Giải pháp tăngvốn chủ sở hữu

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực tài chính ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam (Trang 89 - 92)

Để trở thành một NH vững mạnh, có quy mô lớn và hệ số an toàn đạt chuẩn quốc tế thì BIDV cần có giải pháp mạnh mẽ trong việc tăng vốn tự có. Đây là điều kiện để BIDV có chi phí đầu tư cho cơ sở hạ tầng công nghệ, phát triển mạng lưới và tranh thủ bảo toàn thị phần trong cuộc đua tăng vốn của các NHTMCP nhằm nỗ lực nâng cao năng lực cạnh tranh trên sân chơi tự do.

Thứ nhất: Tăng vốn từ nguồn nội bộ, cụ thể ở đây là từ lợi nhuận để lại, đây là nguồn bổ sung có ý nghĩa quan trọng, giúp ngân hàng không phải phụ thuộc vào thị trường vốn và không phải chịu chi phí cao. Nếu ngân hàng có tỷ lệ lợi nhuận để lại để bổ sung vốn tự có ổn định qua các năm và tương ứng với tốc độ tăng trưởng tài sản là dấu hiệu tốt, thể hiện sự phát triển ổn định của ngân hàng. Để đạt được điều này, ngân hàng cần nâng cao chất lượng các sản phẩm dịch vụ, nâng cao chất lượng

tài sản, tăng doanh thu, giảm chi phí để có thể mang lại lợi nhuận cao nhất.

Thứ hai: Cổ phần hóa BIDV, tăng vốn bằng cách cổ phần hóa, phát hành cổ phiếu,

trái phiếu chuyển đổi được xem là một giải pháp tăng vốn tối ưu của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay. Cổ phần hoá trên cơ sở giữ nguyên phần vốn hiện có của Nhà nước tại thời điểm cổ phần hoá, đồng thời huy động thêm vốn từ việc bán cổ phần cho cán bộ nhân viên của ngân hàng, cho các cổ đông chiến lược là các ngân hàng, các TCTD và nhất là các TCTD nước ngoài có uy tín, tiềm năng về tài chính, công nghệ và quản lý ngân hàng.

Ngày 11/07/2007, BIDV đã chính thức ký kết Hợp đồng dịch vụ tư vấn cổ phần hoá với Tập đoàn Tài chính Morgan Stanley. Theo đó, Morgan Stanley sẽ thực hiện tư vấn cổ phần hoá (CPH) cho BIDV theo 5 cấu phần là: tư vấn xây dựng và thực hiện phương án cổ phần hoá BIDV; tư vấn xác định giá trị doanh nghiệp BIDV; tư vấn lựa chọn nhà đầu tư chiến lược và bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược; tư vấn chuẩn bị và phát hành cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) trong nước và tiến hành niêm yết tại một trung tâm giao dịch chứng khoán Việt Nam; và tư vấn quá trình chuẩn bị và đề xuất cho BIDV phương án chào bán quốc tế và niêm yết tại nước ngoài.

Sau nhiều lần trì hoãn, theo lộ trình cổ phần hóa được duyệt mới nhất, đến quý I năm 2011, BIDV sẽ hoàn tất việc cổ phần hóa và chuyển sang hoạt động theo hình thức ngân hàng thương mại cổ phần.

Thứ ba:Tăng vốn thông qua việc Bộ tài chính, NHNN cấp bổ sung vốn điều lệ ,

trong giai đoạn hiện nay, để nâng vốn điều lệ lên ngang tầm mức của NH khu vực và quốc tế, nâng cao năng lực và lành mạnh hóa tài chính, không thể thiếu sự hỗ trợ của Nhà nước. Năm 2010, vốn tự có của BIDV đã được cấp bổ sung thêm 4.000 tỷ, trước thời điểm cổ phần hóa, BIDV có thể đề nghị Bộ tài chính, NHNN cấp bổ sung vốn điều lệ. Bên cạnh đó, BIDV trình Bộ tài chính cho phép hoãn thuế phải nộp hàng năm để tăng vốn thêm. Với mức thuế suất cao như hiện nay, mỗi năm BIDV phải nộp thuế gần 500 tỷ đồng. Đây sẽ là nguồn bổ sung vốn khá lớn cho ngân hàng.

Thứ tư: Trích lập Dự phòng chung đầy đủ, tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động

kinh doanh, tăng khả năng sinh lợi để ngoài việc trích đủ DPRR cụ thể thì BIDV có thực hiện trích lập DPRR chung, điều này sẽ tăng vốn tự có của BIDV, đảm bảo hệ số an toàn CAR đạt tỷ lệ tối thiểu theo thông lệ quốc tế.

Thứ năm: Tăng vốn tự có từ nguồn định giá lại tài sản, hiện nay, phần lớn tài sản

cố định của BIDV (trụ sở, cơ sở làm việc, tài sản là bất động sản…) được phản ánh thấp hơn nhiều lần so với giá trị thực tế. Việc định giá lại tài sản của BIDV (cả tài sản hữu hình và vô hình) sau một thời gian hoạt động dài là cần thiết, tuy nhiên cần phải làm đồng loạt với các TCTD khác và tuân theo những nguyên tắc chung, công thức chung do Nhà nước ban hành. Đây cũng sẽ là một nguồn đáng kể góp phần tăng vốn tự có cho BIDV. Có nhiều hình thức để định giá lại tài sản như: BIDV tự định giá, thuê tư vấn nước ngoài định giá hoặc định giá thông qua bán đấu giá cổ phiếu trên TTCK. Việc định giá lại tài sản BIDV sẽ rất phức tạp, đặc biệt là các tài sản vô hình như định giá thương hiệu vốn chưa có tiền lệ tại Việt Nam. Giải pháp hiệu quả hơn là BIDV có thể thuê một tổ chức quốc tế đánh giá lại tài sản, tuy nhiên đây cũng là thách thức lớn do chi phí thuê tư vấn nước ngoài có thể lên tới vài trăm ngàn đến triệu đô la Mỹ.

Thứ sáu: Phát hành trái phiếu tăng vốn cấp 2, Giải pháp này đã được BIDV triển

khai năm 2006 với việc phát thành công 3.250 tỷ đồng. Trên cơ sở nhu cầu đầu tư dài hạn, để phát hành trái phiếu tăng vốn thành công không chỉ ở thị trường nội địa mà còn trên thị trường quốc tế, BIDV cần thuê tư vấn của một NH toàn cầu, có uy tín và giàu kinh nghiệm phát hành các công cụ nợ; xây dựng Bản cáo bạch đúng theo quy định của Uỷ ban chứng khoán nhà nước và đáp ứng các chuẩn mực quốc tế (đặc biệt là có tư vấn luật quốc tế trong xây dựng Bản cáo bạch), quảng bá phát hành trái phiếu tăng vốn (thông qua các chương trình roadshow nội địa và quốc tế) và quyết định chính xác giá trái phiếu cũng như thời điểm phát hành.

Thứ bảy:Thôn tính, mua lại, sáp nhập ngân hàng, giải pháp tăng vốn chủ sở hữu của

thế giới. Theo đánh giá của các nhà kinh tế, xu hướng sáp nhập làm thay đổi sâu sắc quan niệm về sức mạnh kinh tế và thực tế đã đem lại lợi ích to lớn đối với những NH sáp nhập. Việc sáp nhập đã tạo ra những thể chế NH với tổng số vốn hàng trăm tỷ USD, có khả năng huy động vốn cũng như đầu tư vào các công trình có qui mô lớn, lợi nhuận lớn hơn nhiều. Các cuộc sáp nhập làm tăng khả năng hỗ trợ giữa các bên, loại bỏ được nguy cơ đối đầu cạnh tranh, tạo ra những cơ hội mới đối với các tập đoàn, NH thành viên về khả năng mở rộng thị trường, giảm chi phí, tận dụng những lợi thế về khoa học công nghệ để đánh bại những NH có năng lực yếu hơn.

Ở nước ta, trước mắt có thể nghiên cứu các phương pháp hợp nhất một số NHTMCP làm ăn có hiệu quả, hoặc NHTM nhà nước lớn mua lại NHTM cổ phần nhỏ dưới hình thức thôn tính. Như BIDV mua ngân hàng TMCP Đại Á năm 2007.

Tóm lại: Nếu BIDV thực hiện được các giải pháp đã nêu trên, thì qui mô vốn chủ sở

hữu sẽ ngày càng tăng và tỷ lệ an toàn vốn (CAR) sẽ được cải thiện và có thể đạt được theo thông lệ quốc tế. Ngân hàng Nhà Nước đã ban hành Thông tư 13/2010/TT-NHNN ngày 20/05/2010 Quy định về các tỷ lệ an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, theo đó hệ số an toàn vốn đã được Ngân hàng Nhà Nước nâng lên 9% từ 8%, bắt đầu áp dụng từ 01/10/2010. Do đó, trong thời gian tới BIDV cần phải thực hiện các biện pháp quyết liệt để đảm bảo hệ số an toàn vốn đáp ứng được yêu cầu của Ngân hàng Nhà Nước cũng như xu thế chung của các Ngân hàng trên thế giới

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực tài chính ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam (Trang 89 - 92)