Yếu tố bình luận trong văn bản bình luận báo in tiếng Việt

Một phần của tài liệu Ngôn ngữ bình luận trong báo in tiếng việt hiện nay (Trang 107 - 111)

7. Kết cấu của luận án

3.2. TÌNH THÁI TRONG VĂN BẢN BÌNH LUẬN

3.2.4. Yếu tố bình luận trong văn bản bình luận báo in tiếng Việt

Luận án đề cập đến các phương thức thể hiện tình thái bởi các thành tố khơng thuộc cấu trúc của câu chính như yếu tố bình luận trong văn bản bình luận gồm: trạng ngữ tình thái bình luận và thành phần xen.

3.2.4.1. Trạng ngữ tình thái bình luận

Một cách thể hiện bình luận có thể gặp trong các bài bình luận là việc dùng các trạng ngữ tình thái bình luận, với 2 vị trí phổ biến là: đầu câu hoặc giữa câu, trong đó vị trí đầu câu vẫn là dạng phổ biến nhất. Trong bình luận, thành phần phụ chú tình thái (quán ngữ cố định và thành phần chú thích) có thể được coi là yếu tố bình luận. Với chức năng chính là biểu thị thái độ của tác giả đối với thơng tin nêu ra trong câu, trạng ngữ tình thái bình luận được chia thành 2 nhóm chính như sau:

• Trạng ngữ tình thái bình luận chỉ xét đốn về khả năng, xác suất:

Ví dụ: Rõ ràng, Mỹ khó có thể điều chỉnh quan hệ với Nga mà khơng gây ảnh hưởng tới “lợi ích” của các nước khác như Oa-sinh-tơn từng tuyên bố.

(QĐND, 24/7/2009)

Các trạng ngữ chỉ phán đoán khác như: quả thực là, có thể, có lẽ, một cách

định kì, gần như, trên thực tế, rõ ràng là, phải thừa nhận là ...

Các quán ngữ cố định thể hiện phán đốn có chức năng tương đương: thực

sự, tất nhiên, quả thực vậy, tuy nhiên, quả thật, thật ra ...

Ví dụ: Cũng đáng lưu ý bất cứ chính sách nào, quyết định nào cũng có những hệ quả không lường trước. (LĐ, 18/7/2010)

Các trạng ngữ có vai trị này gồm: dễ hiểu là, chẳng ngạc nhiên, một cách

tượng trưng, không may thay, chân thành mà nói, buồn thay, quả là quan trọng, kì diệu thay, thật nghiêm trọng, lập tức, khơng nghi ngờ gì ...

Ví dụ: Ngay lập tức các khổ chủ kêu cứu, lái xe thì than “sắp treo niêu”, chủ

doanh nghiệp doạ phá sản. (LĐ, 9/7/2010)

Ví dụ: Có thể những ngư dân ở Sa Huỳnh bị chết nói trên đã dùng “quá liều”

urê, những mong cá được tươi lâu chăng? Nếu thế thì, chỉ vì tham một chút “giá” mà phải trả giá như thế, xót thay! (LĐ, 12/7/2010)

3.2.4.2. Cú và ngữ xen

Khi nói về đường biên sắp xếp thứ bậc trong một cú phức, Martin [120, tr.177] chỉ ra ba khả năng trong việc xác định điểm bắt đầu và kết thúc của một cú.

• Cú bị bao (cú xuống bậc): cú khơng tham gia vào các mối quan hệ phụ thuộc hay đẳng lập với các cú khác.

• Cú xen: cú xen vào giữa một cú khác mà không bị bao (là thành phần) trong nó.

• Tập hợp ngữ động từ hoặc tập hợp cú.

Theo Cao Xuân Hạo [47, tr.68], phụ chú ngữ (hay thành phần chú thích, thành phần chêm, xen, giải thích ...) gồm 2 loại: phụ chú cho một từ và phụ chú cho cả câu. Chúng không tham gia vào cấu trúc đề thuyết của câu, mà được dùng để chêm, xen vào một câu đã toàn vẹn ý nghĩa.

Trong bình luận, thành phần xen rất phổ biến và có thể coi là phương thức thể hiện thái độ của người viết, đồng thời là một trong các cách khơng những đưa thơng tin bổ sung, mà cịn tạo nên đối thoại giữa người viết và người đọc. Có thể phân chia chúng dựa trên cấu trúc và khả năng thể hiện nghĩa như sau:

Ngữ xen: Theo các tiêu chí xác định các cú xen, có những ngữ xuất hiện ở vị

trí và đảm nhiệm chức năng của cú xen. Một trong số các ngữ đó có thể được quy về dạng cấu trúc của một cú tỉnh lược, các cấu trúc khác chỉ đơn thuần là ngữ xen.

Ví dụ: Bộ Quốc phịng và Bộ Ngoại giao Mỹ đã bắt đầu thẩm định xem

những tài liệu mật vừa bị lộ sẽ gây trở ngại như thế nào cho cuộc chiến, và ảnh hưởng ra sao cho quan hệ giữa Mỹ với Pa-ki-xtan, cũng như giữa Pa-ki-xtan và

Áp-ga-ni-xtan. Nhưng theo nhận định của các chuyên gia an ninh, việc tiết lộ các tài liệu mật về cuộc chiến Áp-ga-ni-xtan đe dọa khoét sâu thêm những nghi ngờ về cuộc chiến này trong người dân Mỹ, châm ngịi những xích mích mới với Pa-ki- xtan (vì cơ quan tình báo của nước này được nhắc nhiều trong tài liệu) và khiến cả thế giới đặt dấu hỏi lớn về khả năng của Oa-sinh-tơn bảo vệ những bí mật quân sự kiểu này. (QĐND, 29/7/2010)

Cú xen: Có thể nêu ra các đặc điểm chính của các ngữ và cú xen như sau:

Về dấu hiệu hình thức: thành phần xen được phân cách với các thành tố trong câu bởi dấu phẩy (,), dấu gạch ngang (-) hoặc ngoặc đơn ( ).

Về vị trí: các ngữ, cú xen khơng có vị trí cố định, tức là chúng có thể xen vào bất kì một vị trí nào trong cấu trúc câu: trước, sau hoặc giữa một thành tố trong câu.

- Xen vào giữa các cấu trúc cố định:

Ví dụ: Những tin xấu dồn dập (mới đây nhất, 6/7 là việc uỷ ban 11-9 thơng

báo rằng Phó Tổng thống Dick Cheney khơng có thêm thơng tin gì mới về mối liên hệ giữa chế độ Hunssen và tổ chức khủng bố Al Qaeda), hiển nhiên không

có lợi cho chính quyền Bush trước bầu cử tổng thống. (TT, 9/7/2004)

- Xen vào giữa một danh ngữ (giữa danh từ trung tâm và định ngữ sau):

Ví dụ: Điểm nổi bật là chương trình sản phẩm chủ lực “2 cây – 2 con” và

chương trình “hoa cảnh – cá cảnh” (rất đặc trưng của nông nghiệp đơ thị) ngày càng phát triển, có hiệu quả. [77, tr.125]

- Xen vào giữa chủ ngữ và vị ngữ:

Ví dụ: Trong tường trình của mình về tình hình Việt Nam dài tám trang rưỡi,

ơng C. Xmít, với con mắt thiển cận, phiến diện, đã làm ngơ trước sự phát triển kinh tế, xã hội quan trọng của Việt Nam được cả thế giới biết đến và đánh giá cao. (ND, 8/2004)

- Ở vị trí cuối câu:

Ví dụ: Ai cũng biết, cả các cơ quan quản lí nhà nước chắc cũng biết, số

người muốn đi lại (cầu) tăng, song số xe lưu thông (cung) tăng khơng nhanh bằng mức tăng của cầu, thì sẽ xảy ra trục trặc (giá tăng, nhồi thêm người, tìm cách lách quy định) (LĐ, 7/3/2010).

Về chức năng cú pháp: các ngữ, cú xen là thành phần phụ chú trong câu. Xét

trên phạm vi toàn câu, thành phần xen có thể bổ sung thơng tin cho một từ, một ngữ, một câu hay cung cấp tình huống về ngữ cảnh ngơn bản. Khả năng mở rộng nghĩa của cú xen rất phù hợp với nhu cầu mở rộng nghĩa của câu trong bình luận.

Ví dụ: Sau khi chuyển từ cấp phó lên làm chỉ huy nhà tù S21, Duch chia S21

thành những khu riêng biệt với chức năng khác nhau, đó là khu bảo vệ, khu thẩm vấn (Duch trực tiếp giám sát khu này), khu tài liệu, khu đặc biệt.

(QĐND, 29/7/2010) Cú chính khơng có phần xen là cú trọn vẹn về cả ngữ pháp và ngữ nghĩa: Sau

khi chuyển từ cấp phó lên làm chỉ huy nhà tù S21, Duch chia S21 thành những khu riêng biệt với chức năng khác nhau, đó là khu bảo vệ, khu thẩm vấn, khu tài liệu, khu đặc biệt. Tuy nhiên, thành phần xen là thành phần phụ chú bổ sung nghĩa cho

cụm từ đứng ngay trước nó: khu thẩm vấn – khu mà Duch trực tiếp giám sát.

Về đặc điểm phong cách: Ngôn ngữ của ngữ và cú xen thiên về văn phong

hội thoại, mang tính chất khẩu ngữ. Những ví dụ sau có thành phần xen được sử dụng ở mức độ đậm đặc và mang tính khẩu ngữ:

- Nếu Bộ Giao thơng có một văn bản cho phép và tạo thuận tiện cho các nhà

kinh doanh vận tải hành khách để có thể huy động thêm xe (kể cả xe nước ngoài) với các thủ tục đơn giản để họ tăng cung (huy động thêm xe, nới quy định về tốc

độ, số chuyến, số tuyến, …) hay giảm cầu (thí dụ để họ được phép đăng kí tăng

giá) trong thời gian trước và sau Tết một thời gian nào đó (thí dụ 3 tuần), thì tình

hình sẽ được cải thiện đáng kể … (LĐ, 7/3/2010).

- Nông dân ta làm ăn đâu thua kém ai. Biết “Trông trời, trông đất, trông

mây” – xưa như thế là ổn. Nay, thời buổi hội nhập, muốn sống được, sống khoẻ, cịn phải biết cả “Trơng người, trơng trước, trơng sau”, có thế may chăng mới ổn.

(LĐ, 9/3/2010).

Về vai trò trong giao tiếp: Thành phần xen tuy làm gián đoạn việc theo dõi

diễn biến sự kiện, nhưng lại có nhiều tác dụng trong giao tiếp như:

- Cung cấp, bổ sung những chi tiết cần thiết giúp cho việc hiểu đúng thông tin được trình bày trong cấu trúc chính của cú, giải đáp tức thời thắc mắc có thể xuất hiện trong quá trình nhận thức về sự kiện, tăng sức thuyết phục cho thơng báo.

- Luận bình và thể hiện thái độ một cách tế nhị của người viết về thông tin chính của cú. Điều này tạo nên sự phong phú, đa dạng cho giao tiếp. Bởi lẽ, vì nằm ngồi cấu trúc chính của câu nên thành phần xen khơng bị chi phối một cách chặt chẽ bởi các quy tắc áp dụng cho các thành phần nòng cốt câu.

- Giúp người viết giao tiếp với người đọc và định hướng suy nghĩ cho người đọc.

Một phần của tài liệu Ngôn ngữ bình luận trong báo in tiếng việt hiện nay (Trang 107 - 111)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(179 trang)
w