7. Kết cấu của luận án
1.3.3. Bình luận và ngơn ngữ bình luận trên báo chí
1.3.3.1. Một số quan niệm về bình luận
Trong cuốn Lí thuyết và thực hành báo chí Xơ viết, giáo sư E. P. Prokharop cho rằng: “Giúp bạn đọc hình thành bức tranh tổng thể của đời sống xã hội từ những tư liệu riêng lẻ trên báo chí là một trong những nguyên nhân làm xuất hiện thể loại bình luận” [77].
Trong ćn Các thể loại báo chí, tác giả A.A. Chertưchonưi viết: “Trong thời đại chúng ta, bình luận chiếm vị trí quan trọng trong tổng thể các hình thức báo chí chủ yếu. Với sự giúp sức của nó, tác giả có thể bày tỏ thái độ với những sự kiện thời sự quan trọng, xác định những nhiệm vụ và vấn đề gắn với chúng dưới hình thức phân tích hàm súc những thiếu khuyết hay thành tựu, và đồng thời bày tỏ cả sự đánh giá, dự đoán phát triển … Bình luận khác với các thể loại thông tin khác chính là ở sự hiện diện của phân tích. Khác với xã luận, tổng quan, điểm báo và những thể loại phân tích khác, bình luận thường phân tích hiện tượng mà bạn đọc
đã biết, và trong phân tích đó làm nổi bật lên thái độ đối với đối tượng phản ánh”
[19, tr.199].
Ở Việt Nam, các tác giả cuốn “Nghề nghiệp và công việc của nhà báo” quan niệm: “Thể loại bình luận là một bộ phận của cơng tác báo chí dùng để hướng dẫn cách nhận định các nguồn tin tức,… Để đạt được mục đích trên, nghĩa là làm cho quần chúng hiểu và nhận thức được các điều kiện và sự phát triển về đời sống chính trị xã hội hiện thời, bài bình luận có nhiệm vụ tạo điều kiện cho độc giả đánh giá đúng đắn sự kiện nhất định đương thời. Do đó bài bình luận phải dẫn dắt độc giả rút ra được kết luận từ những sự kiện đã xảy ra trong thực tế để họ quyết định vận mệnh chính trị của họ một cách đúng đắn và hành động theo sự quyết định đó” [56].
Tác giả Trần Thế Phiệt quan niệm: Bình luận với ý nghĩa là một phương pháp, là cách “đánh giá và bàn luận về một sự kiện, một hiện tượng, một vấn đề nào đó và những điều do vấn đề đó gợi ra” [76, tr.95].
Từ những quan niệm trên của các tác giả nước ngoài và Việt Nam, chúng tôi quan niệm: Bình luận là thể loại của nhóm chính luận báo chí để đánh giá, bàn
luận về một sự kiện, một hiện tượng, một vấn đề có ý nghĩa chính trị - xã hội quan trọng mà bạn đọc đã biết. Qua đó làm nổi bật lên thái độ đối với đối tượng được phản ánh.
1.3.3.2. Những đặc điểm nổi bật của bình luận
Trong loại thể chính luận báo chí (bao gồm xã luận, bình luận, chun luận, phiếm luận và một biến thể giao thoa là kí chính luận) thì bình luận là thể loại quan trọng, giữ vai trị then chốt. Cùng là mục đích thơng tin lí lẽ nhưng bình luận có những nét riêng so với xã luận, chuyên luận và phiếm luận. Nếu xã luận thiên về tính chỉ đạo thực tiễn và bày tỏ quan điểm của một cơ quan báo chí thì bình luận đi sâu phân tích, lí giải, đem đến cho người đọc nhận thức sâu hơn một sự kiện, một vấn đề. Nếu chuyên luận có dịp bàn luận những vấn đề có chiều sâu, tính lí luận và thực tiễn cao hơn thì bình luận lại soi rọi một sự kiện, một vấn đề trong quá trình của hiện thực xã hội. Và nếu phiếm luận quan tâm tới mọi khía cạnh của đời sống, đem đến cho độc giả sự sinh động, đa dạng của việc bàn luận chuyện đời sống thì bình luận quan tâm chủ yếu đến những sự kiện nổi bật, những vấn đề được nhiều người quan tâm.
Về mặt ngơn ngữ, bình luận có những đặc điểm khái qt như sau:
• Sử dụng nhiều lớp từ ngữ chính trị: Nội dung của lớp từ ngữ này luôn thể hiện
lập trường và quan điểm cách mạng về từng vấn đề cụ thể của đời sống xã hội nhằm tuyên truyền, giải thích chủ trương, đường lối, chính sách, … Ví dụ: Một
văn bản quy phạm pháp luật chỉ thực sự có ý nghĩa khi nó đi vào đời sống xã
hội. Muốn các quy định của pháp luật đi vào đời sống thì chính nó phải phù hợp với thực tiễn, khơng phải là bằng ý chí của người soạn thảo. Trên thực tế, có nhiều nghị định , thơng tư, thậm chí là luật đã bị phá sản ngay sau khi ban hành (…) (LĐ, 09/6/2009).
• Là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa “bình” và “luận”: “Bình” có nghĩa là xem
xét, phân tích các khía cạnh của vấn đề, đánh giá khai thác nó ở mặt nội dung, ý nghĩa. “Luận” có nghĩa là bàn bạc, mở rộng vấn đề, đặt nó vào trong q trình diễn biến, phát triển, nhận định khả năng, triển vọng của vấn đề mà người bình luận quan tâm, rồi nêu những tác dụng của nó trong đời sống xã hội, trong thực tế và trong lí luận. Chính vì thế, bình luận có rất nhiều ưu thế trong việc thực hiện sứ mệnh định hướng của hoạt động báo chí. Hơn bất cứ thể loại báo chí nào khác, bình luận là loại tác phẩm đứng ở hàng tiên phong trong việc hướng dẫn dư luận cho công chúng. Lúc này, ngơn ngữ của thể loại bình luận thể hiện rõ nhất đặc trưng của ngơn ngữ chính luận: phản ánh hiện thực bằng phương pháp bàn luận, phân tích, lí giải thơng qua hệ thống quan điểm, lí lẽ để giải quyết vấn đề. Ngơn ngữ của chính luận là ngơn ngữ logíc, chú trọng đặc biệt đến tính chính xác và chặt chẽ để phục vụ cho mục đích diễn đạt. Đó là thứ ngơn ngữ phản ánh rõ ràng, chính xác q trình tư duy nhằm đạt đến sự nhận thức chân lí cụ thể. Ví dụ: Bình luận về sự kiện phiên tranh tụng đầu tiên của vụ án các nạn nhân chất độc da cam Việt Nam kiện 37 cơng ty hóa chất Mỹ ngày 28/02/2005, tác giả Lưu Quang viết bài bình luận “Chúng ta không đơn độc” (LĐ, 02/3/2005). Nội dung bài viết nói về luận điệu bác bỏ đơn kiện của chúng ta với lí do là “kì dị” và “hết thời hiệu”, rằng “nếu được chấp nhận sẽ là mở đường cho những kẻ thù cũ của nước Mỹ kiện lại quân đội Mỹ”. Tác giả đã bình luận một cách thẳng thắn: Chính những
phát ngơn của Bộ Tư pháp Mỹ - nơi vốn tự hào có hệ thống pháp luật phát triển nhất thế giới - mới là kì dị. Kì dị ở chỗ, trong khi cho rằng vụ kiện đã “hết thời hiệu”, họ cố tình quên nỗi đau vẫn đang hiện hữu của 4,8 triệu người Việt Nam phơi nhiễm dioxin, những gia đình Việt Nam vẫn đau khổ tột cùng, những người phụ nữ đánh mất khả năng làm mẹ, những đứa trẻ không bao giờ được đến trường… Và nữa, những hậu quả do chất độc này mà những người lính Mỹ và con cái, cháu chắt họ đang phải chịu đựng. Nỗi đau vẫn đang hàng ngày diễn ra, và chắc chắn sẽ còn kéo dài nhiều thập kỉ nữa. Vậy tại sao có thể gọi là “hết thời hiệu” ?
Đoạn văn trên là ví dụ điển hình của bút pháp bình luận. Những dịng phân tích kết hợp với lí lẽ xác đáng đầy thuyết phục, khiến người đọc không thể không đồng tình với tác giả. Khơng chỉ đứng trên quan điểm của dân tộc mình (những người bị hại), mà tác giả còn đứng cả trên quan điểm của những kẻ đi xâm lăng – kiểu dùng “gậy ông đập lưng ơng”. Chắn chắn, thời điểm đó, bài báo này đã góp một tiếng nói có trọng lượng, có ích cho vụ kiện chính đáng này của Việt Nam.
• Ngơn ngữ bình luận giàu tính biểu cảm: Tính biểu cảm trong ngơn ngữ bình
luận gắn liền với việc sử dụng chất liệu văn học, từ ngữ hội thoại (khẩu ngữ), sử dụng thành ngữ, tục ngữ và các biến thể của chúng, lối nói ẩn dụ giàu hình ảnh, in đậm dấu ấn cá nhân, giàu tính hài hước, hóm hỉnh (thể loại xã luận rất hiếm khi sử dụng những kiểu loại này) vì thế sinh động, hấp dẫn gây được ấn tượng đối với người đọc, người nghe. Ví dụ: Chặt vịi tham nhũng! (QĐND, 03/3/2007);
22 nhà máy đường bị thua lỗ. Thông tin này được cơng bố chính thức từ Bộ NN&PTNN hơm 17/4. Trên thực tế, các nhà máy đường này đã “chết” từ lâu rồi nhưng chưa kịp “chôn” mà thơi. (LĐ, 19/4/2005).
Thực tế báo chí ở nước ta cho thấy bình luận là thể loại trụ cột trong nhóm báo chí chính luận. Những tờ báo lớn như Nhân dân, Quân đội nhân dân, Lao
Động, Tuổi trẻ, Thanh niên, … đều có chuyên trang, chuyên mục bình luận (“Thời
luận”, “Theo dịng thời sự”, “Sự kiện và bình luận”, “Thời sự và suy nghĩ”, …). Đội ngũ các nhà báo viết bình luận tiêu biểu ở nước ta hiện nay có thể kể tên: các nhà báo lão thành Hữu Thọ, Hoàng Tùng, Phan Quang; Một số cây bút viết bình luận có phong cách như: Chu Thượng, Quang Lợi, Lê Thanh Phong, Mạnh Tường, Kim Tơn, Nguyễn Hồ, Bảo Trung, Kim Oanh v.v..