Các phương tiện liên kết trong văn bản bình luận

Một phần của tài liệu Ngôn ngữ bình luận trong báo in tiếng việt hiện nay (Trang 138 - 145)

7. Kết cấu của luận án

4.3. CẤU TRÚC VI MƠ CỦA VĂN BẢN BÌNH LUẬN

4.3.2. Các phương tiện liên kết trong văn bản bình luận

Trên thế giới, khi bàn đến liên kết văn bản người ta không thể không nhắc đến Halliday và Hassan [116]. Hai tác giả đã đưa ra những kiến giải về các phương tiện liên kết trong văn bản. Khảo sát các phương tiện hình thức của văn bản, các tác giả cho rằng có 5 loại liên kết là: quy chiếu, phép thế, tỉnh lược, phép nối và

liên kết từ vựng. Sau này Halliday tóm tắt thành 4 phép như sau: Bảng 4.2 Liên kết trong tiếng Anh; nguồn Halliday (1985)

Phép quy chiếu Chỉ ngôiChỉ định So sánh

Phép thế và tỉnh lược Thế cho danh từThế cho vị từ Thế cho mệnh đề Phép nối Chỉ ngôiChỉ định

So sánh Phép liên kết từ vựng Lặp từ

Phối hợp từ vựng

Ở Việt Nam, người có cơng đầu trong nghiên cứu về liên kết văn bản là Trần Ngọc Thêm (1985). Trong cơng trình “Hệ thống liên kết văn bản tiếng Việt” [90] , tác giả có sự phân biệt giữa liên kết hình thức và liên kết nội dung. Liên kết hình thức bao gồm các phương tiện từ ngữ thực hiện sự liên kết. Liên kết nội dung bao gồm liên kết chủ đề và liên kết lôgic. Diệp Quang Ban [4, tr.112] thì cho rằng, cách giải thuyết liên kết của Halliday và Hassan là xếp loại hình thức liên kết trên cơ sở các phương tiện liên kết hình thức mang tính phi cấu trúc. Cịn cách giải quyết của Trần Ngọc Thêm là liên kết văn bản có tính đến cấu trúc.

Quan niệm và cách phân loại liên kết văn bản của Halliday và Hassan đã được Diệp Quang Ban [5] áp dụng để xem xét các phương tiện liên kết trong tiếng Việt. Theo ơng, tiếng Việt có 5 phép liên kết đó là: phép quy chiếu, phép thế, phép

tỉnh lược, phép nối, phép liên kết từ vựng (bao gồm lặp từ ngữ, dùng từ đồng

nghĩa, gần nghĩa, trái nghĩa và phối hợp từ ngữ).

Quy chiếu là việc liên kết câu với câu, trường hợp này thuộc về cấp độ nghĩa. Phép quy chiếu xuất phát từ yếu tố ngơn ngữ có nghĩa chưa cụ thể ở một câu nào đó cần được giải thích bằng yếu tố ngơn ngữ có nghĩa cụ thể ở câu khác, trên cơ sở đó hai câu liên kết với nhau. Trong thực tế, căn cứ vào các phương tiện ngơn ngữ dùng ở vị trí có nghĩa chưa cụ thể, phép quy chiếu được chia thành 3 trường hợp như sau:

- Quy chiếu chỉ ngôi

Yếu tố được giải thích, được diễn đạt bằng các từ thuộc phạm trù ngôi nhân xưng (đại từ nhân xưng, tính từ sở hữu, đại từ sở hữu), ví dụ:

“Sau khi hai nhà báo Nga bị đánh đập dã man trong tuần qua, Tổng thống

Nga Đ.Mét-vê-đép (D.Medvedev) đã tuyên bố: “Bất cứ ai dính líu đến tội ác này

sẽ bị trừng trị bất kể người đó là ai, giữ vị trí nào trong xã hội”. Ơng u cầu các cơ quan điều tra nhanh chóng đưa những kẻ thủ ác ra ánh sáng,…” (QĐND, 12/11/2010).

- Quy chiếu chỉ định

Yếu tố được giải thích, được diễn đạt bằng các từ chỉ định như: đó, này, kia, đây, bây giờ…, ví dụ:

Ngày 25-7, website Wikileaks công bố 91.731 trang tài liệu tình báo của Mỹ về cuộc chiến tại Áp-ga-ni-xtan giai đoạn 2004- 2009, lột tả sự thật lực lượng quân sự Mỹ và NATO tại Áp-ga-ni-xtan đã nhiều lần “giết nhầm, bắn nhầm” thường dân mà rất nhiều nạn nhân là phụ nữ và trẻ em, những đối tượng ít khả năng phản kháng và tự vệ… Các tài liệu này cũng cho thấy Cơ quan an ninh Pa-ki-xtan từng hoạch định kế hoạch ám sát Tổng thống Áp-ga- ni-xtan là ông H. Ca-dai (H. Karzai), và ngay cả kế hoạch bỏ thuốc độc vào những thùng bia cung cấp cho binh sĩ Mỹ và NATO cũng được tính tới.

Trước khi số tài liệu này được đưa lên, Wikileaks đã cung cấp tài liệu tình báo tối mật này cho 3 tờ báo lớn “Thời báo Niu Y-oóc” của Mỹ, “Người Bảo vệ”

của Anh và “Der Spiegel” của Đức. Cả 3 tờ này cùng với Wikileaks đồng thời đăng tải những thông tin tuyệt mật trên ... (QĐND, 28/7/2010).

- Quy chiếu so sánh

Là trường hợp sử dụng trong câu những tổ hợp có nghĩa khơng cụ thể và có chứa các từ mang ý nghĩa so sánh như: cái tương tự, cái bàn lớn hơn, tốt hơn, đẹp hơn … Ví dụ:

Chúng ta mong muốn xây dựng một cuộc sống tốt đẹp hơn. - Hồi chiếu và khứ chiếu

Là hai cách khác nhau để các yếu tố quy chiếu có thể thực hiện chức năng của mình trong văn bản. Nó có thể thực hiện chức năng theo kiểu tham chiếu ngược lại phần đã nêu ở trước (hồi chiếu), hoặc cũng có thể thực hiện chức năng theo kiểu định hướng tới phía trước, phía sẽ đến (khứ chiếu).

b. Phép thế và phép tỉnh lược

Phép thế là thay những danh từ, động từ, mệnh đề rõ nghĩa bằng các từ ngữ khơng rõ nghĩa có tư cách tương đương. Cịn tỉnh lược được coi là thế bằng zêrơ (Ø). Ví dụ:

Phép thế

- Thế cho danh từ: thường dùng các từ như: cái đó, cái này, những cái ấy … Ví dụ: Chị đi cái ơ tơ này. Cái ô tô kia đang bị hỏng.

- Thế cho động từ: thường dùng các từ: thế, vậy, làm thế …

Ví dụ: Buổi tối tôi thường đi bộ quanh sân trường. Ngày nào tơi cũng làm

thế.

- Thế cho mệnh đề:

Ví dụ: Dân tộc ta là một dân tộc anh hùng. Ai cũng bảo thế.

Phép tỉnh lược

- Tỉnh lược động từ:

Ví dụ: Cơ giáo chuyện trị giảng giải, khuyên Hà đừng bỏ học. Cuối cùng

Hà bằng lòng (Ø).

- Tỉnh lược mệnh đề:

Ví dụ: “… ngay hơm mới thi xong, cịn phải chờ kết quả, tơi nằm mơ thấy

học thế nào, bà giáo là người thế nào… Về sau Ø đúng hết…” (Nam Cao, Sống mòn).

c. Phép liên kết từ vựng

Là sự sử dụng các yếu tố từ vựng tính có quan hệ nghĩa với nhau bằng cách nào đó làm cho những câu khác nhau có chứa chúng có quan hệ liên kết với nhau. Diệp Quang Ban cho rằng có hai phạm trù chính là lặp từ ngữ và phối hợp từ ngữ. Ngồi ra, tác giả cịn đề cập đến phép nối (nối bằng quan hệ từ, trong đó có 4 kiểu loại nối là: nối theo quan hệ thời gian, nhân quả, bổ sung, nghịch đối). Ông cho rằng, liên kết đặt trên cơ sở nghĩa và các yếu tố ngôn ngữ thường dùng làm phương tiện liên kết có vai trị giải thích cho các yếu tố kia, làm cho các yếu tố kia trở thành cụ thể hoặc xác định, theo một cách nào đó. Điều đó có nghĩa là các phương tiện liên kết khơng chỉ có tác dụng nối kết một cách máy móc hai câu lại với nhau mà mỗi phép liên kết nó có vai trị giải thích nhất định một vai nghĩa nào đó trong văn bản.

4.3.2.2. Một số phương tiện liên kết trong văn bản bình luận

Qua khảo sát ngữ liệu, chúng tơi nhận thấy văn bản bình luận cũng sử dụng nhiều kiểu liên kết khác nhau. Nhưng do bình luận vừa mang đặc điểm của ngơn ngữ báo chí, vừa mang đặc điểm của ngơn ngữ chính luận nên các phương tiện liên kết không sử dụng một cách dàn trải như nhau mà tập trung vào một số phương tiện liên kết chủ yếu, đó là phép quy chiếu và phép lặp từ vựng.

a. Phép quy chiếu trong văn bản bình luận

Văn bản bình luận sử dụng cả 3 dạng trong phép quy chiếu đó là: chỉ ngơi, chỉ định và so sánh.

- Quy chiếu chỉ ngơi, ví dụ:

Trên kênh truyền hình TF1, Tổng thống Xác-cơ-di thừa nhận, việc ông tái tranh cử tổng thống là một “quyết định nặng nề” vì nó được đưa ra trong bối cảnh nước Pháp, EU đã và đang trải qua một loạt cuộc khủng hoảng chưa từng có tiền lệ. Ơng ví mình như là “thuyền trưởng của một con tàu đang trong tâm bão”, và quả quyết rằng ơng là người có thể bảo vệ “một nước Pháp mạnh”, đồng thời kêu gọi lịng tin của tồn dân Pháp. Ông đặt mục tiêu tạo việc làm là tâm điểm

của chương trình tranh cử, coi đây là vấn đề hết sức “nóng bỏng” đối với người dân Pháp, vì trong năm 2011 tỉ lệ thất nghiệp đã tăng lên mức kỉ lục: 9,5%. Ông cũng cam kết sẽ xây dựng Pháp trở thành một đất nước hùng mạnh, mà ở đó xã hội được tổ chức theo nguyên tắc tất cả mọi người khỏe mạnh, đủ sức lao động, đều có việc làm, trong trường hợp khơng có việc làm sẽ được đào tạo nghề, những ai không thể làm việc được nữa sẽ nhận được trợ cấp xã hội… (NDCT,

02/3/2012).

Những từ “ơng” được in đậm trong ví dụ trên là những từ thuộc phạm trù ngơi nhân xưng, nó thay thế cho cụm từ “Tổng thống Xác-cơ-di”, chính vì thế nó có chức năng liên kết văn bản.

- Quy chiếu chỉ định, ví dụ:

Sau khi đình chỉ tư cách thành viên của Xy-ri, Liên đoàn A-rập (AL) lại gây thêm sức ép đối với nước này khi thông qua các biện pháp trừng phạt kinh tế Xy-ri bởi Ða-mát đã phớt lờ “tối hậu thư” yêu cầu cho phép AL triển khai các quan sát viên quốc tế tại Xy-ri. 19 trong số 22 thành viên AL ( trừ I-rắc và Li-băng) ủng hộ trừng phạt kinh tế Xy-ri.

Theo đó, AL sẽ áp dụng ngay lập tức việc cắt giao dịch với Ngân hàng Trung ương Xy-ri, đình chỉ trao đổi kinh tế với Chính phủ Xy-ri, cấm các quan chức cấp cao nước này nhập cảnh các nước A-rập và phong tỏa các tài sản liên quan chính phủ của Tổng thống B.Át-xát. AL cũng quyết định ngừng đầu tư vào Xy-ri và dừng các chuyến bay nối các nước A-rập với nước này. (NDCT, 02/12/2011)

Ở ví dụ này, những từ được in đậm cũng chính là những từ làm nhiệm vụ liên kết, vì nó được đi với yếu tố chỉ định “này”.

- Quy chiếu so sánh, ví dụ:

Theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên Hợp Quốc (FAO), chỉ giá nông sản, lương thực và nhu yếu phẩm hiện tăng cao chưa từng thấy kể từ năm 1990. Trong tháng 1 vừa qua, giá lương thực tăng 3,4% so với tháng 12-2010. Chỉ số giá của 55 mặt hàng thiết yếu đã lên gần 231 điểm, cao hơn mức tại thời điểm

thực thế giới. Viện Trái đất thuộc Ðại học Columbia của Mỹ cho rằng, nhiều loại hàng hóa đã tăng giá tới gần hoặc vượt mức đỉnh của năm 2008, đe dọa nền kinh tế thế giới. (NDCT, 18/3/2011)

Những từ được in đậm trong ví dụ nêu trên là những từ mang nghĩa khơng cụ thể, nhưng có ý nghĩa so sánh. Vì vậy nó cũng làm nhiệm vụ liên kết văn bản.

b. Phép lặp từ vựng trong văn bản bình luận

Phép lặp từ vựng là việc sử dụng từ, cụm từ ở câu trước được lặp lại ở câu sau. Đây cũng là phương tiện liên kết khá phổ biến trong văn bản. Phép lặp từ vựng có khả năng đem lại cho văn bản tính chính xác, rõ ràng, chặt chẽ. Ví dụ:

Thủ tướng Trung Quốc Ơn Gia Bảo vừa thăm chính thức LB Nga và tiến hành cuộc gặp thường niên lần thứ 15 giữa Thủ tướng hai nước, đã có cuộc hội đàm với Thủ tướng V.Pu-tin và trao đổi ý kiến với Tổng thống nước chủ nhà Ð.Mét-vê-đép về những biện pháp ưu tiên nhằm đạt được những mục tiêu của quan hệ hợp tác đối tác toàn diện theo định hướng nêu ra trong tuyên bố chung giữa Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Ðào và Tổng thống Nga Ð.Mét-vê-đép hồi tháng 9-2010.

Hai bên đã cam kết tăng cường quan hệ song phương và thảo luận các kế hoạch hợp tác trên nhiều lĩnh vực quan trọng. Hai bên khẳng định, quan hệ Trung-Nga mang tính chất chiến lược bền vững, ổn định và đang phát triển tốt đẹp. Hai nước đang tiếp tục mở rộng hợp tác kinh tế - thương mại và nhiều lĩnh vực khác. Lãnh đạo cấp cao hai nước tiến hành các cuộc gặp và tham vấn, tạo dựng sự tin cậy chính trị và chiến lược giữa hai nước. Hai bên cho rằng, nền kinh tế hai nước đang đứng trước những cơ hội phát triển mới, nên sự hợp tác song phương sẽ góp phần tích cực thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ và nhanh chóng của nền kinh tế. Nhân dịp này, hai bên đã kí kết 19 hiệp định hợp tác và văn kiện nhằm mở rộng cơ sở pháp lí của quan hệ đối tác chiến lược tồn diện, góp phần phát triển hạ tầng cơ sở cho các mối quan hệ thiết thực. Các thỏa thuận hợp tác mới về các lĩnh vực: cơng nghệ cao, khí đốt, thương mại, nơng nghiệp, tài chính, văn hóa...; xúc tiến thành lập các Khu kinh tế tại vùng biên giới chung. Các hợp đồng

kinh tế mới trị giá tổng cộng 8,5 tỉ USD. Ðáng chú ý là một hợp đồng về năng lượng, theo đó cơng ty Atomstroyexport của Nga sẽ xây dựng thêm hai lò phản ứng hạt nhân tại Nhà máy điện hạt nhân Ðiền Loan hiện đại nhất của Trung Quốc. Lị phản ứng hạt nhân cơng suất 1.000 MW đầu tiên do Nga xây dựng tại Ðiền Loan ở miền đông Trung Quốc, đã đi vào hoạt động từ tháng 6-2007 và lò phản ứng hạt nhân thứ hai đi vào vận hành ba tháng sau đó. Hai bên quyết định sẽ trao đổi thanh toán thương mại bằng đồng rúp và nhân dân tệ, thay vì đồng USD như trước đây. Hai bên cũng nhất trí về một kế hoạch hợp tác đầu tư Nga-Trung cũng như chương trình phối hợp hoạt động giữa các khu vực Viễn Ðông và đông Xi-bi- ri của Nga với vùng đông-bắc Trung Quốc … (NDCT, 3/12/2010).

Đoạn văn trên được trích trong bài bình luận “Quan hệ hợp tác chiến lược giữa Nga và Trung Quốc”. Sự hợp tác về kinh tế - thương mại giữa hai nước được thể hiện khá chi tiết, rõ ràng nhờ các phương thức liên kết, đặc biệt là phép lặp từ vựng (những từ được gạch chân). Rất nhiều từ được lặp trong đoạn, điều này cho thấy phương thức lặp từ vựng là một trong những phương thức liên kết khá phổ biến trong văn bản, đặc biệt là các bài bình luận về sự hợp tác về kinh tế - thương mại giữa các nước trên thế giới.

Một phần của tài liệu Ngôn ngữ bình luận trong báo in tiếng việt hiện nay (Trang 138 - 145)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(179 trang)
w