7. Kết cấu của luận án
3.2. TÌNH THÁI TRONG VĂN BẢN BÌNH LUẬN
3.2.5. Các biểu thức quy chiếu biểu hiện nghĩa liên nhân
Quy chiếu với tư cách là một trong những phương thức tạo liên kết văn bản sẽ được trình bày ở chương 4. Ở chương 3 này, chúng tôi khảo sát biểu thức quy chiếu như một phương thức thể hiện nghĩa liên nhân vì lí do: Trong bình luận báo in tiếng Việt, biểu thức quy chiếu là một trong những phương thức được dùng khá hữu hiệu để thể hiện quan hệ tương tác giữa người nói (người viết) với người nghe (người đọc). Bằng những biểu thức này, tác giả “buộc” người đọc tưởng tượng ra nhân vật mà người đọc chưa một lần được tiếp xúc, nhưng lại được mô tả trong văn bản thơng qua lăng kính chủ quan của người viết, nhằm gieo vào lòng người đọc một ấn tượng nhất định về nhân vật trước khi người đọc tự rút ra kết luận và xác định thái độ riêng của mình. Ấn tượng ban đầu đó rất quan trọng vì chỉ bằng một từ hay một ngữ tác giả có thể tạo ra hoặc hướng tình cảm của người đọc theo hướng định sẵn. Và điều này, đương nhiên sẽ làm giảm bớt tính khách quan của ngơn bản bình luận.
Halliday [114, tr.340] cho rằng có 3 khái niệm liên quan đến việc chuyển nghĩa ngôn từ (cách sử dụng “không theo nghĩa đen” của từ) là: ẩn dụ, hoán dụ và cải dung.
- Ẩn dụ: một từ thường dùng để chỉ một cái gì đó giống với cái mà nó thường
ám chỉ; ví dụ: từ flood có nghĩa đen là “trận lụt” và động từ đi kèm với nó là
poured in (tràn vào) được dùng trong câu sau để thể hiện một hành động được mô
phỏng tương tự:
A flood of protests poured in following the announcement [a large quantity ... came in] (Một làn sóng phản đối đã tràn vào tiếp theo lời thông báo).
Halliday chỉ rõ rằng: phần lớn các trường hợp chuyển từ nét nghĩa cụ thể sang trừu tượng là chuyển nghĩa từ việc biểu hiện quá trình vật chất sang biểu hiện q trình tinh thần.
Ví dụ: I haven ,t grasped it (tơi chưa bắt được nó (q trình vật chất)
tơi chưa hiểu được nó (q trình tinh thần).
- Hốn dụ: từ được dùng để chỉ một cái gì đó có liên hệ với từ nó thường ám
chỉ; ví dụ: Hắn ta luôn săn lùng váy [con gái].
- Phép cải dung: từ được dùng để chỉ một tổng thể lớn hơn mà nó chỉ là bộ
phận; ví dụ: Tất cả họ sống dưới một mái nhà [trong một nhà].
Ẩn dụ, là sự thay đổi trong cách sử dụng từ, được xem xét dưới góc độ ‘ý nghĩa này được thể hiện như thế nào?’, cụ thể hơn là sự thay đổi cách diễn đạt ý
nghĩa một cách tinh tế.
Ẩn dụ ngữ pháp được Halliday [42] lí giải như sau: “Nếu có một cái gì đó
được cho là ẩn dụ ngữ pháp thì nó phải có tính ẩn dụ trong mối liên hệ với một cái gì khác. Điều này thường được thể hiện như là mối quan hệ một chiều: một ý nghĩa ẩn dụ nào đó của một từ có sự tương ứng của một ý nghĩa phi ẩn dụ của một từ khác khơng được cho là có ‘nghĩa đen’, như là một sự thay đổi về ý nghĩa của một cách diễn đạt nhất định, mà lại xem nó ‘từ trên xuống’, như là một sự thay đổi về cách diễn đạt của một ý nghĩa nhất định. Do đó, khái niệm ‘nghĩa đen’ không phù hợp lắm. Vì vậy biến thể có ít tính ẩn dụ là biến thể có tính ‘tương thích’ (conguent). Nói theo cách khác, bất kì một hình thể ngữ nghĩa nào cũng đều có một hình thức hiện thực hố ở bình diện ngữ pháp – từ vựng – một cách tạo lời hay chua lời (wording) nào đó – có thể được xem là tương thích. Cũng có thể có nhiều cách tạo lời khác mà ở khía cạnh nào đó được ‘chuyển nghĩa’ hay có tính ẩn dụ
(metaphorical)”. Hai bình diện này được đối chiếu trong hình sau:
nhìn ‘từ dưới lên’ nhìn ‘từ trên xuống’ nghĩa đen nghĩa ẩn dụ ‘many people [protested]’ a moving mass ‘a moving mass of (nhiều người phản đối) of water feeling or rhetoric’
a large number a flood [of protets] [of protets]
flood tương thích ẩn dụ
Sơ đồ 3.4 Hai bình diện của ẩn dụ (Nguồn Halliday [42, tr.542])
Như vậy, bản chất của ẩn dụ ngữ pháp là những biến thể trình bày khác nhau có thể được lựa chọn để biểu đạt cùng một ý nghĩa, nó thể hiện cách nhìn từ trên xuống. Trong khi đó, ẩn dụ từ vựng (theo truyền thống) nhấn mạnh những biến thể ngữ nghĩa khác nhau của cùng một cách biểu đạt, thể hiện cách nhìn từ dưới lên.
Việc dùng các biểu thức quy chiếu liên nhân (chuyển nghĩa) để thể hiện thái độ trong bình luận báo in tiếng Việt rất phổ biến.
3.2.5.1. Phân loại theo cấu trúc
• Biểu thức quy chiếu liên nhân là đại từ nhân xưng
Người viết bình luận dùng các đại từ nhân xưng vào các ngữ cảnh khác để tạo ẩn dụ ngữ pháp; ví dụ:
Trong tường trình của mình về tình hình Việt Nam dài tám trang rưỡi, ơng C. Xmít với con mắt thiển cận, phiến diện, đã làm ngơ trước những sự phát triển kinh tế, xã hội quan trọng của Việt Nam được cả thế giới biết đến và đánh giá cao. Trái lại, ông ta chỉ tập trung vào vấn đề thứ yếu, nhai lại luận điệu cũ rích, vu cáo Việt
Nam “vi phạm nghiêm trọng” về dân chủ, nhân quyền ...
(Trích bài Một đạo luật phi lí [128, tr.476]) Những từ, ngữ khác hay được dùng để tạo ẩn dụ ngữ pháp như: hắn, người
ta, ngài, ơng con ... Ví dụ, cũng trong bài bình luận Một đạo luật phi lí, một đoạn
khác tác giả lại viết:
… Vậy thì, nếu như ơng C. Xmít có nhiệt huyết quan tâm đến vấn đề nhân
quyền, thì trước hết hãy góp sức cùng chính phủ và nhân dân Mỹ lo liệu vấn đề nhân quyền ở Mỹ; hãy để cho Chính phủ và nhân dân Việt Nam được yên ổn mà lo liệu vấn đề nhân quyền ở Việt Nam. Xin ngài C. Xmít hãy đừng quá lo lắng cho vấn đề nhân quyền ở Việt Nam …
(Trích bài Một đạo luật phi lí [128, tr.749]) Viết về ơng C. Xmít (tác giả của điều luật), tác giả bài báo dùng đại từ nhân xưng “ông” “ngài”. Đặt trong ngữ cảnh của bài báo là phê phán điều luật sai
trái, phi lí của ơng C. Xmít, thì đại từ “ngài” này rõ ràng là mang một ý nghĩa mỉa mai, châm biếm.
Ví dụ sau đây là một cách tạo ẩn dụ ngữ pháp từ đại từ nhân xưng để chỉ tên trùm cai ngục Khơ-me Đỏ khét tiếng man rợ trong lịch sử:
Cùng với nhân dân Cam-pu-chia, nhân dân Việt Nam hay bất cứ ai trên thế
giới biết rõ tội ác diệt chủng của chế độ Khơ-me Đỏ trước đây đều vui mừng trước tin Tòa án xét xử tội ác Khơ-me Đỏ (ECCC) ở Cam-pu-chia, do Liên hợp quốc bảo trợ, đưa ra xét xử và tuyên án 35 năm tù giam đối với Cang Kếch Yêu (Kaing Guek Eav), người có biệt danh là “Duch”, cai ngục nhà tù Tuôn Xleng S-21 (Toul Sleng) khét tiếng dưới chế độ Khơ-me Đỏ. Hắn là một trong những thủ lĩnh Khơ- me đỏ cấp cao bị đưa ra xét xử đầu tiên và bị buộc tội phạm tội ác chiến tranh cùng các tội ác chống lại lồi người. (QĐND, 27/7/2010)
Ví dụ trên là đoạn trích trong bài bình luận “Ngày phán xét lịch sử”. Câu đầu tiên của đoạn, tác giả giới thiệu tên nhân vật bị Toà án xét xử tội ác Khơ-me Đỏ ở Cam-pu-chia là: “Cang Kếch Yêu”. Nhưng ở câu thứ hai, tác giả dùng từ “hắn”. Cách dùng đại từ nhân xưng này cho thấy thái độ coi thường của tác giả (cũng như của độc giả) đối với tên Khơ-me Đỏ (vì hắn đã gây tội ác diệt chủng).
• Biểu thức quy chiếu liên nhân là danh ngữ
Về lí thuyết, các biểu thức quy chiếu thường có cấu trúc là danh ngữ hoặc danh ngữ kết hợp với thành phần đồng chức năng; ví dụ:
Nhà toán học xuất sắc bây giờ đã đi những bước đầu tiên vào con đường
toán học chính trên con đường đã được những người lãnh đạo, những nhà chuyên môn có tầm nhìn xa mở lối. (TT, 19/8/2010)
• Biểu thức quy chiếu liên nhân là trích dẫn trực tiếp bộ phận
TDTT bộ phận là một trong những phương thức đem lại hiệu quả cao trong việc thể hiện chức năng tư tưởng. Với chức năng liên nhân, trích dẫn góp một phần khơng nhỏ khơng những ở việc tiết kiệm từ ngữ mà cịn thể hiện thái độ và tình cảm của tác giả. Các TDTT bộ phận có thể đóng vai trị của một biểu thức quy chiếu hoặc bổ ngữ sau cho danh từ trung tâm của biểu thức quy chiếu. Phương thức TDTT bộ phận đem lại cho người đọc cảm giác người viết rất khách quan
trong miêu tả, nhưng thực chất người đọc bị tác động bởi thái độ của tác giả qua việc chọn lựa hồn tồn có dụng ý một từ, ngữ cụ thể.
- Biểu thức quy chiếu là TDTT bộ phận có cấu trúc danh ngữ; ví dụ:
Vừa bước ra khỏi cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, đang phải đối mặt với mn vàn khó khăn nhưng nhân dân Việt Nam, Qn đội nhân dân Việt Nam vẫn hành động một cách hào hiệp và vô tư, sẵn sàng chấp nhận hi sinh xương máu, tổn thất lớn để cứu nhân dân Cam-pu-chia khỏi thảm họa diệt chủng, hồi sinh dân tộc này từ “cánh đồng chết”. (27/7/2010)
“cánh đồng chết”: chỉ đất nước Cam-pu-chia bị thảm hoạ diệt chủng của
Khơ-me Đỏ thái độ lên án, căm phẫn.
Ví dụ: Ngày 15-8-1975, Bộ trưởng Quốc phòng Son Sen của chế độ Khơ-me
Đỏ gọi Duch tới một cuộc họp tổ chức ở nhà ga Phnôm Pênh để lên kế hoạch thành lập nhà tù S21 tại Phnôm Pênh. Sau cuộc họp, S21 được thành lập và trở thành nơi giam giữ, hành hình các cán bộ của Đảng Cộng sản Cam-pu-chia. “Địa ngục trần gian” này chính thức đi vào hoạt động từ tháng 10-1975. (QĐND,
29/7/2010)
“Địa ngục trần gian”: chỉ nhà tù Tuôn Xleng (S21), nơi Cang Kếch Yêu (tức
Duch), trùm cai ngục của chế độ Khơ-me Đỏ, cùng các thuộc hạ của hắn gây biết bao tội ác man rợ, là nơi giam giữ khoảng 15 nghìn người nhưng chỉ có 7 người sống sót thái độ lên án, căm phẫn.
- TDTT bộ phận là thành phần của biểu thức quy chiếu có cấu trúc danh ngữ; ví dụ:
Hành động “kiến ngãi bất vi ...” của hai công dân Mai Văn Chiêm và Nguyễn Thanh Hải cho thấy khát vọng bình yên và năng lực tự vệ của người dân, (…). (TT, 21/8/2010) (Trích một câu thơ trong “Lục Vân Tiên” của Nguyễn Đình
Chiểu, thể hiện sự đánh giá hành động nghĩa hiệp, nhân nghĩa).
• Biểu thức quy chiếu liên nhân là cách nói thường dùng trong dân gian
Ví dụ: Tuy nhiên, khơng ít người cho rằng, Mỹ bác bỏ việc tra tấn ơng Sa-ra-
Ví dụ: Năm 2003, Trung Quốc quyết tâm mạnh tay với nạn tham nhũng, kéo
theo hàng nghìn vụ bắt giữ những “con sâu làm rầu nồi canh”. (QĐND,
27/1/2007)
Chúng ta dễ dàng nhận thấy “nói có sách, mách có chứng và “con sâu làm
rầu nồi canh” là những cách nói thường sử dụng trong phong cách sinh hoạt hằng
ngày. Đây cũng chính là cách các nhà báo sử dụng thành ngữ, tục ngữ và các biến thể của chúng để tăng cường sự bình giá trong tác phẩm bình luận.
3.2.5.2. Phân loại theo mục đích giao tiếp
• Biểu thức quy chiếu liên nhân nhằm mục đích liên tưởng
Ví dụ: Các cai ngục dưới quyền Duch đều do chính “trùm đồ tể” này chọn
lựa với ưu tiên hàng đầu là những cộng sự thân tín nhất của hắn tại M-13, bí số của nhà tù đầu tiên của Khơ-me Đỏ mà hắn là trại trưởng. (QĐND, 29/7/2010)
“trùm đồ tể”: liên tưởng tới những kẻ độc ác vô nhân đạo, chuyên giết hại
người.
• Biểu thức quy chiếu liên nhân có chức năng so sánh, tương phản
Ví dụ: Khi chiến tranh nổ ra, đối với nhiều nước, dầu lửa là quỷ dữ, làm cho
họ điêu đứng, thì đối với một số nước khác, dầu lửa lại là thiên thần. [129, tr.18]
• Biểu thức quy chiếu liên nhân thể hiện đánh giá, cảnh báo
Ví dụ: Nếu vùng Vịnh bốc cháy, các nhà khoa học dự tính sẽ có một “mùa
đông hạt nhân” trên bầu trời vùng Vịnh. Lúc đó, ánh nắng mặt trời sẽ khơng chiếu xuống được mặt đất, nhiệt độ sẽ giảm xuống 20 độ C. Hàng trăm triệu người có thể bị chết đói hoặc bị nhiễm độc. Vì vậy con quỷ lửa hiện nay đang là
nỗi ám ảnh khủng khiếp đối với các nước vùng Vịnh và thế giới. [129, tr.18]
3.3. Tiểu kết
Ở chương 3, chúng tơi đã trình bày chức năng liên nhân của văn bản bình luận. Qua việc định hướng suy nghĩ, cụ thể là các phương thức thể hiện thái độ của người viết đối với thơng tin nêu ra, có thể khẳng định rằng: bình luận, tuy là ngơn bản mang đặc trưng độc thoại nhưng trên thực tế đã tham gia vào giao tiếp. Tính tình thái trong bình luận được thể hiện bằng các phương thức ngôn ngữ nằm trong nội bộ câu cung cấp thơng tin (hiện thực hố tình thái có tính tương thích) hoặc
bên ngồi câu chứa thơng tin (câu phóng chiếu, trạng ngữ bình luận và câu xen). Điều làm cho bình luận khác với tin và một số thể loại báo chí khác là ở dạng thứ hai: tính tình thái được thể hiện thơng qua ẩn dụ tình thái liên nhân với hai hình thức chính là khách thể tường minh và chủ thể tường minh.
Dù thể hiện tình thái dưới dạng chủ thể tường minh hay khách thể tường minh thì cái “tơi” tác giả trong bình luận báo in tiếng Việt vẫn biểu lộ được thái độ và vai trị của mình một cách rõ nét nhất, khẳng định tính chủ động trong định hướng suy nghĩ của tác giả cũng như định hướng suy nghĩ cho độc giả (tính quyền lực của báo chí theo quan điểm của phân tích diễn ngơn phê phán).
Chương 4
ĐẶC ĐIỂM NGƠN NGỮ ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG CÁC VĂN BẢN BÌNH LUẬN ĐỂ THỰC HIỆN CHỨC NĂNG VĂN BẢN
Nhiệm vụ nghiên cứu của chương 4 là khảo sát chức năng văn bản của ngôn bản bình luận. Các phương diện được khảo sát bao gồm cấu trúc vĩ mô và cấu trúc vi mô, cụ thể là cấu trúc văn bản, cấu trúc Đề – Thuyết và sự đề hoá, các phương tiện liên kết trong toàn bộ văn bản. Câu hỏi cần trả lời ở chương này là: Cách thức nào văn bản bình luận sử dụng để tổ chức / cố kết các yếu tố lại với nhau và nó có ý nghĩa như thế nào trong việc cấu trúc hố thơng tin được chuyển tải?