Về lí luận

Một phần của tài liệu Ngôn ngữ bình luận trong báo in tiếng việt hiện nay (Trang 146 - 148)

1.1. Luận án là cơng trình nghiên cứu phân tích diễn ngơn phê phán đầu tiên trên thể loại văn bản báo chí. Đây là cách phân tích diễn ngơn theo hướng giải thích chức năng ngữ nghĩa của hình thức biểu hiện của diễn ngơn, để tìm ra cơ chế quy định sự sắp xếp, bố trí các đơn vị ngơn ngữ trong văn bản. Dựa trên kiến thức và sự phân tích về thực tiễn xã hội, trật tự xã hội và quan hệ quyền – thế để tìm ra các mục đích giao tiếp mà văn bản muốn đạt tới và cách thức để đạt tới mục đích giao tiếp trên văn bản. Cách phân tích diễn ngôn theo hướng này chú trọng nhiều vào các nguồn lực ngôn ngữ đã được quy ước hố nhằm phục vụ cho mục đích giao tiếp đặc thù của báo chí. Nó phù hợp với việc nghiên cứu phân tích sự hiện thực hố quyền lực của diễn ngơn văn bản bình luận trên báo chí.

1.2. Kết quả phân tích của luận án cho thấy phương pháp phân tích diễn ngơn phê phán áp dụng cho văn bản bình luận là phù hợp và có hiệu quả. Những kết quả thu được của phân tích diễn ngơn văn bản bình luận đã cho thấy mơ hình phân tích và các thao tác phân tích mà Fairclough, Kress, Peter Teo và Nguyễn Hồ nêu ra được áp dụng một cách có hiệu quả cho thể loại diễn ngơn văn bản bình luận trên báo in tiếng Việt. Và khi áp dụng vào phân tích cụ thể trong văn bản bình luận báo chí, mơ hình này cũng được vận dụng cụ thể và định hình rõ nét hơn.

1.3. Các kết quả phân tích diễn ngơn văn bản bình luận là những thơng tin hữu ích góp phần khẳng định rằng ngơn ngữ bình luận có những đặc trưng thể hiện riêng và nó góp phần rất quan trọng vào thực tiễn đời sống xã hội của báo chí. Dựa trên quan điểm của Halliday về các siêu chức năng thể hiện tư tưởng, chức năng liên nhân và chức năng văn bản để phân tích, chúng tơi có các kết quả sau:

- Chức năng tư tưởng được dùng để thể hiện kinh nghiệm, những điều người viết (cơ quan báo chí) chứng kiến thơng qua hệ thống chuyển tác gồm 6 kiểu quá trình: vật chất, tinh thần, quan hệ, hành vi, phát ngôn và hiện hữu. Để thể hiện được tư tưởng của cơ quan báo chí và tăng cường tính chính xác cho văn bản, hiện tượng danh hoá, mở rộng danh từ của văn bản cũng được các nhà báo chú trọng. Cũng như vậy, việc sử dụng các kiểu quan hệ đẳng kết, quan hệ phụ thuộc, lời trích dẫn trực tiếp, lời trích dẫn gián tiếp, các phương thức lập luận cũng được các nhà báo sử dụng phổ biến trong văn bản bình luận.

- Chức năng liên nhân với mục đích trao đổi thơng tin, thể hiện thái độ của người viết với thông tin, và đặc biệt thể hiện sự tương tác giữa người viết và người đọc, cho thấy: Tính tình thái trong bình luận được thể hiện bằng các phương thức ngôn ngữ nằm trong nội bộ câu cung cấp thơng tin (hiện thực hố tình thái có tính tương thích) hoặc bên ngồi câu chứa thơng tin (câu phóng chiếu, trạng ngữ bình luận và câu xen). Điều làm cho bình luận khác với tin và một số thể loại báo chí khác là ở dạng thứ hai: tính tình thái được thể hiện thơng qua ẩn dụ tình thái liên nhân với hai hình thức chính là khách thể tường minh và chủ thể tường minh.

Dù thể hiện tình thái dưới dạng chủ thể tường minh hay khách thể tường minh thì cái “tơi” tác giả trong bình luận báo in tiếng Việt vẫn biểu lộ được thái độ và vai trị của mình một cách rõ nét nhất, khẳng định tính chủ động trong định hướng suy nghĩ của tác giả cũng như định hướng suy nghĩ cho độc giả (tính quyền lực của báo chí theo quan điểm của phân tích diễn ngơn phê phán).

- Chức năng văn bản được thể hiện thơng qua hai bình diện chính: cấu trúc vĩ mơ và cấu trúc vi mô. Cấu trúc vĩ mô là cấu trúc của các yếu tố bắt buộc phải có và các yếu tố có thể có, đây là những yếu tố quy định tính chặt chẽ và tính chỉnh thể thống nhất cho văn bản. Cấu trúc đoạn văn cũng là một phương tiện giúp các nhà

báo thể hiện rõ ràng, mạch lạc ý tưởng. Cấu trúc vĩ mơ, yếu tố “đề hố”, các phương thức liên kết ... đóng vai trị quan trọng trong việc tạo lập văn bản.

1.4. Kết quả phân tích các đặc điểm ngơn ngữ trong văn bản bình luận cho thấy, ngơn ngữ được sử dụng trong văn bản đã phát huy được tính tư tưởng, tính liên nhân và tính văn bản của văn bản bình luận. Nó thể hiện được tư tưởng của cơ quan báo chí, cũng như thể hiện được tư tưởng và quyền lực của nhà nước.

Một phần của tài liệu Ngôn ngữ bình luận trong báo in tiếng việt hiện nay (Trang 146 - 148)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(179 trang)
w