Ngân hàng Nhà nước, với vai trò là cơ quan quản lý trực tiếp các hoạt động của NHTM. Để hoạt đông các NHTM có hiệu quả, NHNN nên xem xét:
Thứ nhất, nâng cao vị thế của NHNN, đảm bảo NHNN là ngân hàng trung ương thực
sự, độc lập tự chủ trong xây dựng và điều hành chính sách tiền tệ. Chính sách tiền tệ phải phù hợp với cơ chế thị trường, phù hợp với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, linh hoạt, đảm bảosự ổn định tiền tệ, kiểm soát lạm phát, bảo đảm an toàn hệ thống tiền tệ – ngân hàng, góp phần tạo dựng môi trường vĩ mô thuận lợi cho tăng trưởng kinh tế.
Thứ hai, hoàn thiện hệ thống văn bản chính sách. Để phát triển kinh tế đặc biệt trong
giai đoạn hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng của nền kinh tế Việt Nam, việc hoàn thiện hệ thống văn bản chính sách của NHNN có ý nghĩa quan trọng trong việc điều hành hoạt động của các NHTM trên tất cả các hoạt động. Chính vì vậy, một yêu cầu đặt ra là NHNN nên xem xét và tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản đảm bảo hoạt động của các NHTM an toàn hiệu quả phù hợp với các quy định, các quy ước yêu cầu đối với quá trình hội nhập của ngành ngân hàng Việt Nam.
Thứ ba, đẩy nhanh tiến độ hiện đại hoá ngân hàng. Thực hiện nâng cấp hệ thống máy
móc thiết bị, chương trình đảm bảo cho hệ thống thanh toán nhanh chóng, chính xác.
Thứ tư, nâng cao chất lượng hoạt động thanh tra NHTM. Công tác thanh tra hoạt
động cần thực hiện thường xuyên hơn và nâng cao tình độ đội ngũ thanh tra viên để có khả năng phát hiện kịp thời các sai sót, xu hướng lệch lạc hoạt động ngân hàng …để chỉ đạo và phòng ngừa, chỉnh sửa và khắc phục một cách triệt để.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Trên cơ sở phân tích thực trạng năng lực tài chính ngân hàng của BIDV trong giai đoạn 2007-2009, tác giả đã đưa ra những nguyên nhân tồn tại khách quan và chủ quan, đồng thời học hỏi kinh nghiệm về nâng cao năng lực tài chính trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của các ngân hàng trong nước và quốc tế, trên cơ sở định hướng, mục tiêu nâng cao năng lực tài chính của BIDV đến 2015, trong Chương 3 Luận văn đã đưa ra một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao năng lực tài chính ngân hàng tại BIDV như tăng vốn chủ sở hữu, nâng cao chất lượng tài sản, nguồn vốn, nâng cao khả năng thanh khoản, khả năng sinh lời,phát triển nguồn nhân lực, công nghệ, chính sách và cơ chế điều hành, quản lý.
KẾT LUẬN
Không ai có thể phủ nhận rằng, hoạt động kinh doanh của NHTM đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế nói chung, hệ thống ngân hàng là huyết mạch của nền kinh tế. Trên cơ sở lý luận và thực tiễn đó, BIDV trong những năm vừa qua đã góp phần rất lớn vào công cuộc đổi mới và hiện đại hoá đất nước. Tuy nhiên, hiện nay tiềm lực về tài chính của ngân hàng vẫn còn rất thấp, việc nâng cao nâng lực tài chính của ngân hàng đang là vấn đề bức thiết đòi hỏi BIDV cần có các chiến lược, biện pháp rõ ràng để có thể nâng cao năng lực tài chính của mình, để có thể phát triển và cạnh tranh với các ngân hàng trong nước và thế giới. Trên cơ sở vận dụng các phương pháp nghiên cứu, bám sát mục tiêu, phạm vi nghiên cứu, luận văn đã hoàn thành các nhiệm vụ sau:
Thứ nhất, tìm hiểu các lý luận cơ bản về các chỉ số tài chính quan trọng nhất phản ánh năng lực tài chính và các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực tài chính của một ngân hàng thương mại.
Thứ hai, luận văn nghiên cứu tổng quát về tổ chức và hoạt động của BIDV, đi sâu phân tích, lý giải thực trạng tài chính của BIDV trong thời gian vừa qua, qua đó đánh giá được những nguyên nhân dẫn đến những tồn tại trong năng lực tài chính của BIDV.
Thứ ba, trên cơ sở đánh giá thực trạng tài của BIDV trong thời gian vừa qua, luận văn đã đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực tài chính của BIDV trong thời gian tới. Luận văn cũng đưa ra một số kiến nghị với NHNN, với Nhà nước. Với xu thế phát triển hiện nay, nâng cao năng lực tài chính của ngân hàng thương mại sẽ được các ngân hàng, những nhà khoa học, người làm chuyên môn nghiên cứu, phát triển và hoàn thiện nó phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội.
Do thời gian có hạn cũng như khó khăn trong quá trình tiếp cận với các tài liệu nước ngoài, nội dung nghiên cứu lại rộng và phức tạp nên bài viết không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong sự đóng góp của các thầy, cô cùng các bạn để công trình được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của TS.Phạm Hoài Bắc, các thầy cô giáo trong khoa Ngân hàng- Tài chính, các anh chị ở BIDV và gia đình đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành tốt đề tài luận văn này.
1. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (1997), Luật các tổ chức tín dụng, NXB Thống Kê, Hà Nội
2. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2004), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng, NXB Thống Kê, Hà Nội
3. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2005), Quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN ngày 19/04/2005 về việc ban hành “Quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng”.
4. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2007), Quyết định số 03/2007/QĐ-NHNN ngày 19/1/2007 về việc bổ sung,chỉnh sửa Quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN ngày 19/04/2005
5. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2010), Thông tư số 13/2010/TT-NHNN ngày 20/05/2010 về việc quy định các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng
6. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2008), Quyết định số 13/2008/NHNN ngày 29/04/2008 về việc quy định về mạng lưới hoạt động của ngân hàng thương mại
7. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (2005-2009) Báo cáo thường niên,
các Nghị quyết, Báo cáo nội bộ.
8. Peter S.Rose, 2001, Quản trị Ngân hàng thương mại, NXB Tài chính.
9. TS Phan Thị Thu Hà & TS Nguyễn Thị Thu Thảo, 2002, Ngân hàng thương mại quản trị và nghiệp vụ, NXB Thống kê.
10. TS Lê Văn Tâm, 2000, Giáo trình Quản trị chiến lược, NXB Thống kê 11. TS. Phạm Ngọc Ánh, 2000, Thanh tra tài chính, NXB Tài chính.
12. TS. Nguyễn Văn Tiến (2005), Giao dịch thương mại của ngân hàng thương mại trong điều kiện nền kinh tế thị trường ở Việt Nam, Nhà xuất bản Tư pháp. 13. TS. Nguyễn Minh Kiều (2007), Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, Nhà xuất bản
Thống kê, Hà Nội
14. PGS. TS Trần Huy Hoàng (2007), Quản trị ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Lao động Xã hội, Hà Nội.
15. Báo cáo thường niên 2009 của các Ngân hàng TM VN. 16. The Asianbanker, http://www.theasianbanker.com website 17. Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam, Website www.sbv.gov.vn 18. Thời Báo kinh tế Sài gòn, Website:
http://www.thesaigontimes.vn/Home/taichinh/tiente/24854/(TS.Trương Quang Thông (Đại học Kinh tế TPHCM)
19.http://www.saga.vn