Giao tiếp trong báo chí và diễn ngơn báo chí

Một phần của tài liệu Ngôn ngữ bình luận trong báo in tiếng việt hiện nay (Trang 37 - 39)

7. Kết cấu của luận án

1.3.1. Giao tiếp trong báo chí và diễn ngơn báo chí

1.3.1.1. Giao tiếp trong báo chí

Jackoobson (1969) (dẫn theo [78, tr.44]) quan niệm có hai loại hình giao tiếp: giao tiếp trực tiếp (giao tiếp hai chiều) và giao tiếp gián tiếp (giao tiếp một chiều). Giao tiếp giữa người viết và độc giả thuộc loại thứ hai. “Người nhận thông điệp không cùng chung ngữ cảnh với người viết, do đó người viết chỉ có thể sử dụng ngơn ngữ để truyền đạt, phải dự đoán trước thái độ và phản ứng của người nhận, loại bỏ được mọi mập mờ có thể đồng thời có trong q trình nhận thơng điệp và hạn chế tới mức tối đa những sai lệch trong q trình suy giải thơng điệp”. Điều đó quyết định phương pháp nghiên cứu ngơn ngữ báo chí.

Giroud (1979) (theo [78, tr.45]) quan niệm rằng: “Báo chí ln ln chứa đựng tính chủ quan và các chính kiến khác nhau. Vấn đề là phải thơng báo cho

người đọc biết đâu là chủ quan, đâu là khách quan hay cụ thể hơn đâu là chất xác thực của sự kiện mà người viết có thể tiếp cận được”. Còn Voyenne (theo [78, tr.45]) cho rằng trong mọi giao tiếp, người nhận không chỉ nhận thông điệp mà chủ yếu là suy giải thông điệp. Đọc báo là một quá trình suy giải chủ quan của người đọc để dựng lại sự kiện được nói tới trong bài báo và phỏng đốn ý đồ của nhà báo.

1.3.1.2. Quan niệm về diễn ngơn báo chí

Dương Văn Quảng [78, tr.45] quan niệm rằng ngơn ngữ báo chí được nhìn nhận ở hai cấp độ: tư tưởng (theo nghĩa rộng của từ) và ngơn ngữ học:

“Trong lĩnh vực phân tích hành ngơn, câu khơng cịn là giới hạn cuối cùng mà trở thành đơn vị nhỏ nhất. Như vậy, người ta khơng thể nhìn nhận bình diện ngữ dụng như là một trong ba cấp độ tách rời nhau trong phân tích hoạt động ngơn ngữ mà phải gắn nó vào hai cấp độ kia: cú pháp, ngữ nghĩa. Vì vậy, tất cả các hiện tượng ngôn ngữ liên quan đến các hoạt động giao tiếp đều phải được tính đến trong quá trình phân tích ngơn bản: chỉ từ (deixis), chủ tố (thématisation), láy từ (anaphone), tự quy chiếu (autoreference), dạng thức (modilites), tiền giả định (presupposition)… Chính những hiện tượng ngơn ngữ này sẽ cho ta xác định được đâu là nguồn thơng tin, biết được ai nói với ai, bài báo viết trong điều kiện nào và hiểu được ẩn ý trong ngơn ngữ báo chí”.

Và sự giao tiếp trong báo chí là quy trình khép kín giữa 4 yếu tố: nhà báo, sự kiện, phương tiện ngôn ngữ và người đọc (Sơ đồ dưới). Dương Văn Quảng [78, tr.47] nhấn mạnh rằng, diễn ngơn báo chí là yếu tố thứ tư khơng thể thiếu trong q trình khép kín của giao tiếp báo chí. Diễn ngơn báo chí khơng phải là bản sao chụp thế giới bên ngoài, mà thực tế nó là hình ảnh của thế giới đó thơng qua lăng kính của người viết. Một trong những đặc trưng của giao tiếp báo chí là nhà báo phải biết kiến tạo ngơn ngữ của mình sao cho để vừa truyền tin, vừa thuyết phục được người nhận tin để họ suy diễn, hiểu đúng được ý đồ của mình. Chúng tơi sẽ sử dụng tư tưởng nêu trên trong khi triển khai luận án này.

Chứng kiến suy xét Các phương tiện thông tin khác THẾ GIỚI BÊN NGỒI (Sự kiện) HÌNH ẢNH CỦA THẾ GIỚI BÊN NGOÀI

Kiến tạo Thông tin

Phản hồi thuyết phục Phản hồi

Sơ đồ 1.1 Quá trình giao tiếp trong báo chí (Nguồn [78, tr.46])

Một phần của tài liệu Ngôn ngữ bình luận trong báo in tiếng việt hiện nay (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(179 trang)
w