Đặc điểm của ngơn ngữ báo chí

Một phần của tài liệu Ngôn ngữ bình luận trong báo in tiếng việt hiện nay (Trang 39 - 40)

7. Kết cấu của luận án

1.3.2. Đặc điểm của ngơn ngữ báo chí

Ngơn ngữ báo chí được xem là một trong các phong cách chức năng hoạt động của lời nói. Nó có những đặc thù riêng cho phép nó có vị thế ngang hàng với các phong cách chức năng khác, như: phong cách khoa học, phong cách hành

chính – cơng vụ, phong cách chính luận, phong cách nghệ thuật, phong cách sinh hoạt hàng ngày (khẩu ngữ).

Phong cách ngơn ngữ báo chí được hiểu là khn mẫu thích hợp để xây dựng lớp văn bản thể hiện vai của nhà báo, người đưa tin, người cổ động, người quảng cáo… nghĩa là tất cả những ai tham gia vào hoạt động thông tin của xã hội về các vấn đề thời sự [63, tr.97]. Xuất phát từ góc độ chức năng của báo chí để chỉ ra các đặc trưng của ngơn ngữ báo chí, tác giả Hồng Anh cho rằng ngơn ngữ báo chí có các tính chất như: tính chính xác, tính cụ thể, tính thời sự, tính ngắn gọn, tính đại

chúng, tính định lượng, tính bình giá, tính khn mẫu. [1]

Tạ Ngọc Tấn [88, tr.174] nêu ba đặc trưng của ngơn ngữ báo chí, “một yếu tố sống cịn của tác phẩm báo chí” là: tính chính xác, khách quan; tính tiết kiệm, ngắn gọn, để biểu đạt các thơng điệp một cách chính xác nhất, dễ hiểu nhất trong khuôn khổ văn bản giới hạn của mặt báo; và tính phổ cập xã hội. Những đặc trưng này đặt ra yêu cầu đối với việc chọn lọc sử dụng từ, kết cấu câu, ngữ đoạn và toàn văn bản, đảm bảo mối quan hệ hợp lí giữa các bộ phận, chi tiết trong tác phẩm và cách diễn đạt đơn giản, dễ hiểu.

Randall [123] quan niệm rằng “Tất cả những bài báo hay đều có cái gì đó chung. Chúng đều rõ ràng, dễ đọc, sử dụng ngơn ngữ sinh động, gây phấn khích và tạo sự giải trí. Những điều đó đúng với bất kì ngơn ngữ nào bạn dùng để viết báo”.

Dương Văn Quảng cho rằng “ngơn ngữ báo chí là một hiện tượng xã hội và đối tượng của nó (người đọc) đơi khi được nhìn nhận như là một “mục tiêu” cần đạt tới. Người làm báo ln tìm cách thuyết phục và lơi cuốn người đọc bằng cách

HÀNH NGÔN (DIỄN NGÔN) NHÀ

BÁO

NGƯỜI NHẬN TIN

lồng vào ngôn bản một ý thức hệ tư tưởng, định hướng dư luận, đưa ra những cách xử thế khác nhau và cuối cùng là tạo ra ở người đọc một thái độ mà người làm báo mong muốn” [78, tr.42-47].

Một phần của tài liệu Ngôn ngữ bình luận trong báo in tiếng việt hiện nay (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(179 trang)
w