7. Kết cấu của luận án
3.2. TÌNH THÁI TRONG VĂN BẢN BÌNH LUẬN
3.2.2. Tình thái trong tiếng Việt
3.2.2.1. Quan niệm về tình thái trong tiếng Việt
Trong tiếng Việt, quan niệm về tình thái cũng rất đa dạng và phức tạp.
Cao Xuân Hạo [48], khi nói về tiền giả định và hàm ý trong một số vị từ tình thái tiếng Việt, nêu rõ rằng “tình thái có lẽ là tất cả những gì được truyền đạt trong câu mà không thuộc về ngơn liệu”, trong đó đáng chú ý nhất là những ý nghĩa có liên quan đến:
a. Tính hiện thực hay khơng hiện thực của sự tình (tình thái [± hiện thực]; b. Tính tất yếu hay khơng tất yếu của sự tình (tình thái [± tất yếu]); tính [± tất yếu] có thể được nhận định trên bình diện tri thức hay đạo lí;
c. Tính khả năng hay bất khả năng của tình thái (tình thái [± khả năng]) cũng có thể được nhận định trên bình diện tri thức hay đạo lí;
d. Những ý nghĩa có liên quan đến thái độ của người nói đối với nội dung của điều được nói ra, trong đó có cách đánh giá chủ quan về sự tình được biểu hiện.
Tác giả Bùi Minh Tốn khi bàn về bình diện nghĩa của câu cũng đã nêu ra một số phương diện của tình thái như sau: “Tình thái cho biết sự tình được đề cập đến trong phát ngôn chỉ là khả năng, là giả thiết hay đã là hiện thực, là được khẳng định hay phủ định…; Tình thái cho biết mục đích giao tiếp và hành động ngơn ngữ mà người nói hướng tới khi đề cập đến sự tình: trình bày về sự tình hay là đặt ra điều nghi vấn, nêu yêu cầu hay cam kết hoặc tuyên bố điều gì đó về sự tình…; Tình thái cịn cho biết quan điểm lập trường, sự đánh giá của người nói đối với sự tình được đề cập tới về các phương diện độ xác thực, độ tin cậy, tính tích cực hay tiêu cực đối với những người tham gia hoạt động giao tiếp…; Tình thái cho biết
thái độ, quan hệ, tình cảm của những người tham gia giao tiếp đối với nhau khi đề cập đến sự tình…” [93, tr.65].
3.2.2.2. Các phương tiện biểu thị nghĩa tình thái trong tiếng Việt
Nguyễn Văn Hiệp [50, tr.140], cho rằng trong tiếng Việt, ngồi ngữ điệu thì các phương tiện từ vựng đóng một vai trị rất quan trọng trong việc biểu thị tình thái, có thể kể ra các nhóm chính:
1. Các phó từ làm thành phần phụ của ngữ vị từ: đã, sẽ, đang, từng, vừa,
mới…
2. Các vị từ tình thái tính làm chính tố trong ngữ đoạn vị từ: toan, định, cố,
muốn, đành, được, bị, bỏ, hãy, đừng, chớ,…
3. Các vị từ chỉ thái độ mệnh đề trong cấu trúc chỉ thái độ mệnh đề: tôi e
rằng, tôi sợ rằng, tơi nghĩ rằng,…
4. Các qn ngữ tình thái: ai bảo, nói gì thì nói, ngó bộ, thảo nào, tội gì, đằng
thằng ra, kể ra, làm như thể,…
5. Các vị từ ngôn hành trong kiểu câu ngôn hành (với những điều kiện về ngôi, về chỉ tố thời,…) như: ra lệnh, van, xin, đề nghị, yêu cầu,…
6. Các thán từ: ôi, eo ôi, chao ôi, ồ,…
7. Các tiểu từ tình thái cuối câu và tổ hợp đặc ngữ (idom) tương đương: à, ư,
nhỉ, nhé, thôi, chứ, đi, mất, thật, cũng nên, lại cịn, thì chết,…
8. Các vị từ đánh giá và tổ hợp có tính đánh giá: may (là), may một cái (là),
đáng buồn (là), đáng mừng (là), đáng tiếc (là),…
9. Các trợ từ: đến, những, mỗi, nào, ngay, cả, chính, đích thị, đã, mới, chỉ,… 10. Những đại từ nghi vấn được dùng trong những câu phủ định – bác bỏ (P
làm gì? P thế nào được?), các liên từ dùng trong các câu hỏi (Hay P? Hay là P?).
11. Các từ ngữ chêm xen biểu thị tình thái: nó biết cóc gì, mua cha nó cho
rồi, hỏi cái đếch gì …
12. Kiểu câu điều kiện, giả định: nếu … thì, giá… thì, cứ… thì,…
Một cách biểu thị khác về tình thái dựa trên quan điểm Đề - Thuyết [47, tr.58] là: “Trong lơgíc học, nội dung của một mệnh đề được chia làm hai phần: ngơn liệu
và tình thái. Ngơn liệu gồm Sở thuyết với các yếu tố hữu quan được xét trong một mối liên hệ tiềm năng. Tình thái là cách thực hiện mối liên hệ ấy, cho biết mối liên hệ ấy có thật hay khơng có thật, có thể hay khơng thể có, là tất yếu hay khơng tất yếu… Ngồi ra câu nói lại có thể chứa đựng những thành phần biểu đạt thái độ của người nói đối với sự tình được phản ánh và biểu đạt tính chất của phát ngơn: trần thuật, hỏi hay yêu cầu, những mặt này cũng được xem là thuộc lĩnh vực tình thái”.
Các ý nghĩa tình thái chính (dựa trên vai trị trong câu) bao gồm:
i. Nghĩa tình thái trong Đề hoặc tiểu Đề của Thuyết được thể hiện bằng các
quán ngữ: cứ như tôi nghĩ, nếu tôi không nhầm, thật ra, lẽ ra, cùng lắm, xét cho
cùng, hay quả (là), có thể, dường như, nghe đâu, khơng khéo, khốn nỗi, đáng tiếc, tất nhiên, hẳn, chắc chắn, không nhất thiết, may mà, không ngờ, ai ngờ, rốt cuộc, tôi nghĩ, tôi e, tôi lấy làm tiếc,…
ii. Những quán ngữ mang nghĩa tình thái trên đều khơng thuộc thành phần Sở đề trong nhận định mà chỉ phản ánh thái độ, đánh giá của người nói đối với sự tình được nói sau đó.
iii. Nghĩa tình thái làm thành phần Thuyết được thể hiện bằng quán ngữ: thì
phải, thì chết, thì khốn, là đằng khác, là cái chắc, mới tuyệt, chưa biết chừng… Phần Thuyết tình thái này thường rất ngắn, cùng Siêu Đề gói câu vào Khung tình thái (sơ đồ 3.)
iv. Nghĩa tình thái được biểu thị trong một bộ phận Đề hay một phần Thuyết, với tư cách trung tâm hoặc định ngữ của từ trung tâm. (Ví dụ: Có những mười người
vắng mặt.)
v. Nghĩa tình thái ngồi cấu trúc Đề - Thuyết của câu: là cấu trúc Đề - Thuyết khác ghép vào câu (để thành câu ghép). (Ví dụ: Nam sẽ trúng cử và đó là một điều
chắc chắn.)
KHUNG TÌNH THÁI
C
Đ T
Hình như anh sốt ruột lắm thì phải
(Đề tình thái) (Thuyết tình thái)
vi. Các cấu trúc ghép vào câu để biểu thị tình thái có thể là một cấu trúc câu đặc biệt, một phụ chú ngữ. (Ví dụ: Luật này, như ai nấy đều biết, có một phạm vi hiệu lực rất hẹp. Hay: Thế mà quả thị, lạ thay, vẫn không rơi xuống). Đây không
phải là thành phần tỉnh lược, Siêu Đề, hay trạng ngữ vì nó khơng bổ sung ý cho sự tình trong câu mà là lời bình về điều được nói tới. Ở phương diện ngữ pháp, có thể gọi chúng là vế câu phụ chú.
Từ những lí luận trên, có thể khái qt về vị trí của các yếu tố tình thái trong cấu trúc câu tiếng Việt như sau:
Bảng 3.2 Cấu trúc câu tiếng Việt (Cao Xuân Hạo [47, tr.71])
N go ài c ấu t rú c cơ b ản c ủ a câ u
Vế câu ngoại đề Ơng Năm ấy mà, ơng ấy tốt lắm.
C Ấ U T R Ú C C Ơ B Ả N C Ủ A C Â U C ác p h ần c h ín h Chủ đề Khung đề ĐỀ (tình thái)
Mẹ đi Hà Nội rồi.
Theo tơi thì nên làm ngay.
Tơi nghĩ là việc này thế nào cũng xong. thì/ là/ mà
THUYẾT
(tình thái)
Thì giờ là vàng bạc.
Hình như anh ấy sốt ruột lắm thì phải. Cái này chỉ năm ngàn đồng là cùng. Phần phụ Trạng ngữ Vào một buổi chiều mùa hè, Ánh ra sông. Vế câu than gọi
Vế câu phụ chú (tình thái)
Vâng, tơi biết, chẳng nên buồn anh ạ. Luật này- như ai nấy đều biết, rất nghiệt ngã.
Của đáng tội, nó có biết gì đâu.
Cơ bé nhà bên - có ai ngờ - cũng vào du kích.