Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực tài chính ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam (Trang 82 - 107)

Trong môi trường hội nhập kinh tế quốc tế, với những yêu cầu chuẩn mực khắt khe theo thông lệ, đòi hỏi BIDV phải nhận thức hạn chế và nguyên nhân ảnh hưởng đến năng lực tài chính.

2.3.2.1. Hạn chế và nguyên nhân từ BIDV

Thứ nhất: Vốn chủ sở hữu thấp

Vốn chủ sở hữu mặc dù đã được tăng lên trong những năm qua làm cơ sở cho việc nâng cao năng lực tài chính, song quy mô của vốn vẫn còn ở mức thấp do vốn chủ sở hữu của BIDV phần lớn do Nhà nước cấp, đây là một ưu thế nhưng cũng là hạn chế của BIDV. Điều này đã làm cho hệ số an toàn tối thiểu của BIDV mặc dù theo chuẩn mực kế toán Việt Nam đạt 9.53% năm 2009, tuy nhiên theo chuẩn mực kế toán quốc tế thì tỷ lệ này mới đạt mức 7.55%, chưa đạt tiêu chuẩn quốc tế về an toàn vốn tổi thiểu là 8%.

Thứ hai: Tỷ lệ nợ xấu và nợ nhóm 2 của BIDV vẫn còn cao

Nợ xấu của BIDV đã giảm đáng kể qua các năm tuy nhiên nợ xấu của BIDV vẫn còn cao. Nợ xấu giảm không phải do chất lượng tín dụng của BIDV được cải thiện mà do ngân hàng đã sử dụng quỹ DPRR để xử lý một lượng lớn nợ xấu ra ngoại bảng, biện pháp này đã làm giảm đáng kể dư nợ xấu, tính đến 31/12/2008 đã làm giảm hơn 9.000 tỷ đồng dư nợ xấu.

Bên cạnh nợ xấu thì nợ nhóm 2 tuy đã giảm dần nhưng vẫn còn ở mức cao.Nợ nhóm 2 của BIDV giai đoạn 2007 – 2009 đạt tương ứng 23.4%, 17.8% và 13.1%. Đây là nhóm nợ dễ có nguy cơ phát sinh nợ xấu trong tương lai và để đảm bảo an toàn trong hoạt động tín dụng, BIDV cần thiết phải kiểm soát cả nợ nhóm 2, duy trì ở mức dưới 12% theo khuyến nghị của tổ chức xếp hạng rủi ro đối với các tổ chức tín dụng trên thế giới Moody’s

Thứ ba: Khả năng sinh lời chưa cao

2009 đạt 0.95% và 16%, đạt mức trung bình theo chuẩn quốc tế. Tuy nhiên con số này còn khá khiêm tốn so với tiềm lực của BIDV, khi mà BIDV được xem là một trong những ngân hàng có quy mô lớn nhất của Việt Nam, lãi cận biên ròng có xu hướng giảm. Nguyên nhân do kỳ hạn huy động chưa thật phù hợp với lãi suất cho vay đặc biệt là về dài hạn, nợ xấu vẫn chiếm tỷ trọng lớn.

Bên cạnh đó, BIDV vẫn chưa có sự chuyển dịch mạnh mẽ về cơ cấu thu nhập, tỷ lệ thu từ lãi vẫn chiếm tỷ trọng lớn, thu từ hoạt động ngoài lãi vẫn chiếm tỷ trọng thấp.Nguyên nhân là mặc dù BIDV đã có định hướng và đang triển khai các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng bản lẻ hiện đại nhưng những sản phẩm này vẫn chưa phát huy hết hiệu quả, chưa đem lại nguồn thu cho ngân hàng.

2.3.2.2. Nguyên nhân khách quan

Thứ nhất: Môi trường pháp lý chưa hoàn thiện của Việt Nam

Mặc dù môi trường pháp lý đã có những thay đổi và chuyển biến tích cực trong những năm vừa qua đối với lĩnh vực tài chính ngân hàng. Tuy nhiên, xét hệ thống luật pháp và các văn bản dưới luật, hướng dẫn thi hành còn thiếu và chưa đồng bộ, chưa thực sự phù hợp với tình hình thực tế. Các văn bản pháp quy về hoạt động ngân hàng chủ yếu được xây dựng trên cơ sở các giao dịch thủ công với nhiều loại giấy tờ và quy trình xử lý nghiệp vụ phức tạp.

Các cá nhân và tổ chức nói chung ở Việt Nam chưa thực sự tuân thủ theo các quy định của pháp luật, ý thức chấp hành pháp luật không cao. Thực tế cho thấy, trên 50% khách hàng không thực hiện đúng các quy định của Pháp luật về kế toán thống kê, số liệu kế toán báo cáo vẫn còn xảy ra tình trạng khác nhau ở các nơi nhận báo cáo. Đây cũng là một trong những điểm mà số liệu để làm cơ cở cho ngân hàng thẩm định và quyết định cho vay do vậy có thể làm tăng khả năng rủi ro cho hoạt động ngân hàng.

Những hạn chế về hệ thống pháp luật và thi hành luật pháp nêu trên dẫn đến việc áp dụng và vận hành trong quá trình hoạt động của các NHTM có nhiều khó khăn, chưa khuyến khích các NHTM mở rộng hoạt động.

Thứ hai: Trung tâm thông tin tín dụng chưa phát huy vai trò của mình

Trung tâm thông tin tín dụng là một công cụ của NHNN hỗ trợ hiệu quả cho hoạt động tín dụng của NHTM. Tuy nhiên, hiện nay Trung tâm thông tin tín dụng chưa thực sự trở thành NH dữ liệu đáng tin cậy nhất cho tất cả các NH. Các thông tin tại đây cũng chưa cập nhật đầy đủ nhất về sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp. Do đó cũng ảnh hưởng đến việc thu thập và tìm hiểu thông tin có chất lượng cao về khách hàng vay vốn, từ đó ảnh hưởng gián tiếp đến chất lượng tín dụng của NH.

Thứ ba: Chế độ tài chính, kế toán ngân hàng chưa phù hợp với chuẩn mực quốc tế

Mặc dù đã có nhưng thay đổi mạnh mẽ trong hệ thống luật pháp về kế toán ngân hàng, tín dụng theo hướng phù hợp với quốc tế. Tuy nhiên, hiện nay giữa các quy định hiện hành của hệ thống tín dụng, kế toán Việt Nam và chuẩn mực quốc tế có khoảng cách khá lớn. Điều này đã ảnh hưởng lớn đến việc đánh giá năng lực tài chính thực tế của một ngân hàng, đến việc phân loại nợ, trích lập DPRR, hệ số an toàn vốn CAR, … Thực tế này đã che đậy những yếu kém của các NH bấy lâu nay và làm lệch lạc các quyết định phân bổ nguồn lực của nền kinh tế cũng như quyết định cho vay của các NH.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Chương 2 của Luận văn đã phân tích được thực trạng năng lực tài chính của BIDV trong giai đoạn 2007-2009. Từ thực trạng này tác giả đã đưa ra được bức tranh toàn cảnh về thực trạng tài chính của BIDV, trên cơ sở đó có những đánh giá về những kết quả đạt được cũng như những hạn chế về năng lực tài chính của BIDV trong thời gian qua, đồng thời phân tích những nguyên nhân chủ quan và khách quan của những tồn tại. Đây là cơ sở cho việc đưa ra những giải pháp nâng cao năng lực tài chính của BIDV trong Chương 3.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CỦA NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM 3.1. Chiến lược kinh doanh của BIDV trong quá trình hội nhập

3.1.1. Xác định mục tiêu.

Với phương châm hoạt động là “Chất lượng – Tăng trưởng bền vững -Hiệu quả - An toàn”, BIDV đã xác định từng mục tiêu kinh doanh cụ thể như sau:

Chất lượng- Nâng cao chất lượng hoạt động thông qua việc phân loại nợ xấu, phấn

đấu trích đủ dự phòng rủi ro đối với dư nợ tín dụng thương mại, tăng cường kiểm soát và hạn chế nợ xấu phát sinh. Nâng cao chất lượng sản phẩm - dịch vụ cung ứng cho khách hàng, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng.

Tăng trưởng bền vững- Mở rộng và tăng thị phần hoạt động dịch vụ, huy động

vốn, đảm bảo tăng trưởng qui mô phù hợp với năng lực tài chính và khả năng kiểm soát được rủi ro, đẩy mạnh hoạt động dịch vụ, tập trung vào các dịch vụ, dịch vụ tài chính, đưa vào khai thác các sản phẩm - dịch vụ mới, ứng dụng công nghệ hiện đại. Tiếp tục mở rộng và phát triển mạng lưới ở các thành phố trọng điểm, các tỉnh, vùng kinh tế.

Hiệu quả- Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động thông qua việc điều chỉnh cơ

cấu tài sản nợ tài sản có theo hướng: tăng hoạt động dịch vụ, hoạt động đầu tư vốn, tăng tín dụng ngắn hạn trong đó tập trung vào tín dụng thương mại xuất nhập khẩu, tín dụng ngoài quốc doanh, tín dụng tiêu dùng,… tập trung cho những khu vực, lĩnh vực, ngành nghề, địa bàn có khả năng sinh lợi và nguồn thu tín dụng lớn nhằm đảm bảo tăng trưởng nhưng vẫn an toàn và hiệu quả.

An toàn- Tiếp tục nâng cao năng lực tài chính phấn đấu đạt chi tiêu an toàn vốn

theo đúng lộ trình của NHNN, theo thông lệ và chuẩn mực quốc tế.

hoạt động bán lẻ, phát triển và khai thác thị trường mới, nâng cao năng lức quản lý rủi ro, cải thiện và phát triển hệ thống CNTT, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đa dạng hóa sản phẩm, xây dựng văn hóa doanh nghiệp và phát triển thương hiệu.

3.1.2. Hoạch định chiến lược

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng hậu WTO của Việt Nam, trên cơ sở đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh đạt được trong thời gian qua, BIDV đã xây dựng thành công chiến lược hoạt động giai đoạn năm 2006 – 2010 và tầm nhìn chiến lược đến năm 2015 dưới sự trợ giúp và tư vấn của các tổ chức quốc tế. Kế hoạch chiến lược này đã được BIDV xây dựng một cách công phu, bài bản và khoa học dựa trên những phân tích đầy đủ về môi trường kinh tế - chính trị - xã hội, nắm bắt cơ hội thị trường, cơ hội hợp tác kinh doanh, nhận diện sâu sắc đối thủ cạnh tranh, xác định và tập trung phát triển những lĩnh vực có tiềm năng,… Một số chính sách điển hình có thể kể đến gồm:

- Nâng cao năng lực tài chính, đưa hoạt động của ngân hàng vào chuẩn mực chung, kinh doanh có hiệu quả, các chỉ tiêu về cơ cấu tài chính và hiệu quả kinh doanh phải được phản ánh một cách phù hợp với thông lệ quốc tế.

- Tiếp tục thực hiện đổi mới, cơ cấu lại tổ chức, quản trị điều hành, phát triển thông tin quản lý tập trung và quản lý rủi ro độc lập.

- Xác định rõ chiến lược khách hàng và thị trường, phát triển và đa dạng hóa sản phẩm - dịch vụ ngân hàng hiện đại với mạng lưới phân phối rộng khắp nhằm đáp ứng đầu đủ nhu cầu của khách hàng.

- Triển khai thành công kế hoạch cổ phần hóa và vận hành theo mô hình tập đoàn theo thông lệ quốc tế.

- Tập trung đẩy mạnh, hiện đại hóa công nghệ và khai thác ứng dụng một cách hiệu quả công nghệ mới trong hoạt động kinh doanh.

những thành quả đạt được đáng khích lệ, tuy nhiên đây lại là một chặng đường rất quan trọng, khởi đầu cho sự nghiệp xây dựng BIDV thành một tập đoàn tài chính – ngân hàng vững mạnh, kinh doanh đa lĩnh vực, hoạt động theo thông lệ quốc tế với chất lượng ngang tầm với các ngân hàng hiện đại trong khu vực.

3.2. Định hướng mục tiêu năng lực tài chính của BIDV đến năm 2014

3.2.1. Định hướng hoạt động kinh doanh

Hoạt động chính là dịch vụ tài chính

Trọng tâm là hoạt động ngân hàng thương mại với lĩnh vực truyền thống là tín dụng, huy động vốn và thanh toán và các dịch vụ ngân hàng khác, được chia theo hai khối chính là kinh doanh ngân hàng bán buôn (đối tượng khách hàng chính là các tổ chức kinh tế, các định chế tài chính) và kinh doanh ngân hàng bán lẻ (đối tượng khách hàng chính là các hộ gia đình và tầng lớp dân cư).

Hoạt động ngân hàng đầu tư: BIDV thực hiện hoạt động ngân hàng đầu tư dưới hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, công ty tài chính hoặc loại hình công ty khác mà BIDV nắm giữ cổ phần hoặc có phần vốn góp theo quy định của pháp luật.

Bảo hiểm: BIDV thực hiện cung ứng dịch vụ bảo hiểm dưới hình thức thành lập công ty có liên quan hoặc làm đại lý cho các công ty bảo hiểm theo quy định của pháp luật.

Các hoạt động phi tài chính:

- Kinh doanh và đầu tư bất động sản;

- Đầu tư xây dựng, phát triển các dự án kết cấu hạ tầng; - Các hoạt động khác không trái quy định của pháp luật.

Các hoạt động của công ty con

hình thức sở hữu các Công ty con. Với một số công ty như Công ty TNHH một thành viên Chứng khoán BIDV (BSC) và Công ty bảo hiểm BIDV (BIC) sẽ tiến hành cổ phần hóa, dự kiến hoàn tất trong năm 2010

Với một số công ty khác như hai Công ty cho thuê tài chính, BIDV sẽ triển khai kế hoạch sáp nhập trước khi thực hiện chuyển đổi thành Công ty TNHH một thành viên hoạt động theo Luật Doanh nghiệp theo đúng quy định tại Nghị định 25/2010/NĐ-CP của Chính phủ. Tương tự, Công ty BAMC cũng sẽ thực hiện chuyển đổi thành Công ty TNHH một thành viên.

3.2.2. Định hướng năng lực tài chính

Nhóm chỉ tiêu về tăng trưởng

- Tăng trưởng tổng tài sản duy trì ở mức: 21-23%/năm - Tăng trưởng tín dụng: 20-23%/năm

- Tăng trưởng huy động vốn: 25-27%/năm

Nhóm chỉ tiêu về cơ cấu

- Cơ cấu Dư nợ/tổng tài sản: ≤ 65%

+ Dư nợ cho vay trung dài hạn/Tổng dư nợ: ≤ 40-42% + Dư nợ bán lẻ/Tổng dư nợ: ≥18%

- Cơ cấu nguồn vốn trung dài hạn/Huy động vốn: ≥ 35% - Cơ cấu huy động vốn dân cư/Huy động vốn: ≥ 50%

Nhóm chỉ tiêu về chất lượng

- Thu dịch vụ ròng/LNTT: ≥ 40% - Tỷ lệ nợ xấu: ≤ 2,8%

- NIM: ≥ 2,5% - CAR: ≥ 9%

Nhóm chỉ tiêu về hiệu quả

- Tăng trưởng lợi nhuận trước thuế: ≥ 30%/năm - ROA ≥ 1,5%

- ROE ≥17%

Bảng 3- : Các chỉ tiêu kế hoạch chủ yếu dự kiến giai đoạn 2010 - 2014

TT Chỉ tiêu Dự kiến số tuyệt đối

2010 2011 2012 2013 2014

I Chỉ tiêu tăng trưởng

1 Tổng tài sản 364,543 443,656 541,047 665,844 820,228 2 Huy động vốn CK 258,002 323,064 404,084 506,060 634,903

3 Tín dụng 247,682 297,219 359,635 438,754 539,668

4 VCSH 28,903 35,422 41,449 49,315 59,346

II Chỉ tiêu cơ cấu

1 Dư nợ/TTS 66.0% 65.0% 64.5% 64.0% 64.0%

2 Dư nợ TDH/ Tổng DN 47% 45% 43% 42% 40%

3 Dư nợ bán lẻ/ Tổng DN 12.5% 13% 15% 17% 19%

4 Nguồn vốn TDH/HĐV 22% 30% 35% 37% 39%

5 Huy động vốn dân cư/HĐV 45% 47% 50% 52% 55%

III Chỉ tiêu chất lượng

1 Thu DVR 1.896 2.559 3.455 4.664 6.296

2 NPL <2.8% <2.8% <2.8% <2.8% <2.8%

3 Dư nợ/HĐV 90.5% 86.7% 83.9% 81.7% 80.1%

IV Chỉ tiêu hiệu quả

1 Tăng trưởng LNTT 4.491 5.987 7.817 10.092 13.041

2 ROA 1.10% 1.20% 1.28% 1.35% 1.42%

3 ROE 15.57% 15.02% 16.41% 17.94% 19.37%

3.3. Giải pháp nâng cao năng lực tài chính của BIDV

3.3.1. Giải pháp trực tiếp.

3.3.1.1 Giải pháp tăng vốn chủ sở hữu

Để trở thành một NH vững mạnh, có quy mô lớn và hệ số an toàn đạt chuẩn quốc tế thì BIDV cần có giải pháp mạnh mẽ trong việc tăng vốn tự có. Đây là điều kiện để BIDV có chi phí đầu tư cho cơ sở hạ tầng công nghệ, phát triển mạng lưới và tranh thủ bảo toàn thị phần trong cuộc đua tăng vốn của các NHTMCP nhằm nỗ lực nâng cao năng lực cạnh tranh trên sân chơi tự do.

Thứ nhất: Tăng vốn từ nguồn nội bộ, cụ thể ở đây là từ lợi nhuận để lại, đây là nguồn bổ sung có ý nghĩa quan trọng, giúp ngân hàng không phải phụ thuộc vào thị trường vốn và không phải chịu chi phí cao. Nếu ngân hàng có tỷ lệ lợi nhuận để lại để bổ sung vốn tự có ổn định qua các năm và tương ứng với tốc độ tăng trưởng tài sản là dấu hiệu tốt, thể hiện sự phát triển ổn định của ngân hàng. Để đạt được điều

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực tài chính ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam (Trang 82 - 107)