Môi trường vi mô

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực tài chính ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam (Trang 39 - 52)

Chiến lược kinh doanh của một ngân hàng là một chương trình hoạt động tổng thể và dài hạn nhằm tạo ra một bước phát triển nhất định của ngân hàng, là sự cam kết trước về các mục tiêu cơ bản, toàn diện mà một ngân hàng cần phải đạt được và sự phân bổ các nguồn lực quan trọng để đạt các mục tiêu đó trong môi trường hoạt động tương lai.

Như vậy, chiến lược kinh doanh của ngân hàng được xây dựng phải dựa trên cơ sở Chính sách về tài chính của Chính phủ, sự phát triển của hệ thống tài chính và thực tế hoạt động kinh doanh của ngân hàng để đảm bảo tính kế thừa, phải dễ dàng thay đổi để thích ứng với những thay đổi của thị trường theo từng giai đoạn, từng thời kỳ cụ thể. Nội dung của chiến lược phải đảm bảo đầy đủ, rõ ràng, có tính thuyết phục và khả thi cao.

Khi một mục tiêu được đưa vào chiến lược kinh doanh của ngân hàng điều này có ý nghĩa: Thể hiện mục tiêu này đã được Ban lãnh đạo ngân hàng định hướng trong dài

hạn; ngân hàng sẽ phải chuẩn bị yếu tố nguồn lực phù hợp với điều kiện và môi trường kinh doanh để đảm bảo mục tiêu được thực hiện; Chiến lược kinh doanh không phải những đường hướng vô định mà luôn hướng đến mục đích, mục tiêu nhất định với ý nghĩa là kết quả chung, khái quát nhất của quá trình kinh doanh mà ngân hàng cần đạt được trong tương lai. Vì vậy khi mục tiêu nâng cao năng lực tài chính được thể hiện trong chiến lược kinh doanh của ngân hàng là một đảm bảo chắc chắn cho sự thành công.

1.3. Kinh nghiệm nâng cao năng lực tài chính của một số NHTM thế giới và bài học rút ra đối với Việt Namhọc rút ra đối với Việt Nam học rút ra đối với Việt Nam

1.3.1. Kinh nghiệm nâng cao năng lực tài chính của một số NHTM thế giới.

Trong bối cảnh nền kinh tế ngày càng hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, tất yếu nền kinh tế Việt Nam nói chung và các Ngân hàng thương mại Việt Nam nói riêng đều phải từng bước học tập, thích nghi với môi trường cạnh tranh đầy khốc liệt để tồn tại và phát triển. Đối với các Ngân hàng thương mại Việt Nam, đang có quy mô nhỏ và tiềm lực tài chính còn rất nhiều hạn chế thì việc học tập, theo dõi đánh giá và tích lũy kinh nghiệm từ các nước đi trước để có các biện pháp nâng cao năng lực tài chính của mình là hết sức quan trọng.

Trong hơn 20 năm lại đây, chúng ta đã chứng kiến nhiều cuộc suy thoái kinh tế,tài chính ngân hàng diễn ra ở tầm quốc gia, khu vực và trên thế giới như cuộc suy thoái kinh tế của nước Nhật Bản bắt đầu tư năm 1988 (cho đến nay nền kinh tế Nhật Bản vẫn trong giai đoạn khó khăn, chịu tác động nặng nề từ khủng hoảng năm 1988); cuộc khủng hoảng tài chính khu vực Đông Nam Á (1997-1998), và gần đây là cuộc khủng hoảng tài chính, kinh tế trên thế giới đặc biệt là tại Mỹ. Các cuộc khủng hoảng đó đã cho thấy hệ thống các ngân hàng nói chung và ngân hàng thương mại nói riêng đã bộc lộ nhiều vấn đề về năng lực tài chính. Do vậy, việc nâng cao năng lực tài chính các Ngân hàng thương mại không chỉ diễn ra tại các quốc gia đang phát triển mà ngay cả những ngân hàng ở các quốc gia phát triển như Mỹ, Châu Âu .. Những kinh nghiệm quý báu này cần được xem xét đánh giá để rút ra những

bài học kinh nghiệm cho các NHTM Việt Nam cũng như bản thân các nhà hoạch định chính sách, điều hành thị trường tài chính, ngân hàng.

Mở cửa thị trường tài chính.

Trong thời gian dài, các nước khu vực Đông Nam Á và Đông Á chạy theo chính sách tự do hóa thị trường tài chính, nhằm tăng cường hội nhập và tận dụng tối đa luồng vốn gián tiếp để thúc đẩy phát triển kinh tế

Việc mở cửa thị trường tài chính giúp luồng vốn lưu thông từ quốc gia này sang quốc gia khác một cách dễ dàng, các biện pháp mà nhiều quốc gia sử dụng là thả nổi các giao dịch ngoại hối, kiểm soát lòng dòng vốn gián tiếp, lãi suất được xác định dựa trên cung cầu thị trường. Nhà Nước tham gia điều tiết thông qua các chính sách kinh tế vĩ mô. Kinh nghiệm cho thấy, việc mở rộng của thị trường tài chính giúp cho các Ngân hàng thương mại tại quốc gia đó có điều kiện phát triển năng động hơn, tuy nhiên từ cuộc khủng hoảng tài chính khu vực Đông Nam Á cho thấy việc tự do hóa mạnh thị trường tài chính trong khi năng lực hệ thống tài chính, hệ thống ngân hàng chưa thực sự đủ mạnh là một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến khủng hoảng. Hàng loạt các Ngân hàng thương mại, Ngân hàng đầu tư và Công ty tài chính phá sản hoặc chịu tác động nặng nề

Sắp xếp, cơ cấu lại các Ngân hàng.

Sau khủng hoảng tài chính tiền tệ năm 1997 nhằm tăng năng lực cạnh tranh một số ngân hàng thương mại trong khu vực đã thực hiện một số giải pháp như:

+ Xử lý triệt để các khoản nợ xấu:

Các nước (Trung Quốc, Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản…) đều thành lập các Công ty mua bán nợ hay công ty khai thác tài sản (AMC) có nhiệm vụ mua lại nợ của các NHTM với mục tiêu đẩy nhanh quá trình lành mạnh hoá tài chính. Đồng thời thực hiện cải cách quản lý nợ và phân loại nợ thành 5 cấp dựa trên mức độ rủi ro nhằm tạo điều kiện cho các ngân hàng tập trung hơn vào hoạt động kinh doanh chính của mình.

Bán đấu giá nợ xấu cho ngân hàng nước ngoài để các NHTM nhà nước thu hồi một phần vốn từ tài sản có không sinh lời, nâng cao tiềm lực tài chính. Chính phủ Trung Quốc cho phép Tập đoàn tài chính Morgan Stanley của Mỹ và Deutsche Bank của Đức mua số nợ xấu với giá 171 triệu (chỉ bằng 1/3 khoản nợ ban đầu). Hàn Quốc đã bán 51% Korea Firt Bank cho New Bridge Bank (Mỹ).

+ Trích lập dự phòng đầy đủ.

Đa số các nước đều áp dụng hệ thống phân loại tín dụng dựa trên yếu tố rủi ro. Theo cách phân loại này, khoản cho vay được phân chia thành 2 loại: Khoản cho vay ở mức độ chấp nhận được gọi là khoản cho vay có hiệu quả, được trích dự phòng ở tỷ lệ chung. Khoản cho vay liệt kê vào danh sách theo dõi gồm: Khoản cho vay có dấu hiệu rủi ro (thể hiện ở khả năng trả nợ, giá trị tài sản thế chấp không hợp lý, trì hoãn trả nợ…); Khoản vay bị nghi ngờ khó thu hồi (các tiêu thức trên là xác thực và có xu hướng xấu đi); Khoản vay khó thu hồi được và có khả năng phải xoá nợ. Dựa vào mức độ rủi ro của các khoản vay, các NH sẽ có tỷ lệ dự phòng phù hợp. Tỷ lệ trích sẽ tăng cao hơn khi khoản vay càng có dấu hiệu khó thu hồi.

+ Chuyển đổi mô hình hoạt động.

Trước năm 1994, nhiều ngân hàng thương mại quốc doanh được được thành lập và hoạt động theo mô hình chuyên doanh: Ngân hàng đầu tư, Công thương, Nông nghiệp ... tuy nhiên từ năm 1994-1999, Trung Quốc đã thực hiện chuyển đổi 04 Ngân hàng lớn nhất của mình từ ngân hàng chuyên doanh sang hoạt động theo mô hình ngân hàng thương mại, đồng thời lập 03 Ngân hàng chuyên doanh thực thi các chính sách của Chính phủ là Ngân hàng phát triển Nông nghiệp Trung Quốc, ngân hàng phát triển Trung Quốc và Ngân hàng xuất nhập khẩu Trung Quốc.

Sau khủng hoảng năm 2008, nhiều ngân hàng Mỹ đã chuyển đổi mô hình hoạt động từ ngân hàng đầu tư (investment banking) sang mô hình ngân hàng đa năng để mở rộng cơ hội kinh doanh, nâng cao năng lực tài chính.

Ngân hàng được đánh giá là những nhà đầu tư chuyên nghiệp trên thị trường chứng khoán, không thể phủ nhận trong thời gian qua, nhiều ngân hàng đã thu được những khoản lợi lớn từ việc tham gia thị trường chứng khoán. Nhưng cuộc khủng hoảng tài chính 2008 cho thấy vấn đề này cần được xem xét lại, cùng với việc cho vay dưới chuẩn và sự tham gia tích cực của ngân hàng trong quá trình chứng khoán hóa bất động sản đã dần đến cuộc khủng hoảng tài chính tồi tệ nhất trong hơn 70 năm qua.

Cấp thêm vốn nhằm nâng cao năng lực tài chính các Ngân hàng:

Tại Trung Quốc việc các Ngân hàng thương mại Quốc doanh được Nhà Nước thực hiện cấp vốn nhằm nâng cao năng lực tài chính, năng lực cạnh tranh diễn ra mạnh mẽ trong thời gian qua, cụ thể: Năm 1998, Bộ Tài chính Trung quốc đã cấp tổng cộng 33 tỷ usd cho các Ngân hàng thương mại Quốc doanh; năm 2003 cấp 45 tỷ usd cho 02 Ngân hàng là Bank of China (BOC) và Construction Bank of China (CBC); tháng 5 năm 2005 cấp 15 tỷ usd cho Ngân hàng Công thương Trung Quốc (ICBC). Ngoài ra năm 2004, Trung quốc còn hỗ trợ 02 ngân hàng BOC và CBC phát hành gần 50 tỷ nhân dân tệ trái phiếu tăng vốn

Việc sáp nhập ngân hàng

Việc sáp nhập NH để trở thành tập đoàn tài chính NH có số vốn lớn với sức cạnh tranh cao như: Năm 1998 Ngân hàng Travelers Groupđã thôn tính CITICORP với giá 140 tỷ USD để thành lập nên tập đoàn CITI GROUP, năm 2004 North Fork Bancorporation Inc đã mua The Trust Company of New Jerseyvới giá 726 tỷ USD, và gần đây năm 2008 Bank of America đã mua Merrill Lynch với giá 50 tỷ USD. Năm 1999 hai NH Pháp là BNP và Paribas- Societé- Génerale tiến hành hợp nhất trị giá 37,7 tỷ USD; Deusche Bank của Đức mua lại Banker Trust của Mỹ; Ở Nhật có UFJ Holdings và Mitsubishi-Tokyo Financial Group (MTFG) kết hợp lại thành một, trên thực tế có thể nhìn nhận UFJ Holdings đã bị MTFG thôn tính

Theo đánh giá của các nhà kinh tế, xu hướng sáp nhập làm thay đổi sâu sắc quan niệm về sức mạnh kinh tế và thực tế đã đem lại lợi ích to lớn đối với những NH sáp nhập. Việc sáp nhập đã tạo ra những thể chế NH với tổng số vốn hàng trăm tỷ USD,

có khả năng huy động vốn cũng như đầu tư vào các công trình có qui mô lớn, lợi nhuận lớn hơn nhiều. Các cuộc sáp nhập làm tăng khả năng hỗ trợ giữa các bên, loại bỏ được nguy cơ đối đầu cạnh tranh, tạo ra những cơ hội mới đối với các tập đoàn, NH thành viên về khả năng mở rộng thị trường, giảm chi phí, tận dụng những lợi thế về khoa học công nghệ để đánh bại những NH có năng lực yếu hơn.

Sau khủng hoảng tài chính 2008, xu hướng sáp nhập các Ngân hàng diễn ra mạnh mẽ hơn bao giờ hết, riêng năm 2008 tại Mỹ đã có 08 vụ sáp nhập lớn với tổng giá trị giao dịch lên đến 95 tỷ USD.

Cổ phần hóa, bán cổ phần ra công chúng, niêm yết trên thị trường chứng khoán để huy động vốn.

Trung Quốc là một trong những quốc gia được đánh giá là khá thành công trong việc cổ phần hóa các ngân hàng TMQD và chào bán cổ phiếu ra công chúng cũng như cho các nhà đầu tư chiến lược nước ngoài. Đơn cử trường hợp gần đây, năm 2006 Ngân hàng Công thương Trung Quốc (ICBC), một ngân hàng quốc doanh đã thực hiện cổ phần hóa và thực hiện IPO thu về 21.9 tỷ USD, là đợt IPO lớn nhất lịch sử. ICBC còn bán cổ phần cho các nhà đầu tư nước ngoài thu về lượng vốn lớn; bán cho Goldman Sachs 5.75% vốn điều lệ thu về 2.6 tỷ USD, bán cho Allianzn AG (Đức) thu về 1 tỷ USD và American Express thu về 200 triệu USD.

Chính phủ các nước hỗ trợ ngân hàng bằng nhiều cách như

Hoàn thiện các Bộ Luật, văn bản pháp qui về tiền tệ, ngân hàng; cung cấp vốn cho công ty bảo hiểm tiền gửi từ nguồn vốn ngân sách để công ty này trực tiếp hỗ trợ NH; thành lập uỷ ban cơ cấu lại NH hoặc thành lập một tổ chức (công ty) quản lý tài sản NH được giao đặc quyền xử lý các vấn đề của NH, sử dụng trái phiếu Chính phủ để tái cấp vốn cho các NH hoặc xử lý nợ…

Tại Mỹ, trong thời gian diễn ra cuộc khủng hoảng tài chính, Chính phủ Mỹ đã chi hàng trăm tỷ đô la trong gói cứu trợ kinh tế để hỗ trợ các ngân hàng nâng cao năng

lực tài chính vượt qua khó khăn (Bank of America nhận 20 tỷ USD)

1.3.2. Bài học đối với Việt Nam.

Từ thực tế tại Việt Nam và kinh nghiệm nâng cao năng lực tài chính của NH các nước, chúng ta có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm về các giải pháp nâng cao năng lực tài chính của các NHTM Việt Nam để có thể phát triển ổn định bền vững và hội nhập quốc tế.

Thứ nhất: Bài học trong việc hoạch định chính sách hỗ trợ các Ngân hàng thương mại nâng cao năng lực tài chính của Chính phủ.

- Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý liên quan đến hoạt động NH như: hoàn thiện các Bộ luật, văn bản pháp quy về tiền tệ, tự do hoá lãi suất, hoạt động ngân hàng, hoàn thiện quy chế giám sát.Tháo gỡ cho NH về cơ chế chính sách, các định chế liên quan đến hoạt động tài chính về trích lập dự phòng, xử lý rủi ro, tăng nguồn lực tài chính về quản lý nguồn nhân lực, tiền lương, tuyển dụng, về quan hệ quản lý, quản trị điều hành, về hạch toán kế toán theo thông lệ quốc tế, xử lý dứt điểm nợ quá hạn, đa dạng hóa sở hữu…

- Chính phủ ủng hộ tự do hoá, hội nhập với hệ thống tài chính, ngân hàng thế giới. Nhưng cần đưa ra một lộ trình với các bước đi cụ thể, tránh gây sốc cho các ngân hàng. Bên cạnh đó Chính phủ cần đưa ra các giải pháp để tạo điều kiện thuận lợi cho các NHTM hội nhập quốc tế như: mở rộng và đẩy mạnh hoạt động của thị trường tài chính, chứng khoán, tiền tệ. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát các hoạt động của ngân hàng.

- Ngoài ra, đối với các Ngân hàng thương mại Quốc Doanh, Chính phủ cần bổ sung vốn và nguồn lực cho các ngân hàng thương mại thông qua việc cấp thêm vốn, phát hành trái phiếu tăng vốn, cho phép các ngân hàng thương mại giữ lại các khoản thuế phải nộp để tăng vốn, tháo gỡ các cơ chế chính sách tài chính, hình thức sở hữu

để các NHTMNN có đủ điều kiện về qui mô vốn và tài sản để mở rộng qui mô hoạt động, ổn định, an toàn, bền vững phát triển và hội nhập.

- Thực hiện việc cơ cấu lại cùng với việc xây dựng các thể chế hoạt động phù hợp với sự phát triển và tiến trình hội nhập. Việc cơ cấu lại NH ở các nước đang phát triển nhằm tạo ra một hình ảnh NH lành mạnh hơn. Để đẩy nhanh quá trình cơ cấu lại NH, nhiều nước đã thành lập cơ quan cơ cấu lại NH. Cơ quan này giúp Chính phủ đề ra các giải pháp cụ thể để cải tổ và nâng cao năng lực tài chính của NHTM

Thứ hai: bài học cho các Ngân hàng thương mại Việt nam trong việc nâng cao năng lực tài chính.

Bên cạnh việc Chính phủ tạo điều kiện kinh tế vĩ mô thuận lợi, các NHTM phải tự rút ra được bài học cho chính mình trong việc nâng cao năng lực tài chính ngân hàng. Cụ thể:

- Hiện nay, các NHTM Việt Nam đang trong tình hình tài chính chưa đủ mạnh để cạnh tranh với các NH trong khu vực thể hiện ở số nợ xấu không có khả năng thu hồi lớn, tỷ lệ an toàn vốn thấp, vì vậy để nâng cao năng lực tài chính trước hết cần tập trung xử lý dứt điểm nợ tồn đọng, nợ xấu, để lành mạnh hoá tình hình tài chính, nhằm tăng vị thế, sức cạnh tranh, tăng sức chịu đựng rủi ro, đẩy mạnh khả năng thanh khoản. Tập trung quản lý chặt rủi ro trong việc tham gia vào thị trường chứng khoán, cùng với việc thực hiện tăngvốn tự có.

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực tài chính ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam (Trang 39 - 52)