7. Kết cấu của luận án
3.2. TÌNH THÁI TRONG VĂN BẢN BÌNH LUẬN
3.2.3. Tình thái trong văn bản bình luận báo in tiếng Việt
Trong luận án này, chúng tơi dựa trên những lí thuyết về tình thái đã được tổng kết trên đây để tiến hành khảo sát. Các phương thức thể hiện nghĩa tình thái
trong ngơn ngữ bình luận được nhìn nhận dựa trên tiêu chí: yếu tố thể hiện tình thái có thuộc thành phần câu chứa thơng tin hay khơng.
• Thơng tin và tình thái cùng được thể hiện trong câu chứa thơng tin:
(Tình thái) , (Tình thái) Chủ ngữ (Tình thái) (Tình thái) Vị ngữ, (Tình thái)
CÂU CHỨA THƠNG TIN
Sơ đồ 3.2 Vị trí của yếu tố tình thái trong thành phần của câu chứa thơng tin
• Thơng tin và tình thái được thể hiện không cùng trong một câu:
Câu phóng chiếu Câu bị phóng chiếu
Chủ ngữ Vị ngữ Chủ ngữ (Tình thái) Vị ngữ
(Tình thái) CÂU CHỨA THƠNG TIN
Sơ đồ 3.3 Vị trí của yếu tố tình thái trong thành phần của câu phóng chiếu
3.2.3.1. Ẩn dụ thức trong văn bản bình luận
Việc sử dụng câu nghi vấn dưới dạng HĐLN gián tiếp trong bình luận có thể được coi là một dạng của ẩn dụ thức. Điều quan trọng nhất khi nói đến chức năng liên nhân là bình luận khơng phải là một cuộc thoại bình thường với các lượt lời của người nói và người đáp. Tác giả của ngơn bản bình luận muốn gửi thơng điệp đến độc giả và cũng mong nhận một phản ứng từ phía người nhận thơng điệp, nhưng lại không thể tiếp cận trực tiếp và cùng thời điểm với người đọc. Người viết phải vừa tự đưa ra thông điệp, vừa tưởng tượng về thái độ và phản ứng có thể nảy sinh ở người đọc; và các thơng tin của cuộc thoại “một phía” đó được thể hiện dưới một hình thức khác: Có thể thấy rõ rằng trong văn bản bình luận, trừ những đoạn trích dẫn trực tiếp, hầu hết là câu trần thuật, câu nghi vấn chiếm một tỉ lệ rất nhỏ. Lí do của sự phân bố này là: mục đích chủ yếu của báo chí là truyền đạt thơng tin. Dù cái đích cuối cùng vẫn là định hướng suy nghĩ, nhưng nó phải đạt được một cách khơng q lộ liễu. Vì vậy, vai trị của ẩn dụ liên nhân là vô cùng quan trọng. Người viết chỉ đặt ra câu hỏi để định hướng suy nghĩ cho người đọc, hoặc câu hỏi khơng chính danh nhằm đưa quan điểm một cách gián tiếp. Hơn nữa, giao tiếp
thông qua báo in hoàn toàn khác với giao tiếp hội thoại. Về bản chất, gánh nặng của giao tiếp dạng này dồn về phía người viết bởi các lí do sau:
• Người viết khơng xác định rõ được đối tượng sẽ tham gia giao tiếp và nhận thơng điệp, mà chỉ hình dung ra thành phần của nhóm độc giả mà mình hướng tới.
• Trong hội thoại thông thường, các vai thoại thay đổi nội dung, cách thức thể hiện thông điệp dựa trên phản ứng của người đối thoại trực tiếp. Nhưng người viết bình luận phải tự tưởng tượng ra những phản ứng có thể nhận được từ người đọc để quyết định nội dung và phương thức thể hiện phán đoán tiếp theo. Cụ thể là người viết nhiều khi phải đóng cả hai vai, vừa đặt câu hỏi vừa tự trả lời dựa trên kiến thức chung, quy luật của cuộc sống hay xét đốn dựa trên kinh nghiệm của bản thân.
• Do yêu cầu của phép lịch sự và tế nhị trong hình thức giao tiếp đặc biệt này, các câu hỏi trong bình luận thường là câu hỏi ẩn dụ liên nhân (ẩn dụ thức) và câu trả lời hay phản ứng của người đọc chính là thơng điệp không thành văn mà người viết để ngỏ và muốn người đọc tự rút ra sau những chứng minh, lí giải của người viết.
Ví dụ:
... Cịn phá rừng có phải là sản phẩm của nền kinh tế thị trường khơng hay
đó chính là hậu quả của sự nghèo nàn, lạc hậu và phép nước không nghiêm? Ở đâu phá rừng nhiều nhất trên hành tinh này nếu không phải là châu Mỹ La tinh, châu Phi và một số nước châu Á, trong đó có chúng ta? Gán ghép như vậy là tội nghiệp cho kinh tế thị trường. [77, tr.131]
( Thơng điệp của những câu hỏi này lại chính là câu kết mang sắc thái của câu trả lời để khẳng định lập luận: nạn phá rừng không phải là sản phẩm của kinh tế thị trường mà do sự nghèo nàn, lạc hậu và phép nước không nghiêm).
Việc sử dụng câu hỏi trong bình luận khơng chỉ thuộc phạm trù ẩn dụ thức mà còn là phương thức liên kết văn bản (sẽ được khảo sát thêm ở chương 4).
3.2.3.2. Ẩn dụ tình thái trong văn bản bình luận
Bất kì hình thể ngữ nghĩa nào cũng đều có một hình thức hiện thực hố ở bình diện ngữ pháp – từ vựng – một cách tạo lời hay chua lời nào đó – có thể gọi là tương thích. Nếu nhìn từ góc độ cấu trúc có thể coi dạng này là các phương thức thể hiện tình thái thuộc thành phần chính của câu. Trong bình luận báo in tiếng Việt, nghĩa tình thái có thể được tạo nên từ các cách sau:
• Các vị từ tình thái tính làm chính tố trong ngữ đoạn vị từ: toan, định, cố, muốn, đành, được, bị, bỏ, hãy, đừng, chớ ...
Ví dụ: ... Ngồi ra, Gơ-va-đi-a cịn bị buộc tội âm mưu bán cơng nghệ tàng
hình cho Chính phủ Thụy Sĩ và các doanh nghiệp ở I-xra-en và Đức. (QĐND, 14/8/2010).
Ví dụ: ... Từ thời cổ xưa, người Hi Lạp muốn bảo đảm sự ổn định của đế
quốc họ trong thời kì hồng kim ... [130]
• Các trạng từ chỉ tình thái tương đương với nhóm các tổ hợp đứng đầu câu hay sau chủ ngữ trong bình luận tiếng Việt: dĩ nhiên, đáng lẽ, cũng, phải
chăng, hẳn là, thật ra, lẽ ra, may mà, thế nào ...
Ví dụ: Quả thực, khắc phục hậu quả của cuộc khủng hoảng đang là mối
quan tâm của nhiều chính trị gia thế giới và cả nước Đức (QĐND,27/9/2009).
b. Hiện thực hố tình thái nhờ ẩn dụ trong văn bản bình luận
Ẩn dụ tình thái là kiểu ẩn dụ liên nhân rất phổ biến, dựa trên mối quan hệ ngữ nghĩa của sự phóng chiếu. Trong kiểu ẩn dụ này, quan điểm của người nói liên quan đến khả năng mà quan sát của họ được mã hố nhờ một câu phóng chiếu riêng biệt trong câu phức có quan hệ phụ thuộc. Trong bình luận, tác giả khơng phải lúc nào cũng thể hiện thái độ của mình một cách trực tiếp, nên phương pháp hợp lí nhất là sử dụng ẩn dụ tình thái. Và có 2 cách thức thể hiện đó là: Cách thể hiện Khách thể tường minh (KTTM) và Cách thể hiện Chủ thể tường minh
(CTTM).
Trong ngơn ngữ bình luận, cách người viết thể hiện thái độ của mình với thơng tin đưa ra đòi hỏi người viết phải tế nhị và xử trí khéo léo tuỳ thuộc vào nội dung thông tin và kiến thức văn hố của đối tượng tiếp nhận thơng tin. Điều luận án quan tâm là cách thức thể hiện thái độ về thông tin theo kiểu KTTM hay CTTM, nói cách khác là: thể hiện một cách cơng khai hay ẩn ý, bằng HĐLN nói trực tiếp hay HĐLN gián tiếp. Nhưng điều quan trọng là dù thái độ được thể hiện dưới hình thức nào thì trên phương diện cú pháp đây cũng là cách người viết đưa một câu có chức năng cung cấp thông tin (đơn và phức) vào trong thành phần của một câu khác, biến nó trở thành câu phụ của một câu phức. Về mặt cấu trúc, thông tin thường được giới thiệu ở câu phụ (câu bị phóng chiếu), cịn câu thể hiện thái độ là câu chính (câu phóng chiếu). Nhưng dưới góc độ chiến lược giao tiếp, thơng tin ở câu phụ là điều tác giả muốn người đọc chú ý, còn thái độ được thể hiện bằng câu chính chỉ đóng vai trị thứ yếu, hay nói đúng hơn là tác giả muốn đảm bảo tính khách quan, nên làm cho có vẻ kém quan trọng hơn phần còn lại của câu phức.
Ở đây có một q trình ẩn dụ khác: biến đặc điểm phân cực thành câu chính. Tình thái được nguỵ trang như một phán đốn nên việc nó thay thế gánh nặng ngữ nghĩa của từ đúng hay không là lẽ đương nhiên. Người viết có nhiều cách để khơng công khai bày tỏ quan điểm, như:
rõ ràng rằng...
mọi người đều công nhận rằng... điều ai cũng biết là...
kết luận khó có thể tránh được là... mọi người đều khẳng định rằng...
Trong bình luận, việc thể hiện nghĩa tình thái bằng KTTM cũng được dùng để đưa ra các phán đoán, nhận xét về một vấn đề khi tác giả muốn tạo cảm giác là vấn đề đương nhiên được công nhận bởi một số lớn người đọc hoặc số đông trong xã hội khi mà tác giả phản ánh lại những điều đó một cách khách quan.
Ví dụ: Dễ dàng nhận thấy, trong năm qua, vực dậy được nền kinh tế là thành
cơng nổi bật nhất của ơng Ơ-ba-ma trong chính sách đối nội khi đưa nước Mỹ thốt khỏi đáy khủng hoảng. (QĐND, 29/1/2010)
Ví dụ: Giới truyền thông Trung Quốc cho rằng, để vụ việc bị đẩy căng đến
mức này phần lớn do lỗi của Oa-sinh-tơn. (QĐND, 8/2/2010).
Trong bình luận, các cách thể hiện KTTM như sau: - Cấu trúc cố định có chủ ngữ hình thức chỉ thuộc tính:
Trong bình luận, cấu trúc cố định có chủ ngữ hình thức chỉ thuộc tính đó là các qn ngữ đứng đầu câu thể hiện phán đốn hay thái độ và người đọc khơng thể khôi phục hay suy luận ra chủ thể của hành động được biểu hiện bởi động từ đi cùng với nó. Đó là các quán ngữ: đúng là, chẳng nhẽ, rõ ràng, phải chăng, thực
sự, cơng bằng mà nói, thực ra, tất nhiên, quả thật, quả tình ... , ví dụ:
Quả thực, khắc phục hậu quả của cuộc khủng hoảng đang là mối quan tâm
của nhiều chính trị gia thế giới và cả nước Đức ... (QĐND, 27/9/2009).
- Ngữ:
Một số ngữ được coi là dạng tỉnh lược của câu và thường xuất hiện ở vị trí đầu câu: khơng thắc mắc/nghi ngờ, hiện thực, một sự băn khoăn nhỏ rằng, một
thắc mắc nhỏ ...
Ví dụ: ... Một thực tế đã rõ ràng là khơng tăng qn, Mỹ sẽ khó lịng tránh
được thất bại ... (QĐND, 8/10/2009)
Dạng động ngữ và giới ngữ cũng thường xuất hiện trong các bài bình luận, đặc biệt là giới ngữ:
Ví dụ: Theo một học giả nổi tiếng ở Mỹ, bà P.Benixơ, tác giả cuốn sách
“Oasinhtơn đã thống trị Liên Hợp Quốc như thế nào?”, cần ngược trở lại lịch sử, nhất là lịch sử của những đế quốc đang ở đỉnh cao quyền lực và ảnh hưởng ...
[130].
Ví dụ: Theo Tổng thống Nga Đmi-tơ-ri Mét-vê-đép, Nga và NATO nhất trí
khởi sự nghiên cứu khả năng phối hợp các hệ thống phòng thủ tên lửa quốc gia của nhau. (QĐND, 22/11/2010)
- Câu phóng chiếu:
Trong tiếng Việt, Cao Xuân Hạo [47, tr.67] quan niệm rằng một số “thành phần chuyển tiếp” được coi là những Siêu Đề (Khung Đề tình thái). “Vì đứng ở đầu câu, nó chuẩn bị cho người nghe một tâm thế tiếp nhận điều được nói bằng cách đưa ra một khung tình thái. Như vậy, các Siêu Đề làm nhiệm vụ chuyển tiếp
khơng phải chỉ là trên hình thức mạch lạc ý tứ mà cịn trong nội dung tâm lí hai bên hội thoại nữa”. Tuy khơng phải là hội thoại, bình luận cũng dùng ngơn ngữ đặc trưng của riêng mình để giao tiếp và khi gặp những Siêu Đề người đọc sẽ được chuẩn bị tâm thế, tinh thần để đón nhận thơng tin chính sẽ được trình bày tiếp sau đó. Trong bình luận, các cấu trúc này, ngoài chức năng liên kết văn bản, thường được dùng để nói lên thái độ của người viết đối với sự kiện được miêu tả trước đó. Có thể gặp chúng sau các đoạn miêu tả diễn biến của sự kiện. Đối với các câu trần thuật, Siêu Đề thường thể hiện thái độ: khẳng định về tính hiện thực hay khơng hiện thực của thơng tin được đưa ra sau đó. Hầu hết các thơng tin này thuộc dạng các nhận xét chung, ý kiến tổng kết ... có tác dụng như một lời bình hay một tiểu kết đối với những yếu tố được đưa ra để chứng minh hoặc lí giải trước đó.
Ví dụ: ... Các đạo luật “đánh vào lịng dân” mà Tổng thống Ơ-ba-ma từng
hi vọng nhanh chóng được thơng qua như mở rộng việc chăm sóc sức khoẻ, gia tăng phúc lợi giáo dục, hay dự án cải cách sâu rộng các ngân hàng... Thậm chí, về mặt đối ngoại, tương lai của Hiệp ước mới về cắt giảm vũ khí tấn cơng chiến lược (START) cũng trở nên khó đốn định khi được trình Quốc hội Mỹ phê chuẩn.
Rõ ràng, trong tình thế như vậy, tranh thủ sự ủng hộ của Đảng Cộng hoà là
sự lựa chọn tối ưu của ơng Ơ-ba-ma để có thể vận hành trơn tru guồng máy lãnh đạo. (QĐND, 4/11/2010)
Ví dụ trên được trích trong bài bình luận “Ơng Ơ-ba-ma bước vào thời gian khó” nói về những khó khăn mà Tổng thống Mỹ gặp phải trong cuộc bầu cử Quốc hội giữa nhiệm kì. Sau khi nêu những yếu tố mà Ông Ô-ba-ma phải thực hiện để giữ ưu thế tại Thượng viện Mỹ, tác giả bài báo dùng thành phần chuyển tiếp (“rõ ràng”), về hình thức nó là từ nối, nhưng về nội dung, thành phần này đã thể hiện
thái độ của người viết đối với những sự kiện được miêu tả trước đó. Nó giống như một lời nhận xét, một lời bình về cách vận hành guồng máy lãnh đạo của ơng Ơ- ba-ma. Đồng thời từ “rõ ràng” cũng thể hiện được sự tương tác giữa tác giả và độc giả.
Trong bình luận, chủ thể của câu phóng chiếu thường được thể hiện bằng một ngữ chỉ một tập thể, hay các danh từ tập hợp chỉ những đối tượng khó xác định được rõ ràng.
Ví dụ: Cộng đồng quốc tế có chung đánh giá, Nhật Bản là quốc gia có sự
chuẩn bị tốt nhất để đối phó thảm họa thiên tai. (ND, 25/3/2011).
Ví dụ: Giới phân tích cho rằng, vấn đề khó khăn ở chỗ khu vực này chỉ có
một đồng tiền chung và một ngân hàng trung ương, nhưng lại có tới 16 chính phủ. (QĐND, 26/1/2010).
Trong bình luận, chủ thể có thể là những qn ngữ có đại từ khơng xác định hoặc từ để hỏi. Chúng không phải là ẩn dụ thông thường mà là ẩn dụ ngữ pháp. Chúng được dùng để thể hiện nghĩa tình thái nhận thức thực hữu hay phản thực hữu và thường ở mức độ của các thái cực trái ngược. Xuất hiện trong câu trình bày về vấn đề mang tính khái quát hay quy luật, chúng đồng thời giúp người viết tạo hàm ngôn nhằm né tránh nói thẳng những điều e ngại. Đó là những quán ngữ (các tập hợp từ cố định) như: khơng ai, khơng có người dân nào, hình như chưa có ai,
ai dám chắc rằng, sẽ khơng thể nói được rằng, điều đó cũng khơng xa sự thật, điều đó khơng có vẻ là như vậy ...
Ví dụ: ... Đến khi ốc bươu vàng tràn ngập các cánh đồng miền Nam, miền
Trung rồi lan ra cả miền Bắc thì mọi chuyện đã rồi. Nơng dân, mùa màng lãnh đủ nạn cắn phá cây trái, huỷ diệt thiên địch ...
Lúa thất bát, dịch bệnh tràn lan ... Hai mươi năm rồi, chưa ai thống kê được
những thiệt hại do ốc bươu vàng gây ra, nhưng chắc hắn rằng con số ấy cực kì lớn, dịch ốc bươu vàng trở thành nỗi kinh hồng của nơng dân và chính quyền địa phương ... (LĐ, 27/9/2010)
Một câu thể hiện thái độ có thể đứng riêng rẽ và được dùng để thể hiện thái độ của tác giả đối với toàn bộ phần lập luận được nêu ra trước đó, ví dụ:
Người dân thường vi phạm pháp luật thì bị xử lí, nhưng ơng Du là người đứng đầu cơ quan bảo vệ rừng vi phạm pháp luật về rừng lại khơng hề hấn gì. Trớ trêu thay! (LĐ, 14/4/2010)
• Cách thể hiện Chủ thể tường minh
Trong bình luận báo in tiếng Việt, việc đặt ra mục tiêu định hướng suy nghĩ cho độc giả rất rõ ràng. Tuy nhiên, nhân vật trần thuật ít cơng khai xuất hiện nên cách sử dụng KTTM phổ biến hơn cách dùng CTTM. Dù vậy, vẫn có thể kể đến