Các quá trình chuyển tá c phương thức thể hiện chức năng

Một phần của tài liệu Ngôn ngữ bình luận trong báo in tiếng việt hiện nay (Trang 47 - 65)

7. Kết cấu của luận án

2.1.2.Các quá trình chuyển tá c phương thức thể hiện chức năng

2.1. CÁC PHƯƠNG THỨC THỂ HIỆN CHỨC NĂNG TƯ TƯỞNG KINH

2.1.2.Các quá trình chuyển tá c phương thức thể hiện chức năng

tư tưởng kinh nghiệm của câu trong văn bản bình luận

Trong phần này, để nghiên cứu các phương thức thể hiện chức năng tư tưởng của câu, chúng tôi áp dụng mô hình chuyển tác, các kiểu quá trình của Halliday để nghiên cứu hệ thống chuyển tác trong văn bản bình luận. Mô hình chuyển tác hay hệ thống các kiểu quá trình của Halliday chỉ áp dụng để phân tích trong tiếng Anh. Tuy nhiên, ở Việt Nam các tác giả Diệp Quang Ban [6], Hoàng Văn Vân [96], Tôn Nữ Mỹ Nhật [68] đã chứng tỏ rằng nó có thể được áp dụng để phân tích trong tiếng Việt một cách thành công. Vì vậy, để làm cơ sở nghiên cứu trong phần này của luận án, ngoài việc vận dụng mô hình chuyển tác các kiểu quá trình của Halliday, chúng tôi còn tham khảo cách vận dụng mô hình hệ thống chuyển tác, nghĩa kinh nghiệm của các tác giả Diệp Quang Ban [6], Hoàng Văn Vân [96] để phân tích các kiểu quá trình trong văn bản bình luận. Tuy nhiên, cú mà Hoàng Văn Vân đề cập

để khảo sát nghĩa kinh nghiệm là các dạng câu đơn trong tiếng Việt (theo cách gọi của Diệp Quang Ban). Nhưng những câu trong ngữ liệu khảo sát của chúng tôi khơng chỉ có câu đơn mà cịn có những câu phức, câu ghép. Câu thường có nhiều mệnh đề, thậm chí trong một câu có tới hai hoặc ba động từ nên xác định các kiểu quá trình trong văn bản bình luận là một việc làm khá phức tạp. Chính vì vậy, ngoài việc khảo sát câu đơn, chúng tôi còn khảo sát tất cả các loại câu có trong văn bản, tiếp đến, đếm số lượng câu trước, sau đó đi vào phân tích, xác định các kiểu loại quá trình bằng cách: (i) Xác định các kiểu quá trình có trong văn bản; (ii) Phân tích, phân loại các kiểu quá trình. Trong trường hợp nếu một câu có nhiều động từ thì chúng tôi xác định động từ chính trong câu trước (trong cấu trúc có hai, ba động từ đi liền nhau thì động từ nào đứng trước là động từ chính), sau đó xem xét đến bình diện nghĩa để xếp nó vào từng kiểu quá trình cho phù hợp; (iii) Phân tích chức năng nghĩa nội dung của câu để từ đó thấy rõ nghĩa kinh nghiệm, tính tư tưởng và tính quyền lực (định hướng tư tưởng cho công chúng) của bình luận trên báo chí.

Phân tích ngữ liệu trong văn bản bình luận, tất cả các kiểu quá trình dưới góc độ của chuyển tác được sử dụng để thể hiện thông tin chính về tư tưởng, về kinh nghiệm của cơ quan báo chí trong việc định hướng suy nghĩ cho người đọc, điều hành và giám sát dư luận xã hội. Các tư tưởng đó trước hết được thể hiện thông qua các quá trình chuyển tác. Phân tích nguồn ngữ liệu chúng tôi thấy, các quá trình chuyển tác trong văn bản bình luận được trình bày ở cả 6 kiểu quá trình: Quá trình vật chất, quá trình hành vi, quá trình tinh thần, quá trình phát ngôn, quá trình quan hệ, quá trình hiện hữu.

Trong ngôn ngữ bình luận, tất cả các dạng quá trình dưới góc độ của chuyển tác được sử dụng để thể hiện thông tin. Nếu chỉ xét cấu trúc của câu chính, các dạng câu thường gặp gồm:

a. Quá trình vật chất

Hoàng Văn Vân [96, tr.158] cho rằng: quá trình vật chất dùng giải thích cho một sự điển hình cho “những sự kiện” và “những hành động” (ví dụ: đánh, đấm, đẩy, ngã, vẽ, đưa, phá…). Liên quan đến quá trình này thường có một hoặc hai tham thể cố hữu lần lượt được gọi là Hành thể – một người hay một thực thể thực hiện một hành động nào đó và Đích thể – một người hay một thực thể bị tác động

hay được mang lại bởi quá trình. Có thể hiện thực hoá các kiểu quá trình bằng cấu trúc: [Hành thể + quá trình: vật chất + Đích thể]. Để nhận diện quá trình vật chất và phân biệt quá trình vật chất với các quá trình khác trong tiếng Việt, tác giả đã đưa ra tiêu chí nhận dạng như sau: (i) Số lượng và bản thân các tham thể; (ii) Đồng định vị với các động từ chỉ hướng; (iii) Cách dò câu trả lời (xem ([96, tr.160-201]).

Ở phần này, chúng tôi đã vận dụng cách phân tích, nhận diện các quá trình vật chất trong văn bản bình luận. Chúng tôi nhận thấy trong văn bản bình luận, các quá trình vật chất thường gặp như sau:

- Xét cấu trúc của câu chính, kiểu quá trình vật chất thường gặp ở đây chủ yếu là quá trình vật chất cụ thể, được biểu thị bằng các động từ như: kí kết, đóng

cửa, phá sản, kiểm soát, ngăn cản, cải cách, tranh thủ, thất bại, bầu cử, phê chuẩn, ủng hộ… Ví dụ:

+ “Bất chấp nỗ lực vận động tranh cử đến phút chót của Tởng thớng B. Ơ- ba-ma (B.Obama), Đảng Dân chủ vẫn phải hứng chịu thất bại trong cuộc bầu cử Quốc hội giữa kì ”. (QĐND, 4/11/2010)

+ “Thủ tướng M.Xinh đã hội kiến với Nhật hồng, hội đàm với Thủ tướng Na-ơ-tơ Can và gặp Bộ trưởng Ngoại giao X.Ma-ê-ha-ra. Sau cuộc hội đàm với Thủ tướng M.Xinh, Thủ tướng N.Can cho biết, hai bên đã kí Tuyên bố chung khẳng định việc hoàn tất đàm phán về Hiệp định Ðối tác kinh tế toàn diện giữa Nhật Bản và Ấn Ðộ…”. (ND, 3/11/2010)

- Các động từ chính xuất hiện trong các quá trình vật chất của văn bản bình luận là động từ hành động thể hiện “những sự kiện” mang tính tác động. Trong các quá trình vật chất mà tác giả Hoàng Văn Vân xem xét có cả quá trình vật chất tác động và quá trình vật chất thuyên chuyển và thể hiện một hành động như “đấm”, “đá”, “đánh”, “gửi”, … thì trong văn bản bình luận mà chúng tôi khảo sát không xuất hiện quá trình vật chất hành động thuyên chuyển mà chỉ xuất hiện hành động vật chất tác động, thể hiện các sự kiện (những sự kiện trừu tượng). Xét các ví dụ: Ví dụ 1a. “Ngày 13-10-2005, chính quyền Mỹ chính thức bắt ơng Gơ-va-đi-a”. (QĐND, 13/8/2010)

Hành thể Quá trình Đích thể

Ví dụ 1b. “Ơng Xan-tốt được bầu làm tổng thống Cơ-lơm-bi-a vào tháng 6-2010

với tổng số phiếu ủng hộ cao nhất trong lịch sử nước này” (QĐND, 11/8/2010).

Hành thể Quá trình Đích thể

ông Xan-tốt được bầu làm tổng thống Cơ-lơm-bi-a

b. Quá trình hành vi

Q trình hành vi là quá trình nằm ở ranh giới giữa hai quá trình: vật chất và tinh thần. Vì thế, quá trình hành vi có những đặc điểm chung với cả hai quá trình này. Chúng diễn giải hành vi, bao gồm tinh thần, ngôn từ và ứng xử, như một phiên bản sinh động của các quá trình phát ngôn và tinh thần, nghĩa là cả nói và cảm nhận cùng được lí giải như một hành động.

Quá trình hành vi trong tiếng Việt, theo Hoàng Văn Vân [96], thường thể hiện hành vi tâm lí và sinh lí (ví dụ: khóc, than, rên rỉ, cười, thở…). Hầu hết các quá trình hành vi là quá trình trung tính và thường chỉ có một tham thể cố hữu được gọi là Ứng thể – kẻ ứng xử. Một số ít các quá trình hành vi khác có hai tham thể lần lượt được gọi là Ứng thể và hiện tượng – kẻ được / bị ứng xử. Đặc điểm nổi bật của ứng thể là nó thường được hiện thực hoá bằng các danh từ chỉ người hay các thực thể có ý thức. Có thể hiện thực hoá bằng cấu trúc: [Ứng thể + Quá trình: hành vi + đại hiện tượng].

Theo tác giả, nếu lấy hành vi làm điều kiện đi vào thì có thể thiết lập một mạng lưới hệ thống cho các sự lựa chọn hành vi trong tiếng Việt như sau:

Hành vi Nội tác Tương tác Cận vật chất Cận phát ngơn Cận tinh thần Tri nhận Tri giác Tình cảm

Xem xét quá trình hành vi trong văn bản bình luận chính trị - xã hội, chúng tôi thấy:

Quá trình hành vi được thể hiện bằng các động từ như: bàn bạc, hoà giải,

giải quyết, thỏa thuận, hợp tác, bác bỏ… Ở đây thể hiện những ứng xử của các

nước, các tổ chức chính trị – xã hội v.v. về những hành vi có thể xảy ra trong thực tiễn. Quá trình hành vi mà Hoàng Văn Vân [96] nghiên cứu trong các loại văn bản khác, thường là “hành vi tâm lí và sinh lí” (ví dụ: khóc, than, rên, cười, thở…) – những biểu hiện hành vi cụ thể về tâm sinh lí của con người. Nhưng quá trình hành vi trong văn bản bình luận mà chúng tôi xem xét có sự khác. Các quá trình hành vi trong văn bản bình luận là hành vi “tương tác” hành vi cận phát ngôn, cận tinh thần mang tính tri nhận (xem quá trình hành vi tiếng Việt, [96, tr.208]). Ví dụ:

Ví dụ 2a (ND, 24/11/2010)

Ứng thể Quá trình: hành vi Hiện tượng

Thủ tướng Ai-len B.Cô-oen (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

bác bỏ ý kiến cho rằng việc đàm phán quốc tế về vấn đề tài chính của Ai-len sẽ khiến nước này mất chủ quyền

Ví dụ 2b (NDCT, 01/12/2010)

Ứng thể Quá trình: hành vi Hiện tượng

Hai bên đã cam kết tăng cường quan hệ song phương và thảo luận các kế hoạch hợp tác trên nhiều lĩnh vực quan trọng

c. Quá trình tinh thần

Các quá trình tinh thần bao gồm: quá trình tri giác, tri nhận, tình cảm. Tham tố được tiếp nhận – cảm thể, tham tố cảm nhận, liên quan đến quá trình tri nhận – có lợi thế là có nhận thức, các cụm từ định danh với các chức năng như một cảm thể biểu hiện những thực thể không có khả năng nhận thức buộc phải được diễn giải theo lối ẩn dụ như là “nhân cách hoá”.

Theo quan điểm của các nhà ngữ pháp, điều này có nghĩa là một phạm vi lớn hơn các đơn vị có thể được dùng với tư cách như là một hiện tượng.

Theo Hoàng Văn Vân, quá trình tinh thần bao gồm bốn tiểu loại: (i) Quá trình tinh thần tri giác (ví dụ: nghe thấy, cảm thấy, ngắm nghía), (ii) Quá trình tinh thần tri nhận (ví dụ: nghĩ, hiểu, biết), (iii) Quá trình tinh thần mong muốn (ví dụ: mong muốn, hi vọng), (iiii) Quá trình tinh thần tình cảm (ví dụ: yêu, ghét, quý mến). Trong một quá trình tinh thần thường có hai tham thể cố hữu: Cảm thể – người hoặc thực thể được cảm giác, suy nghĩ hay mong muốn và Hiện tượng – người hoặc thực thể được cảm giác, suy nghĩ hay mong muốn. Giống với Ứng thể trong quá trình hành vi. Cảm thể trong quá trình tinh thần thường cũng là thực thể có ý thức (xem thêm Hoàng Văn Vân [96]). Những sự lựa chọn này hình thành nên một hệ thống được gọi là hệ thống cảm giác hay hệ thống các kiểu quá trình tinh thần và được thể hiện dưới dạng cấu trúc:

Cảm thể + quá trình: tinh thần + hiện tượng

Cảm thể + quá trình: tinh thần: tri giác + hiện tượng

Xem xét các quá trình tinh thần trong văn bản bình luận, chúng tôi nhận thấy: Tất cả các quá trình tinh thần đều được thể hiện thông qua các động từ như:

bảo hộ, giúp đỡ, khuyến khích, hỗ trợ, hợp tác… Như vậy, các quá trình tinh thần

trong văn bản bình luận chủ yếu là quá trình tinh thần nhận thức và mong ḿn. Ví dụ (NDCT, 22/3/1011):

Cảm thể Quá trình: TT

(mong muốn)

Hiện tượng (đại hiện tượng)

Nga hi vọng chuyến thăm Mát-xcơ-va sắp tới của Thủ tướng Ð.Ca-mê-rôn sẽ tạo nên chất lượng mới trong quan hệ hai nước

d. Quá trình phát ngôn

Quá trình phát ngôn là quá trình thể hiện bằng lời (ví dụ: nói, bảo, khuyên,

nhắc nhở, phát biểu, tâm sự… ). Ngoài ra, quá trình phát ngôn còn bao gồm các

kiểu trao đổi ý nghĩa tượng trưng khác nhau như: chỉ, ra hiệu, nháy, … Khác với quá trình tinh thần và quá trình hành vi, quá trình phát ngôn không yêu cầu tham thể thứ nhất – Phát ngôn thể phải là người hay thực thể có ý thức. Phát ngôn thể có thể là bất cứ cái gì, người hoặc vật phát ra tín hiệu (Ví dụ: thông báo nêu rõ sẽ

có một cuộc bỏ phiếu tín nhiệm lại). Hai tham thể khác thường xuyên có mặt trong quá trình phát ngôn là Tiếp ngôn thể – người hay thực thể tiếp nhận qua quá trình phát ngôn, Ngôn thể – tương ứng với cái được nói ra và Đích ngôn thể – thực thể được quá trình phát ngôn nhắm tới. Cấu trúc của quá trình phát ngôn: [Phát ngôn thể + Quá trình: phát ngôn + tiếp ngôn thể + ngôn thể + đích ngôn thể] (Xem [96, tr.145-160]).

Trong lĩnh vực báo chí, cụ thể là văn bản bình luận, quá trình phát ngôn thường sử dụng các tổ hợp từ như là: người ta nói rằng, dư luận cho rằng, khó có

thể phủ nhận rằng, Têhêran cho rằng…, đó là một hình thức “mượn lời”. Ví dụ:

- “Nhiều nhà phân tích cho rằng, ngay từ những năm 1990 của thế kỉ trước,

Nhật Bản đã là bạn hàng xuất khẩu lớn thứ hai của Ấn Ðộ và là một trong những nhà đầu tư lớn nhất vào quốc gia Nam Á này…”. (ND, 3/11/2010)

- “Nhiều chun gia tài chính quốc tế cịn cho rằng, có thể tổn thất của các

ngân hàng Ai-len không đến mức tồi tệ như lo ngại bị thổi phồng hiện nay”. (ND, 24/11/2010)

e. Quá trình quan hệ

Theo Hồng Văn Vân, q trình quan hệ thể hiện các ý nghĩa khái quát như tồn tại (tĩnh tại), sở hữu và định vị. Mỗi ý nghĩa được thể hiện bằng một kiểu quá trình. Do vậy, ta có các kiểu q trình quan hệ: (i) quá trình quan hệ tồn tại; (ii) quá trình quan hệ chu cảnh; (iii) quá trình quan hệ sở hữu. Mỗi kiểu q trình đến lượt nó lại được thể hiện dưới 2 hình thức: quy gán và đồng nhất. Quá trình quan hệ quy gán là q trình được khái qt hố bằng cơng thức “A mang đặc điểm X”, trong đó, A là kẻ mang thuộc tính được gọi là đương thể; cịn X là đặc tính của A, được gọi là thuộc tính. Quá trính quan hệ tồn tại đồng nhất được khái qt hố bằng cơng thức “A được đồng nhất bởi X”. Trong hình thức này, thành phần thứ nhất được gọi là “biểu hiện” (bị đồng nhất thể) và thành phần thứ hai được gọi là “giá trị” (đồng nhất thể). Ví dụ: Chi là giáo viên. thì ở đây “Chi là biểu hiện”, là (quá trình quan hệ) và giáo viên (giá trị) (Xem Hồng Văn Vân, [96]). Q trình quan hệ chu cảnh quy gán là quá trình thể hiện mối quan hệ giữa người hay vật trong một chu cảnh nào đó như thời gian, khơng gian, phạm vi; (iv) q trình quan hệ quy gán sở hữu; (v) quá trình quan hệ đồng nhất; (vi) quá trình quan hệ đồng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

nhất chu cảnh (là quá trình thể hiện sự cân bằng giữa hai thực thể của quá trình. Hai thực thể này có thể là các thành phần chu cảnh chỉ thời gian, địa điểm) và (vii) quá trình quan hệ sở hữu đồng nhất. Các loại q trình quan hệ có thể được thể hiện dưới dạng cấu trúc sau:

Quy gán: đương thể + quá trình: quan hệ + thuộc tính

Đồng nhất: bị đồng nhất thể + quá trình: quan hệ + đồng nhất thể [96, tr.315] Vận dụng mơ hình của Hồng Văn Vân, khi phân tích các q trình quan hệ trong văn bản bình luận báo chí, chúng tơi thấy có các kiểu sau:

(5a. Sở hữu quy gán) (LĐ, 25/11/2010)

Thuộc tính Q trình Đương thể

Quy định pháp luật

là do con người làm ra, nếu khơng phù hợp thì phải chỉnh sửa.

(5b. Sở hữu đồng nhất) (LĐ, 31/5/2009)

Biểu hiện Quá trình Giá trị

Quản trị là một nhân tố hết sức quan trọng đóng góp đáng kể vào thành tích (hay thất bại) của một tổ chức (cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, tổ chức xã hội dân sự hay cả quốc gia) bên cạnh các yếu tố vốn, lao động và công nghệ. (5c. Quan hệ thuộc tính) (NDCT, 14/3/2011) Đương thể Q trình: quan hệ Thuộc tính Giá lương thực

gia tăng cũng là một trong những nguyên nhân thổi bùng làn sóng phản đối chính phủ ở Bắc Phi, Trung Đơng.

g. Quá trình hiện hữu/tồn tại

Theo Hồng Văn Vân, q trình hiện hữu là q trình giải thích đặc điểm chuyển tác của sự hiện hữu hay biến mất. Nó là q trình thể hiện kinh nghiệm bằng cách thừa nhận rằng một vật hay một thực thể nào đó tồn tại hay xảy ra được

thể hiện ở dạng tĩnh. Trong q trình hiện hữu thường có một tham thể cố hữu được gọi là Hiện hữu thể. Nó cũng có thể bao gồm một hay nhiều hơn một chu cảnh. “Về ngữ nghĩa, quá trình hiện hữu là quá trình thể hiện sự tồn tại của một thực thể trong thời gian hay không gian. Về ngữ pháp – từ vựng, quá trình hiện hữu khác với các quá trình khác, đặc biệt là quá trình vật chất ở một số khía cạnh: Cấu trúc ngữ pháp, khả năng di chuyển của vị trí trong câu về thời gian và địa

Một phần của tài liệu Ngôn ngữ bình luận trong báo in tiếng việt hiện nay (Trang 47 - 65)