. Những sự lựa chọn này nhìn chung có thể xuất hiện tự do trong tất cả các kiểu quá trình với ý nghĩa tương tự ở bất cứ nơi nào chúng xuất hiện [96, tr.149-150].
Chu cảnh chủ yếu là một trong ba thành phần kinh nghiệm trong cú và do đó nó được phân loại theo tiêu chí ngữ nghĩa và ngữ pháp, tức là theo tiêu chí định
nghĩa và nhận diện (Halliday 1994, Bell 1991, Eggins 1994). Tác giả Hoàng Văn Vân [96] đã vận dụng quan điểm này để nghiên cứu chuyển tác chu cảnh trong tiếng Việt. Ơng đã đưa ra mơ hình những sự lựa chọn chu cảnh ban đầu trong khu vực chuyển tác chu cảnh trong tiếng Việt như sau:
Phạm vi Định vị Phong cách Ngun nhân Đồng hành Vai diễn Vấn đề Quan điểm
(Mơ hình Chuyển tác chu cảnh trong tiếng Việt: những sự lựa chọn ban đầu. Nguồn Hoàng Văn Vân [96, tr.340])
Mạng lưới hệ thống chỉ ra một tập hợp gồm 8 sự lựa chọn cho chu cảnh. Trong phần này của luận án, chúng tôi kế thừa những thành quả nghiên cứu của các tác giả đi trước vào khảo sát hệ thống chuyển tác chu cảnh trong văn bản bình luận.
2.1.5.2. Các phương thức biểu thị chu cảnh và chuyển tác chu cảnh trong văn bản bình luận báo in tiếng Việt
Một trong những biểu hiện của quá trình chuyển tác là chuyển tác chu cảnh. Do đặc điểm của câu trong văn bản bình luận là câu có nhiều tầng bậc và ở dạng câu phức, để có thể diễn đạt được những ý tưởng khách quan về thông tin, nhiều trường hợp trong văn bản đã sử dụng một cách tối đa khả năng có thể thay đổi vị trí của trạng ngữ trong câu. Cách thơng thường nhất là đưa trạng ngữ lên vị trí đầu câu và được ngăn cách bằng dấu phẩy. Ví dụ:
- Sáng 18-9, các điểm bỏ phiếu bầu cử Quốc hội Áp-ga-ni-xtan đã bắt đầu mở cửa trong bối cảnh an ninh được đặt ở mức cao nhất (QĐND, 18/9/2010).
- Trong chuyến thăm Nhật Bản lần này, Thủ tướng M.Xinh đã cam kết với
Thủ tướng N.Can rằng, Niu Ðê-li sẽ cung cấp đều đặn nguồn đất hiếm cho Tô-ki- ô.
( Thủ tướng M.Xinh đã cam kết với Thủ tướng N.Can rằng, Niu Ðê-li sẽ cung cấp đều đặn nguồn đất hiếm cho Tô-ki-ô, trong chuyến thăm Nhật Bản lần
này) (trạng ngữ thời gian).
- Nhật Bản sẽ có nhiều cơ hội thuận lợi hơn để phục hồi kinh tế, lấy lại vị thế
về kinh tế của mình khi bị đẩy xuống vị trí thứ ba trên thế giới, sau Trung Quốc.
Trong khi đó, Ấn Ðộ có được sự trợ giúp về tài chính và cơng nghệ của Nhật Bản
để tiếp tục phát triển kinh tế. (ND, 3/11/2010) (trạng ngữ thời gian).
- Ngoài vấn đề kinh tế, Nhật Bản và Ấn Ðộ cũng nhất trí đẩy mạnh các cuộc
đàm phán liên quan thỏa thuận hợp tác hạt nhân dân sự, theo đó cho phép các công ty Nhật Bản xuất khẩu các thiết bị và công nghệ điện hạt nhân sang Ấn Ðộ. (ND, 3/11/2010) (trạng ngữ hạn định).
- Trong bối cảnh chịu áp lực nặng nề phải giải toả những căng thẳng
chung quanh chính sách tỉ giá hối đối, thậm chí có ý kiến ngay trước thềm hội nghị cho rằng một cuộc chiến tiền tệ đã xuất hiện, giữa đồng USD với nhân dân tệ và các đồng nội tệ châu Á khác, các Bộ trưởng G20 đã thảo luận quyết liệt về
mối đe dọa các bên sử dụng đơn vị tiền tệ để áp dụng chính sách bảo hộ trá hình. (ND, 27/10/2010) (trạng ngữ nguyên nhân).
Theo Nguyễn Minh Thuyết, Nguyễn Văn Hiệp: “việc sử dụng trạng ngữ không chịu bất kì một sự hạn chế nào từ phía ngữ cảnh. Là thành phần phụ của câu những có khơng ít trường hợp lượng thông tin chủ yếu lại tập trung ở trạng ngữ” [91].
Việc đưa các trạng ngữ lên vị trí đầu câu đem lại rất nhiều lợi ích:
• Trong nhiều trường hợp, người đọc khơng quan tâm nhiều đến hành động chính (vì đó là điều đương nhiên hoặc dự đoán được) mà quan tâm đến việc hành động đó diễn ra khi nào, ở đâu, như thế nào … Chính vì vậy, thơng tin được đưa lên đầu câu có thể làm cho người đọc quan tâm hơn.
• Trạng ngữ, theo trật tự thơng thường đứng sau bổ ngữ. Các câu phụ với chức năng mở rộng nghĩa cho danh từ, có xu thế đứng càng gần danh từ thì nó bổ
nghĩa càng tốt. Vị trí sau danh từ có chức năng chủ ngữ, bổ ngữ trong câu là vị trí khơng thể thay đổi được của các cú bị bao hay các cú chêm, xen … là phương án tối ưu để mở rộng nghĩa của câu phức.
• Một lí do khác là có thể tạo nên sự hồi hộp, thắc mắc … từ phía người đọc, sau đó mới đưa ra sự kiện chính như một lời lí giải cho những thắc mắc vừa nêu ra trước đó.
• Việc đưa trạng ngữ liên kết lên đầu câu là sự lựa chọn duy nhất, đặc biệt là đối với các câu có cấu trúc phức tạp, để tránh nhầm lẫn hoặc hiểu sai từ phía độc giả.
Ví dụ: Với vai trị nịng cốt trong giải quyết các vấn đề kinh tế lớn của thế
giới, G20 đang được kì vọng phối hợp được các nỗ lực chung của các quốc gia, nhằm hạn chế tối đa những tác động tiêu cực của vấn đề leo thang giá lương thực đối với người dân, cũng như tăng trưởng kinh tế toàn cầu. (NDCT, 12/01/2011).
Trong ví dụ trên, trạng ngữ bắt buộc phải ở vị trí đầu câu vì nếu ở vị trí cuối thì câu sẽ khơng có sự mạch lạc, do đó người đọc sẽ khơng hiểu đúng nghĩa mà tác giả chuyển tải.
Theo chúng tôi, liên kết văn bản được coi là một mục tiêu quan trọng khi sử dụng trạng ngữ ở đầu câu. Đó khơng chỉ là dấu hiệu liên kết về mặt hình thức mà cịn có sự liên kết về nội dung ý nghĩa tạo ra sự thống nhất về đề tài – chủ đề và mạch lạc trong văn bản. Đứng ở đầu câu trạng ngữ dễ dàng là phần mang thông tin đã được nói tới trong những câu đi trước, do đó nó sẽ góp phần gắn kết câu chứa nó với những câu đi trước thành một ngơn bản thống nhất, mạch lạc.
Xét ví dụ sau:
Trong khi đó, khu vực châu Á - Thái Bình Dương với nhiều nền kinh tế phát triển năng động có vai trị ngày càng quan trọng đối với an ninh và thịnh vượng của Mỹ. Ðặc biệt, tại khu vực này, Trung Quốc đang trỗi dậy, ngày càng nắm vai trị khơng thể thiếu trong nhiều vấn đề khu vực và tồn cầu. (ND, 18/11/2010)
Ví dụ trên cho thấy trạng ngữ “tại khu vực này” được đặt ở vị trí đầu câu là hồn tồn chính xác vì nó là thơng tin đã biết (thơng tin cũ chỉ khu vực châu Á – Thái Bình Dương) từ câu đi trước. Thơng tin mới chính là: “Trung Quốc đang trỗi
dậy, ngày càng nắm vai trị khơng thể thiếu trong nhiều vấn đề khu vực và toàn cầu”.