Lập luận trong bài bình luận báo in tiếng Việt

Một phần của tài liệu Ngôn ngữ bình luận trong báo in tiếng việt hiện nay (Trang 81 - 91)

7. Kết cấu của luận án

2.2.3.Lập luận trong bài bình luận báo in tiếng Việt

2.2. CÁC PHƯƠNG THỨC THỂ HIỆN CHỨC NĂNG TƯ TƯỞNG LƠGÍC

2.2.3.Lập luận trong bài bình luận báo in tiếng Việt

2.2.3.1. Sơ bộ về lập luận

Tác giả Nguyễn Đức Dân cho rằng: “Lập là một hoạt động ngôn từ. Bằng cơng cụ ngơn ngữ, người nói đưa ra những lí lẽ nhằm dẫn dắt người nghe đến một hệ thống xác tín nào đó: rút ra một (/ một số) kết luận hay chấp nhận một (/ một số) kết luận nào đó” [22, tr.165].

Tác giả Đỗ Hữu Châu cho rằng: “Lập luận là đưa ra những lí lẽ nhằm dẫn dắt người nghe đến một kết luận hay chấp nhận một kết luận nào đấy mà người nói muốn đạt tới” [17, tr.155].

Như vậy, hầu hết các nhà ngôn ngữ đều thống nhất rằng: Lập luận là đưa ra

những lí lẽ nhằm dẫn dắt người nghe đến một kết luận nào đấy mà người nói muốn đạt tới.

Có thể biểu diễn quan hệ lập luận giữa nội dung các phát ngôn như sau: p r

p là lí lẽ, r là kết luận (p, r có thể được diễn đạt bằng các phát ngơn u1, u2 v.v…)

Trong quan hệ lập luận, lí lẽ được gọi là luận cứ. Vậy có thể nói quan hệ lập luận là quan hệ giữa luận cứ (một hoặc một số) với kết luận.

Luận cứ có thể là thơng tin miêu tả hay một định luật, một nguyên lí xử thế nào đấy.

Luận cứ và kết luận là những thành phần trong lập luận. Thuật ngữ lập luận được hiểu theo 2 nghĩa: Thứ nhất, nó chỉ sự lập luận, tức hành vi lập luận. Thứ hai, nó chỉ sản phẩm của hành vi lập luận, tức toàn bộ cấu trúc của lập luận, cả về nội dung, cả về hình thức. Thuật ngữ quan hệ lập luận dùng để chỉ quan hệ giữa các thành phần của một lập luận với nhau. Có quan hệ lập luận giữa luận cứ với luận cứ và có quan hệ lập luận giữa luận cứ và kết luận. Lại có quan hệ lập luận giữa hai hay nhiều lập luận với nhau trong một phát ngôn, hay trong một diễn ngôn.

2.2.3.2. Các dạng lập luận trong văn bản bình luận báo in tiếng Việt

Do mục tiêu của bình luận là thuyết phục để định hướng cho công chúng và nhận được sự đồng thuận của công chúng, vì thế việc đưa ra một kết luận nào đó và dùng lí lẽ (luận cứ) để chứng minh cho kết luận đưa ra là việc làm vô cùng quan trọng.

Khảo sát các văn bản bình luận, chúng tơi thấy có các dạng lập luận sau:

a. Lập luận đơn giản

Lập luận đơn giản là lập luận chỉ có một kết luận, các thành phần còn lại đều là luận cứ. Lập luận đơn giản thường xuất hiện giữa các câu đứng gần nhau trong một đoạn văn, hoặc giữa các đoạn văn đứng gần nhau. Sau đây là các ví dụ.

Ví dụ a1: “… Nhưng chắc chắn rằng, khơng ai có thể giải quyết vấn đề nhân

quyền ở Mỹ tốt hơn chính phủ và nhân dân Mỹ (1); Khơng ai có thể giải quyết vấn đề nhân quyền ở Việt Nam tốt hơn chính phủ và nhân dân Việt Nam (2). Vậy thì, nếu như ơng C. Xmít có nhiệt huyết quan tâm đến vấn đề nhân quyền, thì trước hết hãy góp sức cùng Chính phủ và nhân dân Mỹ lo liệu vấn đề nhân quyền ở Mỹ; hãy để cho Chính phủ và nhân dân Việt Nam được yên ổn mà lo liệu vấn đề nhân quyền ở Việt Nam”(3).

(Trích bài bình luận “Một đạo luật phi lí” [128, tr.749]) Trong ví dụ a1, mối quan hệ giữa (1), (2) và (3) là mối quan hệ lập luận. Theo đó, (1) và (2) là các luận cứ, cịn (3) là kết luận. Có thể trình bày mơ hình lập luận này như sau:

Luận cứ 1: (Chắc chắn rằng) Khơng ai có thể giải

quyết vấn đề nhân quyền ở Mỹ tốt hơn chính phủ và nhân dân Mỹ.

Luận cứ 2: (Chắc chắn rằng) Khơng ai có thể giải

quyết vấn đề nhân quyền ở Việt Nam tốt hơn chính phủ và nhân dân Việt Nam.

Kết luận: Chính phủ và

nhân dân Mỹ lo liệu vấn đề nhân quyền ở Mỹ; Chính phủ và nhân dân Việt Nam lo liệu vấn đề nhân quyền ở Việt Nam. Ví dụ a2: Chính những phát ngơn của Bộ Tư pháp Mỹ - nơi vốn tự hào có hệ

thống pháp luật phát triển nhất thế giới - mới là kì dị (1). Kì dị ở chỗ, trong khi cho rằng vụ kiện đã “hết thời hiệu”, họ cố tình quên nỗi đau vẫn đang hiện hữu của 4,8 triệu người Việt Nam phơi nhiễm dioxin, những gia đình Việt Nam vẫn đau

khổ tột cùng, những người phụ nữ đánh mất khả năng làm mẹ, những đứa trẻ không bao giờ được đến trường (2)… Và nữa, những hậu quả do chất độc này mà những người lính Mỹ và con cái, cháu chắt họ đang phải chịu đựng (3). Nỗi đau vẫn đang hàng ngày diễn ra, và chắc chắn sẽ còn kéo dài nhiều thập kỉ nữa (4). Vậy tại sao có thể gọi là “hết thời hiệu” ? (5) (LĐ, 28/02/2005).

Đoạn văn trên làm thành một lập luận đơn giản. Câu (1) của đoạn chính là cái kết luận mà tác giả đưa ra, nhằm khẳng định: Những phát ngôn của Bộ Tư pháp

Mỹ là kì dị. Và tác giả dùng những lí lẽ (chính là các luận cứ {từ câu (2) đến câu

(5)} để chứng minh cho sự kì dị của Bộ Tư pháp Mỹ. Lập luận này có hình thức như sau: Kết luận Những phát ngơn của Bộ Tư pháp Mỹ là kì dị

Luận cứ 1: Kì dị ở chỗ, trong khi cho rằng vụ kiện đã “hết thời

hiệu”, họ cố tình quên nỗi đau vẫn đang hiện hữu của 4,8 triệu người Việt Nam phơi nhiễm dioxin, những gia đình Việt Nam vẫn đau khổ tột cùng, những người phụ nữ đánh mất khả năng làm mẹ, những đứa trẻ không bao giờ được đến trường … (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Luận cứ 2: Và nữa, những hậu quả do chất độc này mà những

người lính Mỹ và con cái, cháu chắt họ đang phải chịu đựng.

Luận cứ 3: Nỗi đau vẫn đang hàng ngày diễn ra, và chắc chắn sẽ

còn kéo dài nhiều thập kỉ nữa.

Luận cứ 4: Vậy tại sao có thể gọi là “hết thời hiệu” ?

Giữa các luận cứ của lập luận trên cịn tạo ra một lập luận mới, trong đó luận cứ 4 chuyển thành kết luận của lập luận (mới), đây là một kết luận ngầm ẩn: vụ kiện vẫn cịn “thời hiệu”. Lập luận mới có dạng sau như sau:

Luận cứ 1: Nỗi đau vẫn đang hiện hữu của 4,8 triệu người Việt Nam

phơi nhiễm dioxin, những gia đình Việt Nam vẫn đau khổ tột cùng, những người phụ nữ đánh mất khả năng làm mẹ, những đứa trẻ không bao giờ được đến trường …

Luận cứ 2: Những người lính Mỹ và con cái, cháu chắt họ đang phải

chịu đựng những hậu quả do chất độc (dioxin) gây ra.

Luận cứ 3: Nỗi đau vẫn đang hàng ngày diễn ra, và chắc chắn sẽ còn

kéo dài nhiều thập kỉ nữa.

Kết luận

Vụ kiện vẫn còn thời hiệu

Lập luận phức hợp là lập luận có nhiều kết luận bộ phận dẫn đến một kết luận chung, tổng thể. Tư tưởng chủ đề của tồn bộ diễn ngơn có thể xem là R và tư tưởng chủ đề của từng đoạn hợp thành diễn ngôn là những r. Mỗi đoạn là một lập luận bộ phận, tất cả hợp lại lập luận lớn chung cho tồn bộ diễn ngơn. Có thể xem các câu chủ đề (tường minh hay hàm ẩn) của từng đoạn của diễn ngôn là những r mà các ý trình bày trong đoạn phải dẫn tới. Trong một diễn ngôn, không phải tất cả các kết luận bộ phận r (tức lập luận bộ phận) đều đồng hướng dẫn tới R. Để cho diễn ngơn có sức thuyết phục, đơi khi người nói, người viết phải đưa ra các phản lập luận để rồi bác bỏ phản lập luận đó. Sau đây một là ví dụ về lập luận phức hợp trong văn bản bình luận báo in tiếng Việt.

Tháng 5 năm 2009, Uỷ ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ có một quyết định thông qua điều luật bổ sung của Dự luật H.R. 2410, khuyến cáo Bộ Ngoại giao Mỹ đưa Việt Nam trở lại danh sách các nước đặc biệt quan tâm về tự do tôn giáo (CPC). Điều luật này do Hạ nghị sĩ Ét Roi-xơ khởi xướng và Hạ nghị sĩ Giô-xép Cao Quang Ánh đồng bảo trợ. Với động cơ xấu, họ cố tình dựng lên những điều bịa đặt về thực tế ở Việt Nam. Trước tình hình đó, tác giả Bảo Trung đã viết bài bình luận

Quyết định sai lầm từ động cơ xấu đăng trên báo QĐND ngày 1/6/2009. Tác giả đã

dùng những lí lẽ xác đáng để chứng minh rằng Nhà nước Việt Nam luôn bảo đảm đời sống tín ngưỡng, tơn giáo cho người dân trong các văn bản pháp lí cũng như trên thực tế. Rằng, Điều luật bổ sung này là sai trái và thiếu khách quan, nó đi ngược lại xu thế phát triển của quan hệ Việt – Mỹ. Dưới đây là toàn bộ nội dung bài bình luận:

Quyết định sai lầm từ động cơ xấu

Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ vừa có quyết định thiếu khách quan khi thơng qua điều luật bổ sung của Dự luật H.R. 2410, khuyến cáo Bộ Ngoại giao Mỹ đưa Việt Nam trở lại danh sách các nước đặc biệt quan tâm về tự do tôn giáo (CPC) (1).

Điều luật bổ sung của Dự luật H.R. 2410 do Hạ nghị sĩ Ét Roi-xơ khởi xướng và Hạ nghị sĩ Giô-xép Cao Quang Ánh đồng bảo trợ. Với lời quảng cáo “giúp Việt Nam cải thiện tự do tôn giáo”, hai nghị sĩ trên khẳng định “tự do tôn giáo tại Việt Nam đang bị quấy nhiễu, nhiều người bị cầm tù vì niềm tin tơn giáo”. Nhưng chỉ cần xem kĩ vài lập luận của các nghị sĩ này là có thể thấy rằng, họ cố tình dựng lên những điều bịa đặt về thực tế ở Việt Nam (2).

Cũng như nhiều nước trên thế giới, mỗi dân tộc trong cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam có những tín ngưỡng, tơn giáo gắn liền với đời sống kinh tế, văn hóa và xã hội. Nhiều tôn giáo như Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Hồi giáo, trong quá trình du nhập vào Việt Nam, đã hòa nhập với các tín ngưỡng bản địa để cùng phát triển hoặc tạo nên những tôn giáo nội sinh mang đậm sắc thái Việt Nam như Cao Đài, Phật giáo Hòa Hảo, Tứ Ân Hiếu Nghĩa... Ngay từ Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đến Hiến pháp của nước CHXHCN Việt Nam ngày nay đều luôn khẳng định quyền tự do tín ngưỡng, tơn giáo là một trong các quyền cơ bản của con người (3).

Khơng chỉ có trong văn bản pháp lí, Nhà nước Việt Nam khơng ngừng phấn đấu bảo đảm đời sống tín ngưỡng, tơn giáo cho người dân trên thực tế. Hiện Việt Nam có khoảng 20 triệu người theo 12 tơn giáo khác nhau và 80% người dân có đời sống tín ngưỡng. Trong những năm qua, hoạt động đào tạo, bồi dưỡng chức sắc, nhà tu hành được duy trì và mở rộng. Nhiều chức sắc và nhà tu hành Việt Nam được cử đi đào tạo tại các nước như Mỹ, Pháp, I-ta-li-a, Ấn Độ ...(4)

Việc nâng cấp, cải tạo, xây dựng mới cơ sở thờ tự của các tơn giáo được chính quyền các cấp tạo điều kiện và giải quyết nhanh theo quy định của pháp luật. Nhiều chùa, nhà thờ, thánh thất, thánh đường của các tôn giáo được nâng cấp, xây dựng mới. Đặc biệt một số chi hội Tin lành ở các tỉnh Tây Nguyên đã và đang được xem xét cấp đất xây dựng nhà thờ. Kinh thánh được in bằng các tiếng Ba Na, Ê Đê, Gia Rai nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sinh hoạt tơn giáo của tín đồ ở vùng dân tộc thiểu số. Những sinh hoạt tôn giáo tập trung, các nghi lễ tập thể về tôn giáo được tôn trọng. Những lễ hội của các tôn giáo như Nô-en, Lễ Phật đản, Lễ hội La Vang… được tổ chức trọng thể, trở thành sự kiện không chỉ của riêng đồng bào tơn giáo mà cịn là ngày hội chung lơi cuốn hàng trăm nghìn người tham gia (5).

Pháp luật Việt Nam nghiêm cấm mọi sự phân biệt đối xử với cơng dân vì lí do tín ngưỡng, tơn giáo và cũng quy định người khơng theo tơn giáo và người có tơn giáo đều bình đẳng trước pháp luật. Chính vì lẽ đó, đương nhiên ở Việt Nam khơng có chuyện bắt bớ hay quản chế vì lí do tơn giáo mà chỉ có người vi phạm pháp luật và bị xử lí đúng theo pháp luật Việt Nam (6).

Thật là lạ khi một người tự coi mình là quan tâm đến vấn đề tôn giáo Việt Nam như Hạ nghị sĩ Ét Roi-xơ lại hồn tồn khơng nắm được thực tế trên. Tất cả những điều đó đều được nêu rõ trong sách trắng “Tơn giáo và chính sách tơn giáo ở Việt Nam” mà Việt Nam đã công bố rộng rãi, và đặc biệt là trong Báo cáo quốc gia kiểm điểm định kì việc thực hiện quyền con người ở Việt Nam vừa được Liên hợp quốc thông qua hồi trung tuần tháng 5. Hơn nữa, chẳng nhẽ những hoạt động tôn giáo quốc tế rầm rộ như Đại lễ Phật đản LHQ (Vesak) năm 2008 được tổ chức

Người dân Việt Nam tự do, thoải mái đi lễ chùa. Ảnh minh họa

tại Hà Nội với sự tham dự của hơn 4.000 tăng ni, phật tử, trong đó có khoảng 2.000 chức sắc, tín đồ đến từ 74 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới lại chẳng phải là điều đáng để ngài Hạ nghị sĩ Ét Roi-xơ quan tâm? Mới vào đầu tháng 5 này, trong một động thái chưa từng có tiền lệ, Vesak 2009 ở Thái Lan đã ra Tuyên bố chung ghi nhận sự thành công của Vesak 2008 tại Việt Nam (7).

Nếu nghiên cứu kĩ nhân thân của ông Ét Roi-xơ, sẽ dễ dàng nhận thấy vì sao vị Hạ nghị sĩ này lại cố tình bẻ cong sự thật. Ơng Ét Roi-xơ là Hạ nghị sĩ đảng Cộng hòa ở khu vực bầu cử số 40 của bang Ca-li-pho-ni-a. Khu vực bầu cử này bao gồm cả quận Cam, nơi có rất đơng cử tri Mỹ gốc Việt sinh sống. Bên cạnh những bà con Việt kiều chí thú làm ăn, ln hướng về Tổ quốc, sẵn lịng góp cơng, góp của xây dựng q hương thì cũng có những phần tử chưa rũ bỏ được quá khứ hận thù, luôn mưu toan chống phá Nhà nước Việt Nam. Xuyên tạc sự thật về tình hình tơn giáo Việt Nam, Hạ nghị sĩ Ét Roi-xơ muốn “lấy điểm” trước những phần tử chống phá này. Vì thế, những tuyên bố kiểu đăng kí lập trường như “Ai đó có thể nhìn thấy sự tiến bộ (về tự do tơn giáo ở Việt Nam), chứ tơi thì khơng” có thể dễ dàng tìm thấy trên trang web của ông Ét Roi-xơ. Ông Giô-xép Cao Quang Ánh, Hạ nghị sĩ đảng Cộng hòa ở khu vực bầu cử số 2 bang Lu-di-an-na, cũng không phải là nhân vật xa lạ. Là người gốc Việt mang tâm lí thù hận nên việc ông Ánh hùa theo ông Roi-xơ âu cũng là điều dễ hiểu (8). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Quan hệ Việt – Mỹ trong những năm gần đây liên tục phát triển về cả chiều rộng và chiều sâu. Việt Nam và Mỹ thường xuyên có những cuộc trao đổi, thảo luận trên nhiều vấn đề, kể cả về nhân quyền, tự do tôn giáo. Việt Nam cũng luôn hoan nghênh các nghị sĩ, các quan chức chính phủ Mỹ tới thăm Việt Nam để tăng cường sự hiểu biết. Trong bối cảnh đó, việc Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ thông qua điều luật bổ sung của Dự luật H.R. 2410, không những thiếu khách quan mà cịn khơng phù hợp với hướng phát triển của quan hệ Việt – Mỹ (9).

Điều luật bổ sung của Dự luật H.R. 2410 sẽ còn được thảo luận tại cuộc họp chung của Hạ viện và Thượng viện Mỹ. Chúng ta kêu gọi các nghị sĩ Mỹ bác bỏ Điều luật bổ sung sai trái này vì sự thiếu khách quan và đi ngược lại xu thế phát triển của quan hệ Việt - Mỹ (10).

Bảo Trung

Tồn bộ bài bình luận là một lập luận phức hợp. Tư tưởng chủ đề của bài báo chính là cái tiêu đề được viết khá ngắn gọn: Quyết định sai lầm từ động cơ xấu (Quyết định thiếu khách quan của Hạ viện Mỹ được bắt đầu từ động cơ xấu của một số Hạ nghị sĩ). Đây là cái kết luận tổng thể của lập luận. Có thể phân tích và biểu diễn tồn bộ lập luận của bài báo như sau:

Đoạn (1) là đoạn mở đầu bài viết, tác giả giới thiệu Hạ viện Mỹ vừa có quyết

Một phần của tài liệu Ngôn ngữ bình luận trong báo in tiếng việt hiện nay (Trang 81 - 91)